Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 08-06-2015] Ngày 17 tháng 08 năm 2014, cảnh sát thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc đã bắt giữ 42 học viên Pháp Luân Công khi họ đang gặp nhau chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Gần 10 tháng đã qua, chín trong tổng số 42 học viên trên vẫn bị giam giữ mà không thông qua xét xử.

Bảy luật sư bảo vệ các học viên đã đệ trình bản kiến nghị kêu gọi bãi bỏ các vụ án của thân chủ của họ. Quyền hiến pháp cho phép các học viên có tín ngưỡng vào Pháp Luân Công và chia sẻ kinh nghiệm của họ với người khác. Việc họ tụ tập lại với nhau cũng là ở nhà riêng và không gây ảnh hưởng gì tới những người khác, các luật sư viết trong bản kiến nghị.

Hầu hết các học viên là người thành phố Thương Châu và quận Vũ Thanh ở Thiên Tân.

Những người dân sống ở hai khu vực này đã ký tên vào bản kiến nghị kêu gọi các cơ quan chức năng thả những học viên trên. Số lượng chữ ký được khoảng 2.400 tính đến giữa tháng 04 và đến nay đã đạt tới 4.300 chữ ký.

83ead69b4c1d1c37b3193503ce2dd68e.jpg

Kể từ 17 tháng 08 năm 2014, đã có hơn 4.300 chữ ký kêu gọi phóng thích chín học viên bị giam giữ.

Ba người lái xe buýt đã không ngần ngại khi ký tên vào bản kiến nghị. “Chúng tôi biết những học viên này là vô tội, vậy nên chúng tôi phải giúp đỡ họ,” một người nói.

Một phụ nữ lớn tuổi ở gần nhà một học viên nói rằng bà không sợ khi ủng hộ các học viên và đã ký bằng tên thật của mình vào đơn.

Bà nói: “Các học viên là những người tốt. Ngay cả khi các người điều tra tới hỏi tôi, tôi sẽ vẫn nói như thế, tôi không sợ – Những người tốt xứng đáng nhận được sự kính trọng.”

Sau đó bà gọi con dâu bà cùng ký tên.

Sau khi biết chuyện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp tàn bạo các học viên, nhiều người đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản và các tổ chức liên đới để tự tách mình ra khỏi sự tàn bạo của nó.

“Tôi chưa bao giờ quan tâm tới chính trị,” một người đàn bà mù chữ từ thành phố khác tới nói, “nhưng tôi phải giúp họ, để tôi điểm chỉ thay cho chữ ký nhé.”

Các trẻ em cũng tham gia vào chiến dịch thu thập chữ ký. Ít nhất bảy học sinh ở trường tiểu học cũng biết về nỗ lực giải cứu này, họ cảm ơn các học viên vì đã nói cho họ biết chân tướng Pháp Luân Công và ký vào đơn. “Chúng cháu cảm thấy rất tốt khi được làm những việc như thế này,” một cháu nói.

Mọi người nhận ra rằng những nỗ lực của họ sẽ mang đến sự thay đổi.

“Hãy đếm xem được bao nhiêu chữ ký rồi,” một người quản lý công ty vừa nói vừa ký tên, “Càng có nhiều chữ ký, họ [những học viên bị giam giữ] càng mau được thả.”

Những học viên đó là: Bà Lưu Lập Tân (刘立新), bà Triệu Tường (赵翔) ở quận Vũ Thanh, và những học viên ở thành phố Thương Châu: Bà Lý Lệ (李丽), bà Tào Duyên Hương (曹延香), Khang Lan Anh (康兰英), bà Triệu Tuấn Như (赵俊如), ông Từ Khải (徐凯), ông Thường Thọ Hiên (常寿轩), và ông Hầu Đông Lượng (侯东亮).

Theo như khiếu nại của các luật sư bảo vệ các học viên thì cuộc bức hại Pháp Luân Công và các học viên đều không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào. Hơn nữa, Hiến pháp Trung Quốc cho phép công dân có quyền tự do tín ngưỡng, điều đó đã làm cho nhiều học viên và gia đình của họ cùng đứng lên bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Gần đây nhiều người đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân vì đã phát động và duy trì cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài suốt 16 năm qua ở Trung Quốc.Theo thông tin từ trang Minh huệ, ít nhất có 70 đơn kiện đã được nộp trong vòng 3 ngày tính từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 5 và tiếp tục tăng đến 162 đơn vào ngày 1 tháng 6, và 142 đơn vào ngày 2 tháng 6, và còn tiếp tục…


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/8/310576.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/6/12/151030.html

Đăng ngày 29-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share