Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-04-2015] Một lá thư đơn giản gửi tới một cán bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dẫn đến một cơn ác mộng bị bắt bớ, giam giữ và bị tra tấn trong vòng 6 năm đối với tác giả của lá thư, bà Lê Phong Chân ở thị trấn Kiến Xương Doanh, thành phố Thiên An.
Khi bà Lê, một người tu luyện Pháp Luân Công, chứng kiến môn tu luyện an hòa mà bà đang theo tập bị bức hại tàn khốc và bị bôi nhọ trong một chiến dịch trên toàn quốc, bà đã viết một lá thư gửi bí thư đảng ủy thị trấn Kiến Đường Doanh vào tháng 08 năm 2000, trình bày những lợi ích của môn tu luyện, đòi công lý và chấm dứt cuộc bức hại.
Bị đối xử như một tội phạm vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, bà Lê đã bị bắt và bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Thiên An, ở đó bà đã bị đánh đập tàn bạo. Bà đã bị bắt thêm hai lần nữa trong năm 2000 – một lần vào tháng 09, được thả sau khi bà tuyệt thực, và lần nữa vào cuối năm khi bà bị đưa tới trung tâm tẩy não.
Trong quá trình bị bắt giam tiếp theo trong các trại tạm giam, trung tâm tẩy não và trại lao động cưỡng bức trong thời gian sáu năm từ 2000 đến 2006, bà Lê đã bị đánh đập, bị treo lên bằng còng tay, bị tra tấn sốc điện, trừng phạt bằng bức thực, cưỡng bức tiêm thuốc. Bà đã bị tra tấn dã man và bị lạm dụng tới mức bà nhiều lần suýt chết.
Hiện đã 70 tuổi, chính Pháp Luân Công đã giúp bà Lê phục hồi những chấn thương và bệnh tật gây ra bởi cuộc bức hại.
Dưới đây là tóm tắt về cuộc bức hại mà bà Lê đã phải trải qua. Bà Lê không chỉ là người duy nhất phải chịu đựng những lạm dụng nghiêm trọng như vậy mà hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công khác cũng đã phải trải qua những trải nghiệm tương tự vì kiên định với đức tin của mình.
Hai lần suýt chết trong trại tạm giam
Sau khi bị bắt lần thứ ba vào cuối năm 2000, bà Lê bị chuyển tới trại tạm giam vào tháng 01 năm 2001, ở đó bà thường bị treo lên khung cửa sổ trong thời gian dài. Da một bên cổ tay của bà bị lột ra và còng tay cứa vào thịt. Mụn nước nổi lên trên cổ tay bên kia. Bà bị bất tỉnh nhiều lần, nhưng các lính canh vẫn tiếp tục treo bà lên cửa sổ. Bà bị treo lâu đến mức cơ thể bà co giật một cách vô thức và bà bị nôn mửa nhiều lần.
Bà Lê bắt đầu tuyệt thực để phản đối. Đổi lại, các lính canh đã bức thực bà tàn bạo bằng nước muối. Họ sử dụng các vật cứng để cậy miệng bà, làm gãy một răng của bà trong lúc cậy miệng. Phổi của bà, lưỡi và mũi bị tổn thương trầm trọng khi các lính canh nhét ống bức thực xuống họng bà.
Bà chỉ được thả ra khi đã cận kề cái chết.
Tuy nhiên, 20 ngày sau khi bà được thả ra, bà Lê bị bắt lại vào tháng 06. Ngay cả khi bà vẫn chưa hồi phục, bà vẫn bị đưa trở lại trại tạm giam.
Bà Lê đã bị đánh dã man vào ngày 10 tháng 10 năm 2001 vì phản đối việc bà bị giam giữ phi pháp. Lính canh Lôi Hiến Thanh đá vào chân bà và lính canh Chi Giang Huệ đánh bà dã man vào lưng, hông và chân bằng thắt lưng của anh ta.
Bà Lê bắt đầu tuyệt thực lần nữa để phản đối việc bị lạm dụng. Bà bị đưa tới bệnh viện khi mạng sống của bà trong cơn nguy kịch. Bệnh viện từ chối nhận bà vì huyết áp của bà cao, do đó gia đình bà được thông báo đưa bà về nhà. Những tổn thương từ những trận đòn tàn bạo vẫn không lành trong nhiều tháng.
Khổ nạn trong trung tâm tẩy não
Vì bà Lê cự tuyệt từ bỏ Pháp Luân Công, Bành Minh Huệ, giám đốc Sở an ninh nội địa thành phố Thiên An đã bắt bà vào ngày 15 tháng 05 năm 2003. Lần này bà bị đưa tới trung tâm tẩy não địa phương.
Bành và những cảnh sát khác đã sốc bà Lê bằng dùi cui điện vào cổ, bàn tay và bàn chân của bà trong hai buổi chiều liên tiếp. Bà trở nên chóng mặt và cơ thể bà lắc lư mất kiểm soát. Tim bà ngừng đập trong giây lát và bà đổ gục xuống.
Khi bà Lê cố gắng ngăn cản việc đánh đập một học viên Pháp Luân Công khác, Dương Ngọc Lâm, một nhân viên tại trung tâm tẩy não, đã giật tóc bà và tát vào mặt bà cho tới khi bà hộc máu mũi máu mồm. Bà bị lung lay ba cái răng.
Bà Lê phản đối sự lạm dụng bằng cách tuyệt thực. Tình trạng của bà trở nên xấu đi sau vài ngày. Bà Lê trở nên mất tự chủ, ngất nhiều lần. Mặc dù vậy, bà vẫn bị bức thực tàn bạo trong tình trạng đó. Thêm hai cái răng nữa của bà bị gãy trong khi bị bức thực. Bà cũng bị tiêm những loại thuốc lạ. Bà trở nên buồn nôn, nôn mửa và mất thị lực.
Dương và Bành đã tống bà vào một trại lao động cưỡng bức với án ba năm. Trại lao động từ chối nhận bà vì tình trạng sức khỏe của bà. Sau khi bà bị đưa trở lại trung tâm tẩy não, tình trạng của bà tồi tệ hơn. Huyết áp của bà lên đến 240, nhịp tim yếu ớt và toàn bộ cơ thể bà co giật. Thị giác và thính giác của bà cũng bị tổn thương nghiêm trọng.
Bà Lê được thả sau 39 ngày bị giam giữ.
Bị đưa tới bệnh viên ba lần trong trại lao động cưỡng bức
Bà Lê bị bắt lại vào buổi sáng ngày 18 tháng 09 năm 2009. Sau đó bà bị kết án ba năm lao động cưỡng bức và bị đưa tới trại lao động cưỡng bức Đường Sơn Khai Bình.
Bà bắt đầu tuyệt thực khi đến đó và bị bức thực tàn bạo. Bà bị đưa tới bệnh viên ba lần khi mạng sống của bà gặp nguy hiểm. Bà Lê cuối cùng được thả ra sau lần thứ ba nhập viện.
Mặc dù cuộc sống của bà Lê vẫn khó khăn kể từ khi bà được thả, nhưng việc kiên trì tập luyện Pháp Luân Công đã giúp bà hồi phục sức khỏe.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/3/307022.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/17/149764.html
Đăng ngày 07-05-2015: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.