Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ quốc
[Minh Huệ 16-9-2002]
Tiếp theo Phần 1
Vào tháng 4/1994, tôi quay trở lại Bắc Kinh sau khóa giang lần thứ 2 tổ chức ở thành phố Hợp Phì. Tôi ngồi ở trong giường cả ngày lẫn đêm bởi vì tôi đã thực sự kiệt sức. Khóa học tiếp theo được tổ chức ở Trường Xuân, quê hương của Sư Phụ. Được đến thăm quê của Sư Phụ là một mơ ước lâu nay của tôi. Khi tàu đến Trường Xuân, các học viên ở đó cầm các biển hiệu và thay nhau chào đón các học viên từ nơi khác đến. Chúng tôi vào ở một khách sạn tương đối xa trung tâm thành phố bởi vì ở đó đỡ đắt đỏ hơn. Chúng tôi đều rất phấn khởi và chú ý nhìn khi ngồi trên xe buýt. Một học viên ở địa phương đến đón chúng tôi chỉ về phía một tòa nhà và nói “Hãy nhìn kìa, đấy là nhà của Sư Phụ!” Chúng tôi nhìn theo tay của cô ấy và nhìn thấy một tòa nhà xay bằng gạch mộc không có trang trí hào nhoáng gì cả. Tòa nhà có khoảng 4-5 tầng. Tôi nghĩ, “Sư Phụ sống ở nơi như vậy, mặc dù Ông có những khả năng siêu phàm, thật là một điều hiếm thấy.” Chúng tôi cảm thấy một sự ngưỡng mộ và tôn trọng tràn đầy đối với Sư Phụ và im lặng nhìn chăm chăm vào tòa nhà.
Căn hộ của Sư Phụ ở Trường Xuân
Khóa học được tổ chức ở giảng đường Minh Phóng Cung của trường Đại học Cát Lâm. Vì có nhiều học viên đến từ các thành phố khác, Sư Phụ tổ chức hai buổi: buổi thứ nhất từ 9 cho đến 11 giờ sáng, và buổi còn lại từ 7 cho đến 9 giờ tối. Tôi mua một chiếc vé cho lớp học buổi sáng nhưng không thể mua vé cho lớp học buổi tối. Sau lớp học, tôi cảm thấy buồn khi quay trở lại khách sạn. Ngày hôm sau, tôi đứng ở bãi cỏ ngoài giảng đường và chờ đợi cho đến khi lớp học buổi tối bắt đầu với một hy vọng là có thể mua được một tấm vé. Đột nhiên, một học viên ở bên cạnh tôi nói, “Có ai cần vé không?” Tôi ngay lập tức cầm lấy chiếc vé và đưa tiền cho cô ấy, và tôi vui mừng bước vào giảng đường. Vừa đúng lúc tôi chuẩn bị ngồi xuống, một học viên lâu năm mà tôi biết chạy đến chỗ tôi và nói “Tôi đang đi tìm chị”. Tôi nghĩ, “vậy là tôi không thể giữ tấm vé được nữa rồi.” Đúng như tôi dự đoán, chị ấy nói với tôi rằng một học viên từ Thanh Hải mới đến học lần đầu và không hiểu tiếng phổ thông lắm. Cô ấy muốn nghe lại bài giảng và bởi vì tôi là một học viên lâu năm hơn, tôi có thể nhường vé cho cô ấy. Tôi buồn bã đưa cho cô ấy tấm vé và bước ra khỏi giảng đường. Chỗ ngồi đã có người ngồi và lớp học đã bắt đầu nhưng những học viên không có vé như tôi vẫn còn phải đứng ở ngoài. Tối hôm đó có một buổi dạ hội khiêu vũ ở tầng hầm của giảng đường Minh Phóng Cung. Ai cũng có thể vào giảng đường bằng của bên cạnh bằng cách mua vé để vào tham dự dạ hội khiêu vũ nhưng không ai làm như vậy. Một thanh niên từ thành phố Thiên Tân nói “Nếu chúng ta dùng thủ đoạn đó thì chúng ta sẽ không thể đắc được gì cả ngay cả khi chúng ta có vào được giảng đường.” Sau đó tôi nghe thấy người soát vé ở cửa đã cảm động quá khi thấy sự kiên nhẫn của các học viên nên đã cho tất cả vào.
Trong khoảng thời gian của khóa học đó, Sư Phụ đi bộ đến giảng đường hàng ngày. Một số học viên mời Sư Phụ đi xe ô-tô của họ nhưng Sư Phụ đã từ chối một cách lịch sự.
