Bài viết của một học viên trẻ tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-12-2014] Tôi làm việc trong một môi trường vô cùng dễ chịu và tĩnh lặng. Tuy nhiên, một người đồng nghiệp, từng ngồi cạnh tôi, lại luôn gây ra ồn ào với đủ các âm thanh phiền toái, lúc thì cười, chửi thề hay lẩm bẩm một mình. Cấp trên của tôi và những người khác ngồi cách khá xa cô ấy nên không nghe thấy gì. Chỉ mình tôi là nghe thấy rõ nhất vì tôi ngồi ngay sát cô ấy. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng phiền toái.

Cô ấy còn là người ích kỷ, bủn xỉn và hay bắt chước người khác, những tính cách ấy làm tôi thực sự khó chịu. Cô ấy luôn luôn thích tọc mạch vào thông tin của người khác, cho dù là thông tin trong công việc hay đời tư của họ. Tuy nhiên, khi được hỏi về chính mình, cô ấy lại chẳng bao giờ nói và vờ như không nghe thấy gì. Cô ấy bắt chước các kiểu quần áo mà tôi mặc, kể cả hãng quần áo tôi mua; thậm chí cô ấy còn sắp xếp bàn làm việc cho đến trình bảo vệ màn hình máy tính giống với của tôi. Cô ấy gần như mặc đồ giống tôi như đúc. Tình cảnh này tiếp diễn trong thời gian dài và tôi đã phải chịu đựng nó.

Tôi có ý tốt và nói cho cô ấy một vài gợi ý. Sau một số lần cố gắng giúp cô ấy bất thành, tôi dựng lên một thứ giống như “Bức tường Berlin” bằng các giá sách ở giữa chỗ ngồi của tôi và cô ấy. Tuy nhiên, tình hình không hề cải thiện, mà nó còn tệ hơn.

Một buổi chiều thứ sáu, giọng cô ấy trở nên to hơn, cùng với những tràng cười, chửi thề và lẩm bẩm liên tục. Cô ấy gần như khiến tôi phát điên. Tôi cảm thấy huyết áp của mình tăng lên và chạy thẳng lên trên đầu. Tôi bị khó thở và gần như tôi muốn đánh nhau với cô ấy, hoặc đến thẳng chỗ cấp trên để phàn nàn. Tất nhiên tôi đã không làm như vậy; tôi tiếp tục kiềm chế bản thân.

Toàn bộ cuối tuần đó tôi đã tự viết ra các ghi chú để chuẩn bị một cuộc đối thoại với cô ấy. Bây giờ nghĩ lại về điều đó, tôi thấy thật tức cười. Nhưng ngay lúc đó, tôi thực sự ngập trong đau khổ. Tôi không thể tĩnh tâm mà không viết ra một điều gì đó để diễn tả sự đau khổ của mình.

Tôi xem lại thông tin cơ bản của cô ấy: cô ấy và tôi gần như bắt đầu làm việc trong cùng một tổ gần như cùng lúc, song cô ấy được đề bạt làm nhân viên toàn thời gian sau sáu tháng. Tôi vẫn chỉ là nhân viên không chính thức sau hai năm rưỡi. Tôi đã ủy khuất và chán nản trong suốt thời gian đó. Tôi không thể tin rằng cô ấy được đề bạt làm nhân viên chính thức. Tôi không thể chấp nhận thực tế đó.

Hướng nội tìm ra tâm tật đố

Tôi hướng nội tìm và tự hỏi bản thân liệu tôi có tật đố và liệu tôi có ghen ghét cô ấy không. Tôi đã nghĩ cô ấy hiểu biết nông cạn và chuyên môn của cô ấy không phù hợp với công việc. Tôi có thể hiểu cảm giác ghen tỵ của một người muốn tốt hơn tôi, nhưng trong trường hợp này thì không phải vậy.

Sau khi tôi viết xong các suy nghĩ của mình về những gì tôi muốn nói với cô ấy, tôi nhận ra rằng thật ra tôi đã tật đố với người đồng nghiệp của mình. Chính vì cô ấy không có năng lực bằng tôi mà lại thu được nhiều lợi ích hơn, và cô ấy được đề bạt làm nhân viên chính thức sớm hơn tôi. Chúng là nguyên nhân sinh ra tâm tật đố của tôi.

Tôi tiếp tục viết, khám phá ra nhiều điều và cũng nhận thức được nhiều điều hơn. Ban đầu tôi muốn nói lý lẽ với cô ấy, và cố gắng thuyết phục cô ấy sửa đổi bản thân, nhưng sau khi viết nháp tôi lại tìm thấy các vấn đề của chính mình.

Dường như tôi ghét sự ồn ào, quá để tâm vào nó, và đặt quá nhiều nỗ lực vào không gian xung quanh tôi và các điều kiện của môi trường này. Tuy vậy về bản chất là tôi ích kỷ do tôi cố kiểm soát người khác nhằm làm cho mình thoải mái. Tôi liệt kê các vấn đề của cô ấy và nhất mực hướng vào hành vi không tốt của cô. Thực tế là tôi đang cố gắng để thay đổi cô ấy, chứ không thay đổi chính bản thân mình.

Đến tối chủ nhật, tôi bỗng có một ý tưởng: Mình cần phải phá bỏ ngay “bức tường” đó! Tôi cũng ngạc nhiên khi có ý tưởng đó. Tôi nhận ra rằng tôi cần loại bỏ vô điều kiện chấp trước đó, dù có thế nào đi chăng nữa! Vào lúc đó, nước mắt giàn giụa trong mắt tôi, và tôi cảm nhận được lòng từ bi, hiểu rằng nó là một quyết định đúng đắn.

