[MINH HUỆ 06-05-2015] Sau vụ việc một bức thư điện tử của Bộ Ngoại giao New Zealand gửi cho các nghị sỹ vào ngày 5 tháng 5 bị tới nhầm địa chỉ, Hiệp hội Pháp Luân Công tại New Zealand đã lên tiếng rằng: “Nếu các nghị sỹ muốn tham dự các sự kiện liên quan đến Pháp Luân Công, họ cần có quyền làm điều đó.”
Trong bức thư bị rò rỉ vốn chỉ định gửi cho các nghị sỹ của Đảng Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ông Murray McCully đã đề nghị các nghị sỹ không nên tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới (ngày 13 tháng 5).
Bức thư điện tử viết rằng: “Lãnh sự quán Trung Quốc có khả năng sẽ giám sát những người tham dự những sự kiện này, và có thể sẽ ra tuyên bố phản đối chính thức nếu các bộ trưởng, nghị sỹ hoặc các quan chức khác có mặt tại sự kiện”.
“Truyền thông cũng có thể chú ý đến sự hiện diện của các bộ trưởng. Với tính chất nhạy cảm của sự việc, Bộ Ngoại giao New Zealand khuyến nghị các bộ trưởng và các nghị sỹ không nên tham dự các sự kiện của Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New Zealand nói trong tuyên bố của mình vào hôm thứ Tư rằng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không có quyền khuyến nghị các nghị sỹ về những sự kiện họ được phép tham dự. Đây là một xã hội dân chủ và tự do, nơi các nghị sỹ cần được tự do quyết định trong quyền hạn của mình.“
Bức thư bị rò rỉ đã được đăng tải trên hầu hết các kênh truyền thông trực tuyến lớn, trên sóng radio quốc gia, và trên tờ báo khổ rộng chính của New Zealand.
Các chính trị gia từ phe đối lập đã chỉ trích chính phủ đang phục vụ lợi ích của ĐCSTQ.
Theo người phát ngôn ngoại giao của Đảng Lao động ông David Shearer nói với báo chí rằng: “Việc cảnh báo các nghị sỹ không nên đến tham dự các sự kiện là điều thái quá. Ông Murray McCully và Bộ của ông ta không nên viết ra những lời này chỉ vì họ cảm thấy nó có thể khiến một quốc gia khác nổi giận.”
Ông Shearer nói: “New Zealand có một lịch sử tự hào về tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, và một chính sách đối ngoại độc lập. Người New Zealand và chỉ người New Zealand mới có quyền quyết định nơi họ sẽ đến và ai là người họ sẽ kết giao”.
Ông Kennedy Graham, nghị sỹ của Đảng Xanh có cùng quan điểm với ông Shearer: “Đây là một vấn đề hệ trọng đối với một cơ quan chấp hành của chính phủ … tự cho mình quyền khuyến nghị các thành viên của cơ quan lập pháp quốc gia phải làm gì,” ông Graham nói trên Newstalk ZB.
Ông Kerry Dore, một luật sư của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New Zealand, nói với Đài Tiếng nói New Zealand rằng: “Tôi nghĩ rằng ĐCSTQ nên đủ chín chắn để chấp nhận rằng ở đất nước này, không giống như ở đất nước của họ, chúng tôi thật sự có những thứ như quyền tự do biểu đạt.”
Ông nói: “Nếu một nghị sỹ của Đảng Quốc gia muốn tham dự Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới để tôn vinh môn tu luyện, họ nên được tự do làm điều đó”.
Ông Grant Bayldon, Giám đốc Điều hành của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói trong một buổi họp báo rằng các thành viên của Tổ chức Ân xá ở khắp nơi trên thế giới “đang nỗ lực để ngăn chặn việc giam tù và tra tấn các học viên Pháp Luân Công … chứ không phải tự cấm đoán các nghị sỹ của mình trong nỗ lực làm hài lòng Trung Quốc, chính phủ New Zealand nên cùng quốc tế kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do tôn giáo.”
Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New Zealand cảnh báo trong một tuyên bố rằng quốc gia này sẽ có “nguy cơ trở thành không gì khác hơn là một tiền đồn thuộc địa chư hầu của ĐCSTQ”, nếu các nghị sỹ làm theo những gì được khuyến nghị trong bức thư.
Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm việc thực hành các bài công pháp nhẹ nhàng và thiền định, cùng các bài giảng với các nguyên lý cốt lõi là Chân, Thiện, và Nhẫn. Môn tu luyện này bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ năm 1999.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/5/6/308582.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/7/150052.html
Đăng ngày 21-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.