Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 14-10-2014] Bốn cư dân Phượng Thành – những người tu luyện Pháp Luân Công đã bị bắt vào khoảng từ tháng 07 đến tháng 09 năm 2014.
Bà Vương Lị (王莉) đã bị đưa tới nhà tù nữ Liêu Ninh gần hai tháng sau khi bị bắt. Anh Kim Bưu (金彪) đang chờ phán quyết tại trại tạm giam Phượng Thành sau khi bị bắt giữ trái phép. Cả bà Lô Tuấn (卢俊) và bà Khương Phượng Lệ (姜凤丽) đã bị giam giữ tại trại tạm giam Đan Đông trong khi chờ xét xử. Viện kiểm sát địa phương đang chuẩn bị các vụ kiện để chống lại họ.
1. Bà Vương Lị bị chuyển từ Trại lao động khét tiếng Mã Tam Gia tới Trại cải tạo
Bà Vương Lị, 55 tuổi, sống tại Phượng Thành. Lý Hiểu Đông đến từ tòa án hình sự Phượng Thành đã dẫn năm, sáu người tới nhà bà Vương và bắt giữ bà vào lúc 8 giờ sáng ngày 10 tháng 07.
Chồng bà Vương đã yêu cầu được biết khi nào bà sẽ được thả. Lý đã nói dối bằng việc bảo đảm với ông rằng bà Vương sẽ trở về nhà nếu bà ấy không qua được đợt kiểm tra sức khỏe. Họ đưa bà Vương đến trại tạm giam Đan Đông, nơi mà họ đã buộc bà uống thuốc cao huyết áp.
Bà Vương đã bị chuyển tới khu nhà tù Mã Tam Gia tại nhà tù nữ Liêu Ninh vào ngày 19 tháng 08. Đó cũng là cơ sở được khu nhà tù nữ khét tiếng số 2 thuộc Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia từng sử dụng. Mặc dù trại lao động khét tiếng này đã bị đóng cửa do sức ép từ quốc tế nhưng cuộc bức hại vẫn không suy giảm tại chính nơi đây, chỉ là dưới một cái tên khác.
Lần bắt giữ gần đây nhất của bà Vương cách lần bắt giữ đầu tiên của bà vào năm 2013 là một năm rưỡi. Cảnh sát Trường An đã bắt giữ bà cùng một học viên khác vào buổi sáng ngày 06 tháng 01 năm 2013 trong khi họ đang nói với mọi người về Pháp Luân Công tại thị trấn Trường An, thành phố Đông Cảng.
Hôm đó họ đã bị đưa tới Đội An ninh Nội địa thuộc phòng cảnh sát thành phố Phượng Thành. Trần Bân, đội trưởng Đội An ninh Nội địa đã đưa một nhóm cảnh sát tới nhà bà lục soát trong khi bà đang bị giữ tại đồn. Người học viên còn lại đã bỏ trốn khỏi đồn cảnh sát trong lúc một bảo vệ đang ngủ.
Bà Vương đã bị một nhóm các tổ chức tư pháp ngoài pháp luật kết án một năm rưỡi tù, bao gồm cả Phòng 610 thuộc Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Phượng Thành. Bản án sau đó bị hủy bỏ và bà đã được thả theo diện điều trị y tế.
Trần cùng với những quan chức tòa án khác đã ép bà Vương ký vào các văn bản buộc tội. Bà Vương đã bị buộc phải kiểm tra sức khỏe nhiều lần. Các cuộc kiểm tra này có liên quan tới tội ác mổ cướp tạng bị thế giới lên án.
2. Anh Kim Bưu bị xét xử vì sử dụng Internet
Anh Kim Bưu, 30 tuổi, cư trú tại Thiên Hà Loan, Phượng Thành. Anh từng làm việc tại nhà máy thép Viên Gia Câu Phượng Thành.
Các nhân viên giám sát mạng từ đồn cảnh sát thành phố Đan Đông đã cử Uông Phong và các cảnh sát khác đến từ phân cục cảnh sát Phượng Sơn thuộc phòng cảnh sát thành phố Phượng Thành tới bắt giữ anh Kim Bưu và lục soát nhà anh vào ngày 02 tháng 07. Họ đã lấy đi năm mươi cuốn sách Đại Pháp, một trăm bản Tuần báo Minh Huệ, các tài liệu Pháp Luân Công khác, phần mềm và một chiếc iPhone. Theo các nguồn tin thông báo, cảnh sát mạng tại Đan Đông đã theo dõi hoạt động internet của anh Kim từ tháng 12 năm 2013.
Gia đình anh Kim đã yêu cầu Uông Phong nói cho họ biết tại sao anh Kim bị bắt. Uông nói trường hợp này do Hà Tụ Trạch xử lý. Khi bị gia đình anh Kim hỏi, Hà Tụ Trạch nói rằng mệnh lệnh này đến từ “cấp trên”. Gia đình đã thuê một luật sư đến từ Bắc Kinh để bào chữa cho anh Kim nhưng anh chỉ được cho phép một cuộc gặp ngắn ngủi mỗi tuần cùng với luật sư của mình.