Tôi nhận ra tâm tật đố là căn nguyên của toàn bộ vấn đề này. Cô ấy vốn có các vấn đề của mình, song vấn đề trở nên tồi tệ hơn khi tôi có tâm tật đố. Tôi càng viết thì càng phát hiện ra nhiều vấn đề. Tôi không nhận ra là mình đang tật đố; rồi sau khi tôi tìm ra nó, tôi lại không thừa nhận nó. Sau đó, tôi quyết định mình phải phơi bày và tống khứ tâm tật đố này đi.

Trạng thái của người đồng nghiệp thay đổi sau khi tôi đề cao tâm tính

Ban đầu tôi cố gắng hết sức để thay đổi cô ấy trước, sau đó tôi mới phá bỏ bức tường. Sau rồi tôi cân nhắc có lẽ tôi cần phá bỏ bức tường trước. Cuối cùng tôi quyết định bỏ đi bức tường một cách vô điều kiện. Đây là quá trình từng bước mà tôi đề cao.

Vào thứ hai, tôi phát hiện rằng cô ấy quả thực không còn cười to, không nói những lời bậy bạ và không lẩm bẩm nhiều nữa. Tôi quá đỗi kinh ngạc! Và cô ấy tặng tôi vài cuốn sách thi cử mà tôi cần. Cô ấy cũng không bắt chước các kiểu quần áo và hãng quần áo của tôi lần nào nữa. Nhìn lại hơn hai năm qua, thái độ của tôi với cô ấy quả là tệ. Không thể tin được.

Sau khi tâm tính của tôi được đề cao, tôi ngộ ra nhiều hơn: tôi khám phá ra rằng thậm chí cả những gì tôi viết ra đều sai hoàn toàn bởi vì chúng toàn là những lời chỉ trích và đòi hỏi người khác đáp ứng nhu cầu của mình. Tình huống này thực ra chỉ cần nhẫn thay vì nói chuyện là được chính lại! Sau đó vấn đề đã được giải quyết, cô ấy vẫn là cô ấy.

Để trở thành một người chân tu, tôi cần từ bi với cô ấy và hướng nội tìm. Sau khi tôi quyết định phá bỏ “bức tường”, tình hình đã thay đổi. Hướng nội tìm thật là kỳ diệu.

Tôi đã loại bỏ được sự ích kỷ và bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Người khác cũng không cư xử ích kỷ nữa. Tôi thoát khỏi việc chăm chăm nhìn vào bản thân và loại bỏ được chấp trước nhìn vào sự ích kỷ, việc bắt chước hay gây ra tiếng ồn của người khác. Đúng là một hoàn cảnh khác hẳn sau khi tôi đề cao. Tôi đã thản nhiên nhẫn được. Đó là chân chính đề cao. Không điều gì có thể làm phiền tôi nữa.

Sư phụ giảng:

“Thị nhi bất kiến Bất mê bất hoặc
Thính nhi bất văn Nan loạn kỳ tâm.” (Đạo Trung, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Thị (nhìn) mà chẳng kiến (thấy) — chẳng mê chẳng hoặc (nghi)
Thính (nghe) mà chẳng văn (nghe thấy) — tâm này khó rối loạn.” (Ở trong Đạo, Hồng Ngâm)

Tôi đã loại bỏ được các tâm thù ghét, cừu hận và không khoan dung. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hiện tượng không đúng vốn có thể tạo ra sơ hở, và tôi cần hoàn toàn loại bỏ các chấp trước này.

Tôi phát hiện rằng tâm tật đố và nóng giận của tôi thực tế chưa được loại bỏ hoàn toàn. Tôi không có chấp trước này với một người cụ thể, nhưng tôi vẫn có nó khi nhiều đồng nghiệp của tôi tham dự các tiết mục văn nghệ hay khi họ được thăng chức. Khi ấy tâm tôi sẽ lại bị đảo lộn.

Một số đồng nghiệp trẻ hơn tôi, nên họ không có nhiều kinh nghiệm làm việc bằng tôi, vậy mà họ đạt được nhiều thứ mà tôi muốn có. Tôi không ghen tỵ với họ về lợi ích, tôi lại ghen tỵ với họ mỗi khi họ được thăng chức, ghen tỵ vơi công việc thăng tiến, thành tích học tập và tài năng của họ. Đây vẫn là các chấp trước vào danh và lợi, và đối với tôi các chấp trước này và tâm tật đố có mối liên hệ trực tiếp.

Trung Quốc là môi trường phức tạp như vậy, tiêu chuẩn đạo đức đang trượt trên dốc lớn hàng ngày. Là một đệ tử Đại Pháp trẻ, tôi cần nỗ lực và có chính niệm và tuân theo an bài của Sư phụ. Sư phụ giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người. Con người trong xã hội người thường, kẻ tranh người đoạt, kẻ lừa người dối, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm hại người khác; các tâm ấy đều phải vứt bỏ. Nhất là với những người học công tại đây hôm nay, những tâm ấy lại càng phải vứt bỏ hơn nữa.” (Bài giảng thứ nhấtChuyển Pháp Luân)

Tôi sẽ mãi mãi ghi nhớ Pháp của Sư phụ và nỗ lực tống khứ các chấp trước của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/1/300959.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/19/147362.html

Đăng ngày 22-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share