Bài viết của phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-01-2015] Bà Từ Á Quyên (徐亚娟), 60 tuổi, tại thành phố Cẩm Châu bị xét xử vào ngày 23 tháng 01 năm 2015 tại Tòa án quận Lăng Hà. Chỉ có hai người thân của bà Từ được phép tham dự phiên xét xử dù còn rất nhiều ghế trống.

Bà Từ bị bắt vào ngày 31 tháng 10 năm 2014 vì phân phát phần mềm sử dụng để truy cập các thông tin bị kiểm duyệt về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bà bị cáo buộc tội danh “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.”

Trong phiên xét xử, bà Từ thuật lại những lợi ích mà bà nhận được thông qua tu luyện Pháp Luân Công trong khi luật sư của bà bác bỏ tất cả “bằng chứng” do công tố viên đưa ra. Luật sư cũng yêu cầu thả bà.

Luật sư bác bỏ “bằng chứng”

Bà Từ bị cáo buộc vì tu luyện Pháp Luân Công và sở hữu những đồ vật liên quan tới môn tu luyện, cũng như với tội danh “sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”. Công tố viên trưởng, Trần Vỉ Giai, đọc liệt kê danh sách các “bằng chứng” tịch thu được từ nhà của bà Từ. Những vật dụng được liệt ra là thuộc về cá nhân, như các sách Pháp Luân Công, máy MP5 và các bản Tuần báo Minh Huệ. Một bức ảnh trong máy MP5 mang nội dung về Pháp Luân Công cũng được đưa ra.

Luật sư biên hộ yêu cầu “bằng chứng” phải được trình ra tại tòa án nhưng không nhận được phản hồi.

Anh biện hộ cho thân chủ của mình bằng việc trích dẫn Hiến pháp, chỉ rõ rằng công dân có quyền tự do tín ngưỡng. Vì vậy, thân chủ của anh “có quyền hợp pháp tin vào Pháp Luân Công và chia sẻ với mọi người thông tin về môn tu luyện này.” Anh nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, kể từ khi Trung Quốc ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước có quy định về quyền tự do tôn giáo. Vì vậy, bà Từ “có quyền hợp pháp phân phát phần mềm và sở hữu các sách cùng tài liệu về Pháp Luân Công.” Hơn nữa, hành vi của bà không gây hại cho xã hội.

Luật sư cho rằng bằng chứng đưa ra không chứng minh được thân chủ của anh đã tham gia vào một tổ chức tà giáo, không có luật nào quy định Pháp Luân Công là tà giáo cả. Điều này cũng có nghĩa là cuộc đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp kể từ khi mới bắt đầu. Vì bà Từ là một công dân Trung Quốc và không tham gia vào tổ chức tà giáo, bà không thể bị buộc tội sử dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.

Luật sư cũng lưu ý tới hành vi vi phạm quy trình thủ tục của phía cảnh sát, những người đã lục soát nhà bà Từ khi bà không có mặt tại nhà và cũng không cho bà xem danh sách các đồ vật bị lấy đi.

Luật sư kết luận bằng việc chỉ ra bằng chứng đưa ra không dẫn tới tội danh nào cả. Ngoài ra, nếu công tố viên và chủ tọa tuân thủ theo Hiến pháp và Công ước Quốc tế, thì họ sẽ phải kết luận rằng thân chủ của anh vô tội.

Lời khai của bà Từ

Bà Từ nói rằng mình từng bị mắc các bệnh mãn tính, nhưng việc tu luyện Pháp Luân Công đã giúp bà phục hồi sức khỏe của mình và cải thiện các tiêu chuẩn đạo đức. Bà chỉ ra rằng các sách Pháp Luân Công mà công tố viên liệt kê ra như bằng chứng đã giúp bà trở thành một người tốt, bà sử dụng các tài liệu để hỗ trợ cho việc giải thích về môn tập.

Bà nhấn mạnh rằng ngay từ đầu bà đáng lẽ không bao giờ phải bị truy tố vì cố gắng trở thành người tốt. Bà yêu cầu được trả tự do vô điều kiện.

Những chi tiết về các vụ bắt giữ và giam giữ trước đó

Bà Từ bị bắt vào ngày 31 tháng 10 năm 2014, cùng một học viên khác, bà Khương Hải Kim. Khi họ đang phân phát phần mềm đột phá tường lửa cho người đi đường.

Bà Từ và bà Khương bị ba cảnh sát từ Đồn cảnh sát Thạch Kiều Tử bắt giữ khi họ tình cờ đi ngang qua. Họ gọi cho giám đốc và người chỉ dẫn của đồn cảnh sát. Cả hai đều nhanh chóng đến và đưa hai học viên tới Trại tạm giam Cẩm Châu. Sau đó, họ lục soát nhà của bà Từ, vu cáo cho bà, phê duyệt vụ bắt giữ sau khi vụ việc diễn ra.

Vụ bắt giữ đầu tiên của bà Từ xảy ra vào tháng 10 năm 2010, bởi các cảnh sát từ Cục An ninh Công cộng Lăng Hà và Đồn cảnh sát Khang Ninh. Sau đó, bà bị đưa tới Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia và bị tra tấn tàn bạo một năm.

Các bên tham gia bức hại bà Từ:

Cục An ninh Công cộng Lăng Hà (phân cục):

Dương Quang (杨光), đội trưởng Đội An ninh Nội địa: +86-4167101648, +86-4162811858, +86-15698704900, +86-13840624877

Lý Giai Vỹ (李佳伟), cảnh sát tại Đội An ninh Nội địa: +86-4167101648, +86-4163166911, +86-15698705101, +86-13841699111

Đồn cảnh sát Thạch Kiều Tử:

Trương Hỷ Bình (张喜平), giám đốc: +86-4163818635, +86-4162545543, +86-15698704855, +86-13904964175

Từ Đào (徐涛), hướng luyện viên: +86-4163818635, +86-15698705068, +86-13604169161

Viện kiểm sát quận Lăng Hà:

Các công tố viên Trần Vỉ Giai (陈娓佳) và Triệu Giai (赵佳): +86-4162912043

Tòa án quận Lăng Hà:

Hoàng Bình (黄萍): +87-4162872600, +86-1894160399

Vương Cẩm (王锦), chủ tọa: +86-416 2872623, +86-18941601685

Vui lòng xem bản tiếng Hán để biết thêm thông tin về những người tham gia bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/29/303774.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/3/148218.html

Đăng ngày 27-03-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share