Ngày 04 tháng 08, điện thoại di động và máy tính của anh Kim đã được trả về gia đình. Một tuần sau đó, Hà Tụ Trạch đã chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát Phượng Thành. Kiểm sát viên Lý Đan chịu trách nhiệm cho những cáo buộc sai chống lại anh Kim.
Ngày 23 tháng 09, Tòa án thành phố Phượng Thành đã đưa anh Kim ra xét xử. Trước phiên tòa, thẩm phán Phan Thục Cầm định ngăn luật sư của anh Kim đề cập đến Pháp Luân Công trong phiên điều trần nhưng không thành công.
Luật sư đã đưa ra những lập luận mạnh mẽ, bào chữa vô tội cho anh Kim và yêu cầu thả thân chủ của mình ngay lập tức.
Anh Kim cũng tự biện hộ: “Pháp Luân Công yêu cầu tôi trở thành một người tốt hơn và chiểu theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã hưởng nhiều lợi ích to lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Do vậy tôi xin rút lại tuyên bố mà tôi bị buộc phải viết để từ bỏ Pháp Luân Công và công khai tuyên bố ý định tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công của tôi.”
Khi phiên tòa kết thúc, thẩm phán Phan Thục Cầm đã thông báo rằng phán quyết sẽ do ban hội thẩm cấp cao quyết định và hoãn phiên tòa.
3. Bà Lô Tuấn bị giam cùng với các tù nhân nhiễm AIDS và giang mai
Bà Lô Tuấn, tầm tuổi ngũ tuần, hiện đang sống tại thị trấn Thông Viễn Bảo, Phượng Thành.
Ngày 02 tháng 07 năm 2014, cảnh sát mạng đến từ Phòng cảnh sát Đan Đông cùng với Thôi Trường Vân và các cảnh sát khác đến từ phân trạm cảnh sát Thông Viễn Bảo, đã bắt giữ bà Lô, buộc tội bà truy cập một trang web Pháp Luân Công.
Họ đã lấy các chìa khóa nhà, một máy in, một máy tính, các sách Pháp Luân Công và một máy tính của con gái bà Lô. Họ cũng thẩm vấn trái phép con gái và con rể bà.
Ngày 03 tháng 07, con gái bà Lô nhận được một “thông báo giam giữ” đối với mẹ của cô. Ngày 01 tháng 08, cô nhận được một “thông báo bắt giữ” có đóng dấu của Phòng cảnh sát Phượng Thành nhưng không có chữ ký như quy định.
Ngày 08 tháng 08, một luật sư địa phương đã gặp bà Lô để thảo luận về vụ việc của bà. Bà đã bị giam trong một phòng giam cùng với hai mươi người, một số người trong họ bị nhiễm AIDS và giang mai.
Cuối tháng 09, phân trạm cảnh sát Thông Viễn Bảo đã chuyển trường hợp của bà Lô tới bộ phận công tố của viện kiểm sát thành phố Phượng Thành. Công tố viên Tôn đã chuẩn bị các cáo buộc sai trái.
Đây chỉ là lệnh bắt giữ trái phép mới nhất nhắm tới bà Lô. Bà đã nhiều lần bị bắt và giam giữ kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu từ năm 1999.
Lần bắt giữ đầu tiên xảy ra khi bà cùng cô con gái tám tuổi tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 15 tháng 10 năm 1999. Bà đã bị bắt và đưa tới phân trạm cảnh sát Thiên An Môn.
Bà đã bị chuyển tới văn phòng Đan Đông tại Bắc Kinh và bị giam hai ngày tại đó. Hai cảnh sát viên Lưu Gia Hà và một viên chức thị trấn đã đưa bà Lô quay trở lại Phượng Thành.
Bà Lô đã bị giam 15 ngày tại trại tạm giam Phượng Thành. Cảnh sát đã buộc gia đình bà trả 2.000 nhân dân tệ trước khi thả bà.
Giữa tháng 02 và tháng 03 năm 2000, bà Lô đã tới thăm người cha đang bị ốm của mình. Hai cảnh sát tới từ phân trạm cảnh sát Đệ Huynh Sơn đã đột nhập vào nhà cha mẹ bà trong khi bà đang ở đó, lấy đi các sách Đại Pháp và bắt giữ bà.
Các nhân viên cảnh sát đến từ phân trạm cảnh sát Lưu Gia Hà đã đợi ở Đệ Huynh Sơn để đưa bà quay trở lại Lưu Gia Hà. Họ đã đe dọa đưa bà tới một trại lao động cưỡng bức. Bà Lô đã nói với họ chân tướng Pháp Luân Công và cuối cùng bà đã được thả.
Tuy nhiên những cá nhân này vẫn tiếp tục sách nhiễu và đã làm thế ba lần tại nhà bà.