Một vòng tròn Pháp Luân xuất hiện trong một buổi tập buổi sáng
Khách sạn chúng tôi ở cách xa trường Đại học Cát Lâm. Hồi đó, giá vé xe buýt vẫn còn rất thấp – ít hơn một nhân dân tệ. Một số học viên rời khách sạn để đến lớp học rất sớm vào buổi sáng. Một lần tôi hỏi một học viên là tại sao anh ấy không đi xe buýt trong khi khoảng cách lại tương đối xa. Anh ấy nói anh ấy muốn tiết kiệm tiền để có thể tham dự một khóa nữa. Tôi rất cảm động. Đây là khóa cuối cùng Sư Phụ giảng ở Trường Xuân. Vào cuối khóa học Sư Phụ nói gì đó với mọi người ở thành phố quê hương mình một cách rất chân thành và từ bi và tất cả mọi người cảm động và khóc. Chỉ còn chưa đầy nửa tiếng đồng hồ nữa là xe buýt chuyển bánh nhưng tất cả mọi người vẫn nghe Sư Phụ nói và không muốn rời.
Tôi nghe thấy rằng Sư Phụ sẽ tổ chức một khóa giảng ở Thành Đô ngày 29 tháng 5 ngay sau khi khóa giảng ở Trùng Khánh. Tôi biết rằng không có điểm luyện công ở Thành Đô bởi vì chưa có khóa giảng nào được tổ chức ở đó cho đến nay. Tôi thấy Sư Phụ làm việc rất vất vả trong chuyến đi đó. Trong khi đi giảng ở Thiên Tân, Sư Phụ ở tại một khách sạn giá chỉ có hơn 20 nhân dân tệ mỗi ngày. Khách sạn thậm chí còn không có vòi hoa sen. Chúng tôi trở về nhà và ngủ sau lớp học nhưng Sư Phụ thì điều chỉnh thân thể cho chúng tôi 24 giờ mỗi ngày. Ngay cả như vậy một số người vẫn đến nơi Sư Phụ ở bái lạy và xin Ông chữa bệnh cho người nhà của họ và họ không nghe những lời Sư Phụ nói với họ. Các học viên lâu năm cản thấy không vừa lòng và họ không dám làm phiền Sư Phụ hy vọng rằng Sư Phụ có thể nghỉ ngơi thêm một chút. Hồi đó, chồng tôi đang làm việc ở Thành Đô. Tôi nghĩ tôi có thể tận dụng dịp này để xem xem tôi có thể giúp đỡ được gì không nên tôi đã đến Thành Đô.
Ngày hôm đó, Sư Phụ đi xuống tàu hỏa cùng với nhiều học viên đã đi cùng Sư Phụ từ Trùng Khánh. Lúc đó là cuối tháng 5 và thời tiết rất nóng nực. Những nguời đang giúp đỡ Sư Phụ trong việc đi giảng mang những chồng lớn bản được biên tập của các quyển sách Pháp Luân Công và mồ hôi chảy ròng ròng. Hội Khí công điều một chiếc xe taxi đến và Sư Phụ bảo những người đi theo đang khiêng sách hãy đi bằng taxi. Chồng tôi cố lái xe ô-tô của mình đến cổng ga xe lửa để Sư Phụ không phải đi bộ xa. Ngay sau khi chồng tôi lái xe ra khỏi chỗ đỗ, thì nhiều xe khác tự nhiên từ đâu xuất hiện làm tắc đoạn đường giao nhau ở trước cửa ga xe lửa. May mà chồng tôi lái một chiếc xe nhập khẩu nên nó có thể khởi động nhanh hơn một chút. Anh ấy tìm mọi cách có thể và cuối cùng cũng đã thoát ra khỏi được chỗ tắc đường. Anh ấy cảm thấy lo lắng đến mức anh ấy bị mấy vết trầy ở trong miệng. Do tắc đường Sư Phụ phải đứng chờ ở trước của ga xe lửa hơn 40 phút. Tôi cảm thấy rất buồn vì chuyện này trong nhiều ngày. Sau đó Sư Phụ nói rằng đó là can nhiễu và rằng Ông đã gặp phải rất nhiều những sự việc can nhiễu như vậy trước kia.
