Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 11-05-2015] Tôi nhận thấy một vấn đề phổ biến giữa các học viên – đó là tâm không tĩnh. Nhiều học viên không thể giữ tâm tĩnh lặng trong khi luyện công, học Pháp, và phát chính niệm. Theo những quan sát của tôi, thì một trong các lý do là do không xác định được và chỉ ra một cách rõ ràng can nhiễu nội bộ giữa các học viên với nhau.
1. Đưa các vấn đề tu luyện cá nhân ra chia sẻ trong các nhóm học Pháp, nơi nhiều học viên thích “giúp” giải quyết vấn đề
Chẳng hạn, một học viên có thể hỏi cả nhóm: “Chồng tôi chửi mắng tôi…. Các bạn nghĩ chuyện gì đã xảy ra?” Hoặc “Tôi có mâu thuẫn với con trai tôi. Làm ơn hãy giúp tôi phân tích lý do” Hoặc “Người nhà tôi không tinh tấn tu luyện. Tôi nên làm gì?” Tất cả các vấn đề này cần được giải quyết bằng cách đối chiếu với Pháp để tự đo lường bản thân và tự hướng nội tìm, thay vì tìm người khác nhờ giải quyết.
Tôi biết một học viên luôn nhờ tôi giải quyết các vấn đề tu luyện cho cô ấy. Mỗi lần chúng tôi nói chuyện là tôi lại phải dành ra vài ngày để điều chỉnh bản thân. Sư phụ đã điểm hoá cho tôi nhiều lần rằng hãy để cô ấy học Pháp nhiều hơn và tự giải quyết vấn đề của cô ấy. Tuy nhiên, thói quen này rất khó bỏ. Cô ấy phát triển tâm dựa dẫm vào tôi, và tôi đã phát triển tâm hiển thị. Nó đã trở thành một can nhiễu đáng kể.
Thực ra, vấn đề này rất phổ biến. Tôi đã gặp một vài đồng tu rất tinh tấn đã vướng vào cái bẫy “giúp đỡ” các học viên khác theo cách này. Tâm hiển thị của họ và tâm chấp chước vào danh của họ đã tăng trưởng đáng kể, điều này đã đưa họ vào một tình huống nguy hiểm. Hai trong số họ đã rời đi, và một đồng tu thì bị các mật vụ theo dõi trong cuộc đàn áp và đã bị bắt.
Tôi thiết nghĩ có một số lý do đằng sau những sự việc này: tất cả những sự việc này đều là khảo nghiệm mà mỗi cá nhân đều phải vượt qua, và sẽ không được tính nếu cá nhân đó dựa dẫm vào sự giúp đỡ của những người khác. Nếu điều này cứ tiếp diễn, thì cựu thế lực sẽ nghĩ rằng cá nhân đó đã can nhiễu đến tu luyện của cá nhân khác. Nó sẽ đem tới nguy hiểm cho các học viên thích giải quyết các vấn đề cá nhân cho những học viên khác.
Là một học viên, chúng ta không thể xác định chính xác người khác có những tâm chấp chước gì, vì thế nên khi nói một điều gì đó không đúng có thể dễ dàng tích nghiệp, gây tác động tiêu cực đến quá trình tu luyện của chính chúng ta. Chúng ta không còn là học viên mới. Các giai đoạn thời gian khác nhau có những yêu cầu khác nhau. Nếu chúng ta không lưu ý vấn đề này, thì nhiều học viên tinh tấn sẽ bị mắc bẫy tại điểm này.
Bản thân tôi đã từng mắc lỗi về phương diện này. Bây giờ tôi đã sửa lỗi và tâm tôi đã tĩnh trở lại. Khi tôi học Pháp tốt, tôi cảm thấy chính niệm của mình rất mạnh. Tôi hy vọng rằng các đồng tu đều có thể tăng cường cẩn trọng trong vấn đề này.
Một số điều phối viên đã làm tình huống này nghiêm trọng hơn vì không chiểu theo Pháp mà hành xử. Tôi đã thấy vấn đề này trong khu vực của mình, người điều phối viên ở đó đã yêu cầu các học viên địa phương giúp giải quyết vấn đề cá nhân cho một học viên nào đó. Mọi người đều thảo luận rằng anh ta đáng lẽ ra nên làm thế nào, vấn đề của anh ta thực ra là gì, v.v…, và tất cả đều nghĩ là họ đang giúp người khác. Họ cảm thấy tò mò và hứng khởi, vì thế đã làm thoả mãn các nhân tâm của bản thân họ.
2. Các học viên nên giúp nhau như thế nào?
Chúng ta đang đi trên con đường tu luyện Đại Đạo Vô Hình. Mỗi chúng ta đều có con đường của riêng mình. Nói thẳng ra, các đồng tu không thể thực sự giúp nhau được, bởi vì tầng thứ và cảnh giới của từng cá nhân là khác nhau. Một cá nhân sẽ không thể nói chính xác các chấp trước của người khác là gì. Tất cả chúng ta nên tập trung vào con đường của riêng mình, và phối hợp với nhau khi cần thiết trong việc chứng thực Pháp.
Nếu một học viên nào đó không tinh tấn lắm, thì anh ấy hoặc cô ấy có thể tham gia nhóm học Pháp chung và phát chính niệm cùng nhau. Nếu người đó đặt tâm vào tu luyện thì họ sẽ có thể tự đi con đường của riêng mình. Nếu người đó không đặt tâm vào tu luyện thì cho dù chúng ta có giúp thế nào đi nữa cũng sẽ trở nên vô ích. Điều này cũng sẽ can nhiễu đến chính quá trình tu luyện của chúng ta. Nhắc nhở nhau cùng tu luyện tinh tấn và tuân theo những gì Sư phụ giảng “tỉ học tỉ tu” (“Thực tu”, Hồng Ngâm) là cách giúp đỡ nhau tốt nhất.
Tôi không có ý định đổ lỗi cho đồng tu nào. Tôi chỉ đơn giản thấy rằng vấn đề này đã trở nên nghiêm trọng ở Trung Quốc Đại Lục nên tôi cần phải chia sẻ. Tôi hy vọng các học viên sẽ lưu tâm đến vấn đề này.
Trên đây là thể ngộ cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những gì không phù hợp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/11/309017.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/1/150857.html
Đăng ngày 07-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.