4. Bà Khương Phượng Lệ và cảnh sát viên Trương Bình Tiên
Bà Khương Phượng Lệ, độ tuổi ngũ tuần, sống tại làng Xóa Lộ, thị trấn Bảo Sơn, Phượng Thành. Bà từng làm việc như một nhân viên kế toán tại kho lương thực thị trấn Bảo Sơn.
Vì bà Khương tuân theo các nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” nên từ năm 1999, bà đã nhiều lần bị sách nhiễu và bắt giữ. Nhà của bà đã bị lục soát và có lần bà bị gửi tới một trung tâm tẩy não và bị kết án tù.
Vào ngày 07 tháng 09, bà Khương đã gặp Trương Bình Tiên, phó đồn trưởng của phân trạm cảnh sát Bảo Sơn tại bến xe buýt Bảo Sơn. Trương đang có danh tiếng, thậm chí ở cả bên ngoài Trung Quốc, nhưng lại là một kẻ đạo đức giả. Ông ta tuyên bố xin lỗi về những gì đã làm với các học viên nhưng vẫn tiếp tục sách nhiễu và bức hại họ.
Bà Khương đã đưa cho ông ta phần mềm cho phép truy cập Internet không bị kiểm duyệt. Trương đã lập tức gọi cho cảnh sát; ba người đã tới và bắt giữ bà Khương.
Ngày 18 tháng 09, người cha 83 tuổi của bà Khương cùng các thành viên gia đình đã tới đồn cảnh sát và tìm Trương, ông ta không có ở đấy lúc đó. Một thành viên gia đình đã gọi cho Trương và nói rằng: “Nếu ông không gặp chúng tôi thì cha của bà Khương sẽ không rời đồn.”
Trương đã tắt điện thoại di động của mình.
Sau đó, một cảnh sát viên tên là Vu đã gặp gia đình. Ông ta đã đưa người cha tới một căn phòng để cho ông thấy các sách Đại Pháp, ảnh của Sư phụ Lý Hồng Chí và các bản sao tuần báo Minh Huệ mà họ tịch thu từ nhà bà Khương. Ông ta nói với người cha rằng vụ việc đã được chuyển cho Viện kiểm sát thành phố.
Ngày 22 tháng 09, bà Khương đã gặp luật sư của mình. Bà đã nhắc lại tuyên bố của Trương: “Tôi thấy hối hận khi làm thế với bà. Xin đừng ghét tôi. Xin hãy giúp tôi thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP).”
Bất chấp những lời hối lỗi này, khi Trương quay trở lại đồn, ông ta đã chuẩn bị các vật dụng lấy từ nhà bà làm bằng chứng và phê chuẩn việc bắt bà.
Trương đã làm việc tại Đội An ninh Nội địa thuộc Phòng cảnh sát Phượng Thành từ năm 2008 đến năm 2012. Ông ta đã tham gia vào việc bắt giữ và chuẩn bị các bản án trái phép chống lại mười học viên. Hành động của ông ta đã dẫn đến cái chết của ba học viên, trong đó có ông Khúc Sơn Lâm.
Ông ta chịu trách nhiệm chính trong việc kết án bảy học viên, trong đó có ông Lương Vận Thành và bà Tiêu Lâm. Ông ta đóng vai trò quan trọng trong việc kết án ba học viên tới trại lao động cưỡng bức, trong đó có bà Hạ Diễm.
Như một phần thưởng cho các hoạt động chống lại Pháp Luân Công của ông ta, năm 2012 Trương đã được thăng chức làm phó đồn trưởng của phân trạm cảnh sát Bảo Sơn.
Từ năm 2008, các học viên ngoài Trung Quốc đã gọi cho Trương nhiều lần về những hành vi phản diện của ông ta. Khi họ yêu cầu ông ta thay đổi, ông ta nói mình chấp nhận những gì họ bảo và đồng ý thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Sau đó, ông ta quay lại và bức hại các học viên với cường độ lớn hơn trước.
Những người tham gia bức hại:
Tòa án thành phố Phượng Thành: Phan Thục Cầm (潘淑琴): +86-415-2277672 Thành Bình Quân (成平均): +86-415-2277706 Quý Long Bân (季龙斌): +86-415-2277710
Viện kiểm sát thành phố Phượng Thành: Đường Kim Phong (唐金风), Quan Khôn Ngọc (关坤玉), Lý Đan (李丹) +86-415-6276231 Triệu Vận Song (赵运双) Di động: +86-13354159997; Nhà: +86-415-8125008; Cơ quan: +86-415-6276217
Phân cục Phượng Thành thuộc Cục cảnh sát Phượng Thành: Uông Phong (汪峰): Cơ quan: +86-415-8201006; Di động: +86-15102445002 Hà Tụ Trạch (何岫泽): Cơ quan: +86-15-8201005; Di động: +86-15841505652
Phân trạm cảnh sát Bảo Sơn: Trương Bình Tiên (张平先): Cơ quan: +86-415-8900559; Di động: +86-13898502818, +86-+86-13125590666
Xin xem thêm thông tin liên lạc ở phiên bản tiếng Trung.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/14/298962.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/2/146659.html
Đăng ngày 12-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.