[MINH HUỆ 14-10-2014] Hơn 30 học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm bắt giữ phi pháp vào ngày 02 tháng 09 năm 2014, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610.

Cuộc bắt giữ quy mô lớn vào ngày 02 tháng 09

Cảnh sát đã chuẩn bị cho chiến dịch bắt giữ này vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc và bắt đầu bao vây các học viên Pháp Luân Công từ 6 giờ sáng ngày hôm đó.

Cô Chu Á Bình đã bị phục kích và bị bắt giữ khi cô đi chợ mua thức ăn. Cảnh sát đã lấy chìa khóa nhà của cô, mở cửa và bắt giữ chị của cô là cô Chu Á Tiên, khi cô vẫn còn đang mặc đồ ngủ. Họ tìm kiếm và lục soát căn nhà trước khi đưa hai chị em họ đến Đồn cảnh sát Lão Trạm. Một cảnh sát họ Vương đã đổ nước lạnh lên đầu cô Chu Á Tiên. Sau khi bị đưa đến trại tạm giam, cô Chu Á Tiên bắt đầu ho ra đờm và bị đau ngực. Sau đó cô bắt đầu khạc ra máu, nhưng cô vẫn bị giam giữ ở đó.

aa3dc7aac1a995b6ff933d5c3e8e0103.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Đổ nước lạnh

Bà Trương Thục Hoa, 72 tuổi, cũng bị cảnh sát phục kích và bắt giữ vào buổi sáng hôm đó. Bà bị đưa đến Đồn cảnh sát Tân Trạm và nhà của bà đã bị tìm kiếm và lục soát mà không có bất kỳ một lệnh lục soát nào.

Nhà của cô Lý Tú Hồng đã bị sáu hoặc bảy sỹ quan cảnh sát đột nhập cùng một lúc. Một sỹ quan cho cô xem thẻ cảnh sát của anh ta trước khi xô cô xuống giường và bắt giữ cô. Cảnh sát đã lục soát nhà của cô trước khi đưa cô đến Đồn cảnh sát Đoàn Kết. Cô chỉ được phép mặc thêm một chiếc áo khoác bên ngoài bộ đồ ngủ mỏng, và không được phép mặc thêm quần dài. Cô đã không được uống nước hay ăn gì trong khi bị giam giữ tại Đồn cảnh sát từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối.

Ngày hôm đó, cô Triệu Lệ Hoa vừa mở cửa để đưa cậu con trai đến trường vào lúc 6 giờ sáng, ngay lập tức khoảng 10 sỹ quan cảnh sát đứng chờ sẵn bên ngoài cửa đã đẩy cô trở ngược lại vào nhà. Cô Triệu kiên quyết nói rằng mình phải đưa con trai đến trường, vì thế cảnh sát đã đi theo hai mẹ con cô, sau đó cô Triệu đã không thể trở về. Khi sếp của cô nghe được chuyện này, ông đã đến nhà của cô để tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra. Ngay khi bước vào, ông cũng đã bị cảnh sát giữ lại và không cho phép ra về mãi cho đến khi cảnh sát tin chắc rằng ông ấy không phải là học viên Pháp Luân Công. Khi cảnh sát muốn đưa chồng của cô Triệu đi, bố mẹ của anh đã run lên vì sợ và cố gắng ngăn họ lại. Cuối cùng, anh vẫn bị đưa đến Đồn cảnh sát Tân Trạm và không được phép trở về nhà ngay.

Vương Thành Phúc, trưởng Đồn cảnh sát Đoàn Kết, đã bắt giữ người chú họ hàng xa của anh ta là ông Bàng Tăng Đức vào khoảng 6 giờ 40 phút sáng và đưa ông đến Đồn cảnh sát. Sau đó, anh này còn bắt giữ con trai của ông Bàng Tăng Đức và đưa cậu đến Đồn cảnh sát Trường Xuân. Anh ta nhốt cậu ấy vào trong một cái lồng sắt và không cho cậu về nhà mãi đến tận 6 giờ tối hôm đó.

Khi cô Đinh Lệ Na, con gái của bà Lý Tú Anh, vừa mở cửa để đi làm vào buổi sáng thì có một nhóm cảnh sát đã đột nhập vào nhà của họ và bắt giữ bà Lý khi bà vẫn còn đang ngủ. Đầu tiên họ đưa bà đến Đồn cảnh sát Lão Chiến, nhưng vì ở đó đã chật kín các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ trong ngày, nên họ đã chuyển bà đến Đồn cảnh sát Đông Xương. Ngoài ra, cảnh sát đã tát con gái của bà và đưa cô đến Đồn cảnh sát Hoàn Thông.

