Bài viết của Tử Dược, một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-08-2014] Năm nay tôi 16 tuổi, tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng với bố mẹ hơn 10 năm nay. Mặc dù tôi không luôn tinh tấn, nhưng Sư phụ đã không bỏ rớt tôi và Ngài luôn điểm hóa để tôi đề cao. Có một vài điều kỳ diệu mà tôi đã trải qua từ thuở nhỏ. Tôi muốn chia sẻ một số [trải nghiệm] đó với các bạn đồng tu.

Bài học thu được từ bệnh rộp môi

Câu chuyện sau đây đã theo tôi suốt chặng đường tu luyện của tôi, và bố tôi thường chia sẻ nó với các học viên khác.

Khi tôi học lớp bảy, một nữ đồng tu thường ghé qua nhà tôi để học các kỹ thuật từ bố tôi. Một hôm, khi cô ấy đang học Pháp cùng tôi, vì tôi không thực sự nghiêm túc, nên tôi đã phát âm không chính xác một số từ. Sau khi cô ấy chỉ cho tôi điều đó, tôi đã không hề để tâm đến điều này. Tôi thậm chí còn pha trò cười về lỗi sai đó của mình.

Hai ngày sau, các viền môi của tôi bắt đầu bị bong da, và sau đó bắt đầu sưng lên. Điều này ảnh hướng đến việc nói và ăn của tôi. Khi tôi cố gắng mở miệng thì nó đau khủng khiếp. Quả đúng là rất giống với câu tục ngữ: “Bệnh tòng khẩu nhập” (Bệnh là từ miệng mà vào). Lúc đó, tôi đang ở trường. Tôi đã không nghĩ rằng nó xảy đến là do tôi đã không kính Sư kính Pháp. Tôi đã lấy cớ rằng đó là do thời tiết khô vì mùa đông đang đến gần. Do đó, tôi đã dùng son dưỡng ẩm và sử dụng nó bất cứ khi nào có thể. Tuy thế, nó vẫn không giúp được gì cho tôi, mà trái lại, bệnh rộp môi của tôi còn trở nên tồi tệ hơn.

Đồng tu kia lại đến nhà tôi. Cô ấy đã cười lớn khi nhin thấy môi tôi đang bị sưng lên và nói: “Nhìn xem, đây là giá phải trả cho việc không kính Sư kính Pháp đấy!” Những lời nói của cô ấy đã khiến tôi bị sốc. Tôi thậm chí không nhận ra rằng điều đó là bởi tôi đã không nghiêm túc trong khi học Pháp. Cuối cùng tôi đã phải trả cái giá cao đến thế. Do đó, tôi đã hiểu rằng tôi không thể phóng túng trong tu luyện. Từ đó trở đi tôi luôn kính Sư kính Pháp.

Quả nhiên tôi đã cảm thấy tốt hơn rất nhiều vào chiều ngày hôm đó. Khi tôi mở miệng ra, nó đã không còn đau nhiều như trước nữa. Tôi vừa vui mừng, nhưng cũng xen chút sợ hãi. Học Pháp là một việc nghiêm túc, bất kỳ ai cũng không thể đùa cợt về việc này được. Lần này, tôi đã học được một bài học. Mặc dù nhiều năm qua tôi đã không thường hằng nỗ lực tinh tấn, nhưng từ đó trở đi, bất cứ khi nào học Pháp, tôi cũng cố gắng không để tư tưởng chạy lung tung hoặc phát âm sai nữa.

Hoàn toàn tập trung trong khi học Pháp

Khi tôi học lớp bảy, giáo viên địa lý của tôi cũng chính là hiệu trưởng của trường tôi. Cô ấy nổi tiếng nghiêm khắc, điều đó khiến cho các học sinh trong lớp học của cô luôn phải rất tập trung.

