Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên

[MINH HUỆ 04-03-2015] Một giáo viên dạy dương cầm sống ở huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên đã bị sa thải ngay sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999. Trường Trung cấp nghề Hoa Dương nơi bà làm việc đã lấy lại căn nhà mà nhà trường đã cấp cho bà, mặc dù trước đó bà đã chi trả đủ số tiền để được sở hữu ngôi nhà.

Những năm sau đó, bà Tạ Hà, một người mẹ đơn thân, đã phải di chuyển hết chỗ này đến chỗ khác và làm các công việc lặt vặt để nuôi thân và lo cho con của bà. Không những thế, cán bộ Phòng 610 địa phương còn ra lệnh cho các chủ nhà không cho bà mướn nhà, khiến cho cuộc sống của bà càng thêm cơ cực.

Tuy nhiên, những khổ nạn này cũng không làm bà Tạ nản chí. Bà vẫn tiếp tục nói với mọi người rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc thật sai trái khi đàn áp Pháp Luân Công, một môn tín ngưỡng tinh thần đã giúp thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Chỉ vì hành động đơn giản này của mình mà bà Tạ đã bị giam giữ nhiều lần.

Năm 2000, bà Tạ bị kết án một năm cưỡng bức lao động. Từ năm 2006 đến 2009, bà bị cầm tù tại một nhà tù ở tỉnh Hải Nam sau khi bị bắt giữ bất hợp pháp vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở khu vực đó. Gần đây nhất, vào năm 2013 bà lại bị bắt trong khi đang trên đường đến thăm người mẹ đang bị bệnh của mình.

Vào tháng 06 năm ngoái, bà Tạ phát hiện thấy lương hưu của bà bị thu giữ do Phòng An sinh Xã hội huyện Song Lưu nhận được một văn bản từ Ủy ban Lân Cận Thị xã Đông Thăng yêu cầu chuyển lương hưu của bà đến một tài khoản do chính phủ kiểm soát. Sau đó, người của Ủy ban này thừa nhận rằng Phòng 610 đã ra sắc lệnh này.

Sau khi bà Tạ đệ đơn kiện Phòng An sinh Xã hội huyện Song Lưu lên tòa án Long Tuyền Dịch, nơi có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền lợi sau khi nghỉ hưu, tòa án này đã xác nhận rằng Phòng An sinh Xã hội đã vi phạm pháp luật và tổ chức dàn xếp giữa hai bên. Chỉ một thời gian ngắn sau, Phòng An sinh Xã hội huyện Song Lưu đã trả lại cho bà Tạ tất cả tiền lương hưu của bà đã bị giữ trước đây, đồng thời đồng ý từ đó trở đi sẽ chuyển tiền lương hưu vào thẳng tài khoản ngân hàng cá nhân của bà.

Được khích lệ bởi kết quả vụ kiện lấy lại tiền lương hưu, bà Tạ tiếp tục đệ đơn kiện Trường Trung cấp nghề Hoa Dương nơi bà làm việc trước đây lên Tòa án Hoa Dương, cơ quan có nhiệm vụ xử lý các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, tòa án đã từ chối tiếp nhận vụ việc này, và hiện bà Tạ đã chuyển đơn kiện của mình lên Tòa án Trung thẩm Thành phố Thành Đô.

Vì qui định thời gian đối với hầu hết các vụ kiện dân sự ở Trung Quốc là hai năm, không rõ liệu tòa án cấp cao có tiếp nhận vụ việc của bà Tạ hay không, và nếu có, liệu kết quả pháp lý mà bà có thể trông đợi là gì.

Một phần danh sách các thủ phạm tham gia bức hại bà Tạ Hà:

Chu Quần Anh, Trưởng Ủy ban Lân Cận Thị xã Đông Thăng: +86-13981738286

Trần Vệ Quốc, phó giám đốc Tòa án Huyện Song Lưu: +86-028-85626229

Vương Tú Cần, nhân viên của Trung tâm Tẩy não Tân Tân: +86-13608177484

Thông tin về các thủ phạm khác có thể được tìm thấy ở phiên bản tiếng Trung


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/3/4/305844.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/11/149289.html

Đăng ngày 10-05-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share