Khi cô Lưu Hiểu Na vừa ra ngoài để đi đổ rác vào khoảng 7 giờ sáng thì có khoảng năm hoặc sáu cảnh sát đã đột nhập vào căn hộ của cô. Mặc dù cô Lý có con nhỏ mới 18 tháng tuổi, cảnh sát vẫn la hét một cách bạo lực, rồi cùm tay cô và đưa cô đến Đồn cảnh sát Đông Xương. Họ cũng lấy đi máy tính của em trai cô, dù em trai của cô không phải là một học viên.

Ông Dương Bổn Lâm đã bị bắt giữ vào buổi sáng cùng ngày khi ông vừa xuống tầng dưới để đi làm. Khi vợ của ông nghe thấy tiếng ồn ào và nhìn thấy chồng của mình bị bắt giữ, bà đã cố gắng ngăn cảnh sát lại và đã lên cơn đau tim. Mặc dù vậy, cảnh sát vẫn đưa ông Dương Bổn Lâm đến Đồn cảnh sát Đoàn Kết.

Ông Hầu Khánh Hoa đã bị bắt giữ vào sáng ngày hôm đó và bị đưa đến Đồn cảnh sát Lão Trạm khi ông đến làm việc trong vườn rau của mình. Sau đó, vào khoảng 12 giờ 30 phút tối, cảnh sát đã tìm kiếm và lục soát nhà của ông.

Ngụy Bảo Hà, một học viên từ nhóm địa chất 606 của Học viện Sư phạm Thông Hóa, đã bị bắt giữ vào sáng cùng ngày khi cô đang đi đến vườn rau. Khi cô hô lớn: Pháp Luân Đại Pháp hảo, cảnh sát đã trùm một tấm vải đen lên đầu cô để ngăn cô lại. Nhiều người dân địa phương đã tụ tập lại và khuyên cô không nên đi với cảnh sát, nếu không cô sẽ không bao giờ có thể quay về. Trong lúc bị bắt giữ, cô Ngụy đã lên cơn đau tim và môi của cô trở nên thâm tím. Sau đó, cảnh sát đã phải bỏ cuộc.

Ông Đỗ Quốc Lâm bị bắt giữ tại nơi làm việc vào khoảng 8 giờ sáng. Ông đã kháng cự việc bắt giữ, vì thế cảnh sát đã gọi đội đặc nhiệm đến và đưa ông đến Đồn cảnh sát Đông Xương. Em gái của ông Đỗ đang bị ung thư giai đoạn cuối. Cô chỉ biết nằm khóc trên giường khi nhìn thấy nhà của anh trai mình bị lục soát. Cảnh tượng đó thực sự rất thương tâm.

Vào khoảng 10 giờ sáng, bà Tần Tú Lệ đã bị cảnh sát lừa mở cửa bằng cách nhờ một người phụ nữ giả vờ đến gõ cửa thu phí. Bà Tần bị buộc phải đến Đồn cảnh sát Long Tuyền bất chấp sự phản đối kịch liệt từ chồng và con gái của bà.

Ông Từ Hồng Quân cũng bị cảnh sát bắt giữ và nhà của ông đã bị lục soát.

Cùng buổi sáng hôm đó, ông Trương Triều Bân đã bị bắt giữ trong khi đang chờ xe buýt để đến nơi làm việc.

Ông Đơn Quảng Trung cũng bị bắt giữ cùng ngày và nhà của ông bị lục soát.

Các học viên Vương Thục Mai, Vương Lập Quân, Vương Ngọc Thư, Khúc Hiểu Thư, Triệu Quế Hoa cũng bị bắt giữ cùng ngày.

Bị ngược đãi trong trại tạm giam

13 học viên đã bị giam giữ trong trại tạm giam Trường Lưu. Một số học viên đã bị trại tạm giam tống tiền mỗi người 1.000 nhân dân tệ.

Cô Lý Tú Hồng và cô Đinh Lệ Na cùng những học viên khác thường bị các tù nhân đánh đập vì không đồng ý mặc đồng phục nhà tù. Các tù nhân ép họ điểm danh bằng cách ngược đãi các học viên khác, và đe dọa rằng nếu họ không tuân theo thì không học viên nào được phép cất tiền hay cất quần áo của họ.