Trong lớp học, cô muốn chúng tôi giải câu đố. Chúng tôi đã rất hứng thú và bàn luận. Bầu không khí của lớp học chuyển từ tẻ nhạt sang thú vị. Câu đố đó là: “Tất cả chúng ta cùng nhau cười.” Câu trả lời phải là tên của một thành phố. Tất cả chúng tôi phải vật lộn để tìm xem nó là gì. Chúng tôi suy nghĩ một lúc, sau đó một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi. Tôi đột nhiên nhớ ra rằng khi tôi đang học Chuyển Pháp Luân cùng bố vào tối hôm trước, Sư phụ giảng:

“Vào thời giảng bài tại Tề Tề Cáp Nhĩ tôi có nhìn thấy một người dựng quầy ngoài phố để nhổ răng cho người ta.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận ra rằng đó hẳn phải là câu trả lời. Tôi đã giơ tay và nói: “Nó là Tề Tề Cáp Nhĩ.” Cô giáo đã gật đầu và tiếp tục khen ngợi tôi, nói rằng tôi thật nhanh trí. Cô ấy cũng có lời khen cho cả đội của tôi.

Đối với tôi thì đây chính là một lời nhắc nhở rằng trong khi học Pháp, thì một người cần phải hoàn toàn tập trung, và không bao giờ được để tư tưởng của mình chạy lòng vòng. Tất nhiên, một người không nên mong rằng sẽ đạt được một cái gì đó thông qua việc học Pháp, vì như vậy cũng không đúng. Sư phụ đã giảng: “Vô cầu nhi tự đắc” (Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney [1996])

Chứng phát ban biến mất trong khi học Pháp

Khi tôi còn học trung học, một đêm tôi bị tỉnh giấc vào giữa đêm. Hai chân của tôi đang bị phát ban và tôi có cảm giác như đã bị muỗi đốt. Có rất nhiều nốt ngứa, và tôi bắt đầu gãi. Tôi bật đèn lên và thấy chân mình đầy kín những đám da phồng lên nhìn như thể là nốt muỗi đốt. Càng gãi tôi càng thấy ngứa nhiều hơn.

Khi tôi xem đồng hồ thì lúc đó đã là 1 giờ sáng. Tôi bắt đầu lo lắng bởi vì tôi phải đi học vào buổi sáng. Mẹ tôi nói rằng tôi có thể xin Sư phụ giúp đỡ, và hướng nội để tìm chấp trước. Tôi đã không thể tìm ra được [vấn đề] gì cả, nên tôi đã quyết định ngồi đả tọa. Tôi cố gắng không nghĩ đến cơn đau ở chân nữa và đọc Hồng Ngâm III.

Sau khi tôi đọc một vài bài thơ, chân của tôi đã không ngứa nữa và trong vòng 10 phút những mảng da phồng giộp ngứa ngáy đã nhỏ lại.

Tôi cần phải trân quý cơ duyên tu luyện này

Tôi đã tu luyện Đại Pháp được khoảng hơn 10 năm. Dù đã được đắm mình trong vẻ đẹp của Đại Pháp, nhưng tôi cũng thường xuyên bị phân tâm bởi những thứ trong thế giới [người thường] này.

Cho dù tôi vẫn chưa tinh tấn, nhưng Sư phụ từ bi chưa bao giờ bỏ rớt tôi. Những điều kỳ diệu mà tôi đã trải qua đã giúp tôi nhận ra rằng Sư phụ luôn đối xử với tôi như là đệ tử. Nếu tôi vẫn không tu luyện tinh tấn, tôi sẽ thực sự làm Sư phụ thất vọng.

Những học viên giống như tôi, những bạn đắc Pháp từ khi còn nhỏ và tu luyện cùng bố mẹ, xin hãy trân quý cơ duyên tu luyện Đại Pháp từ vạn cổ này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/3/小弟子-学法出口不敬-嘴巴长疮警醒-295362.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/20/2589.html

Đăng ngày 13-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share