Khóa học ở Thành Đô được tổ chức ở một phòng họp của khách sạn. Sư Phụ không bao giờ quảng cáo cho khóa giảng của mình. Hơn nữa, còn có nhiều khóa học khí công khác trong vùng và mọi người đầu tiên đã không chú ý nhiều lắm. Vào ngày đầu tiên của khóa học, phòng họp đã không kín hết chỗ. Tuy nhiên, số người đã tăng lên bất ngờ sau khi khóa học bắt đầu. Vào buổi cuối cùng, có hơn 800 người đã tham dự lớp học. Hàng ngày chồng tôi lái xe đưa Sư Phụ trở về khách sạn sau buổi giảng. Tôi rất vui là chúng tôi có thể giúp đỡ Sư Phụ một chút.
Khi Sư Phụ đi các nơi để giảng Pháp, Ông phải xắp xếp hành trình cho chính mình cũng như đồ ăn và chỗ ở. Sư Phụ phải làm rất nhiều việc.
Ở Thành Đô, tôi đã đi đến nhiều nơi với Sư Phụ. Vào ngày đầu tiên chúng tôi đi đến Chùa Văn Thù Viện, một tu viện. Xe của chúng tôi đi trước một số xe khác đi về phía Văn Thù Viện. Có một thương gia người Hồng Công ở trên xe. Ông ấy đã chờ đợi ở Thành Đô khi ông nghe thấy rằng khóa học sẽ được tổ chức ở đó. Bởi vì ông ấy khó hiểu tiếng phổ thông khi nghe giảng nên Sư Phụ đã giải thích cho ông ấy trong chuyến đi. Sau khi chúng tôi ra khỏi xe, chúng tôi nhìn thấy bốn vị thần hộ vệ của Phật. Sư Phụ quay lại nói với tôi “Họ đều ở đó trong khi tôi đang giảng”. Tôi nói “Tại sao họ lại trông xấu xí như vậy?” Sư Phụ nói “Họ có nhiều quyền uy lắm”. Hồi đó, các ngôi chùa rất là loạn và đầy cáo và các sinh mệnh tà ác khác. Sư Phụ đã quét sạch bọn chúng khỏi các nơi mà Ông đến và Ông chỉ cần phẩy tay một cái là đủ.
Đại Pháp vĩ đại ở núi Nhạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên (1998)
Một vài ngày sau đó, Sư Phụ đi đến núi Thanh Thành. Các trưởng trạm phụ đạo của các thành phố Đại Liên, Quý Châu, và Vũ Hán và các hoc viên khác đã đi cùng với Ông. Trong chuyến đi đó, tôi đột nhiên hiểu ra một câu nói cổ “Đồi không cao cũng không thành vấn đề, bởi vì nếu có thần ở đó thì đã là kỳ diệu rồi.” Với tình trạng sức khỏe như của tôi tôi cũng ngạc nhiên là mình có thể leo lên núi và leo xuống. Khi tôi trở về nhà, một người đồng nghiệp của chồng tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe thấy việc mà tôi đã làm được. Sau khóa học ở Thành Đô, chúng tôi đến núi Nhạc Sơn và Nga My với Sư Phụ. Trong sảnh La Hán trên núi Nhạc Sơn một học viên chạy đến chỗ Sư Phụ và nói có một vị Bồ Tát (tôi không còn nhớ được tên) đã rất lúng túng khi nhìn thấy Sư Phụ, và vị Bồ Tát đó gửi lời chào Sư Phụ. Sư Phụ nói “Khi chúng ta rời đi, họ sẽ đi bộ với chúng ta một đoạn đường khá dài.” Tôi rất sốc khi nghe thấy tất cả những điều này bởi vì tất cả những gì tôi có thể thấy là những bức tượng bằng đất nung. Sau khi chúng tôi rời khỏi sảnh, một hòa thượng ở đằng sau chúng tôi nói “Những người này thật là phi thường”. Rõ ràng là ông ấy đã nhìn thấy điều gì đó ở các không gian khác. Núi Nga My quả thật là khác với những nơi khác. Ở Kim Đỉnh, đỉnh cao nhất của núi Nga My, tôi đã lần đầu tiên nhìn được bằng thiên mục của mình. Tôi đi với Sư Phụ một vòng và đã nhìn thấy rất nhiều điều siêu thường. Tôi thấy rằng tâm của tôi rộn lên một chút. Tôi hỏi Sư Phụ “Vậy là những truyền thuyết đều là thật cả?” Sư Phụ trả lời “Các truyền thuyết không phải là tự nhiên mà có.”
… còn tiếp … phần 3
* * * * *
Bản tiếng Hán (1 bài gốc): https://www.minghui.org/mh/articles/2002/9/16/36648.html;
Bản tiếng Anh: (chia làm 4 bài): https://en.minghui.org/html/articles/2002/10/15/27589.html.
Dịch ngày 5-9-2003; đăng ngày 6-9-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.