Các học viên bắt đầu tuyện thực để phản đối bức hại. Sau đó họ đã bị bức thực tàn bạo.

dfb55998ee14d5a37c704b4b7af6516d.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Ghế sắt

Cô Đinh Lệ Na đã bị trói vào một cái ghế sắt trong khi bị bức thực ở hành lang. Các lính canh đã trói tay của cô bằng băng keo dính vào ghế sắt. Đầu tiên họ truyền chất lỏng, sau đó bức thực cô. Họ đã tra tấn cô theo cách này từ 9 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều. Khi cô được đưa trở lại phòng giam, trông cô rất nhợt nhạt và yếu ớt.

Mẹ của cô là bà Lý Tú Anh đã tuyệt thực trong trại tạm giam và sức khỏe của bà đã xấu đi một cách nhanh chóng, ngoài ra bà còn mắc bệnh tim bẩm sinh.

Ủy ban Chính trị và Pháp luật ở Thông Hóa đã ban hành một chỉ thị không cho các học viên Pháp Luân Công thuê bất kỳ luật sư nào từ nơi khác đến. Luật sư của cô Lý Tú Hồng muốn thăm cô, nhưng đã bị từ chối. Bà Lý Tú Anh được chuyển đến trung tâm tẩy não vào ngày 09 tháng 10. Vì bà quá yếu ớt nên để trốn tránh trách nhiệm, trung tâm tẩy não đã yêu cầu gia đình đến đưa bà về nhà.

Khoảng 14 học viên đã bị giam giữ tại Trung tâm tẩy não Tây Sơn; Phòng 610 đã thuê “nhân viên đồng hành” để tẩy não và đe dọa họ.

Một âm mưu đã được tính toán trước

Có thông tin nói rằng trước khi vụ bắt giữ quy mô này diễn ra, một số thành viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã bí mật tụ họp ở thành phố Cát An để bàn bạc kế hoạch. Vào ngày 02 tháng 09, một vài ngày sau khi trở về, họ đã thực hiện việc bắt giữ.

Trong toàn bộ các cuộc bắt giữ, cảnh sát đã lấy đi hơn 30 máy tính và ít nhất 30 chiếc điện thoại, cùng một lượng lớn tiền mặt và các tài sản cá nhân. Xe hơi của học viên Bàng Tăng Đức, trị giá vài trăm nghìn nhân dân tệ, cũng bị lấy đi. Sau đó, Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thông Hóa đã ngụy tạo tội trạng chống lại các học viên mà họ đã bắt giữ. Để báo cáo thành tích, họ đã nói dối chính quyền Cát Lâm rằng họ đã “bắt được một băng đảng”.

Một vài học viên được cho là đã trở về nhà, trong khi những người khác vẫn bị giam giữ trong các trại tạm giam và các trung tâm tẩy não.

Danh sách không đầy đủ các cá nhân tham dự vào vụ bắt giữ quy mô lớn này:

Triệu Trung Quốc (赵忠国), Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Thông Hóa: +86-13894587888

Kiều Cửu Thành (乔久成): +86-13674351926

Tiết Ngọc Lượng (薛玉亮), Phó Phòng 610 thành phố Thông Hóa: +86-435-3908495 (Văn phòng), +86-435-5223195 (Nhà riêng), +86-13904451512 (Di động)

Tăng Hải Giang (臧海江), Chủ tịch Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Đông Xương: +86-435-3315661, +86-435-3625216, +86-13843515578

Miêu Anh (苗英), Trưởng Phòng 610 thành phố Đông Xương: +86-13514358799

Thạch Kiếm (石剑), Cảnh sát trưởng Đồn cảnh sát Đông Xương: +86-13614455666

Cao Hiểu Lôi (高晓雷), Phó phòng: +86-435-3900578, +86-13894532226

Tào Hải Lôi (曹海雷), thành viên Đội An ninh nội địa: +86-435-3258809, +86-15944585556 (di động)

Xuyết Trí Dũng (啜智勇), Giám đốc trại tạm giam Trường Lưu: +86-13843595959

Mã Vân Ba (马云波), Giám đốc trại tạm giam Trường Lưu: +86-13943580168

Khương Hoành Kiệt (姜宏杰), Phó phòng: +86-13766181995

Lý Hân Xuân (李欣春), Đội trưởng đội lính canh nữ: +86-13894536715


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/14/298981.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/31/146627.html

Đăng ngày 09-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share