Bài viết của Bạch Vân, một học viên ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-09-2014] Bởi vì niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã bị cầm tù khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Tôi đã chịu đựng rất nhiều về tinh thần và thể chất.
Các tù nhân bị kết án nặng nề với những án tù dài hạn thường trở nên chán nản. Họ đều nóng nảy và hành động vô lý. Vì vậy, những người này được gọi là những người “cầm đầu nhà tù“ hay “ngục bá”. Ngay cả các lính canh cũng không thể làm được gì nhiều đối với họ.
Tuy nhiên, tôi có thể thông cảm với họ và thường chân thành nói chuyện với họ. Sư phụ giảng rằng:
“Trong tình hình hết sức gian nan khi mà hành động của kẻ tà ác khắc nghiệt nhất, chúng ta vẫn có thể từ bi — đó là thể hiện của chư thần vĩ đại nhất. Khi chúng ta chịu đựng những gian khổ cùng tột, chúng ta vẫn cứu vãn người khác.” (Bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí tại Pháp Hội Great Lakes tại Bắc-Mỹ ngày 9 tháng Chạp, 2000)
Chúng tôi phải lao động cật lực, cường độ cao trong hơn 10 giờ mỗi ngày. Khi chúng tôi quay về xà lim, nó trở nên ồn ào ngay lập tức, vì các tù nhân đã liên tục chiến đấu hay tranh cãi với nhau.
Tôi nói với các bạn tù rằng: “Án tù của các chị em thì dài, và việc lao động thì rất nặng nhọc. Khi trở về xà lim này, các chị em hãy nên đối đãi với nó như một ngôi nhà, bởi vì tất cả chúng ta đều sống và ăn ở đây. Chúng ta được ở cùng nhau bởi vì chúng ta có một mối quan hệ tiền duyên. Các chị em nên khoan dung hơn với nhau, thì chúng ta đều được yên bình. Cuộc sống đã thật sự rất khó khăn rồi, việc gì phải gây thêm rắc rối cho chính bản thân mình nữa.”
Một phụ nữ họ Vương nói rằng: “Đúng đấy! Chúng tôi sẽ nghe theo lời chị từ bây giờ!” Bà ấy nói rằng tôi là một người tốt.
Một phụ nữ khác, cũng có họ Vương, nói rằng: “Chị à, em thích nghe lời chị.”
Một người bạn tù khác tên là Tiểu Yến nói: “Chị ơi, chị thật công bằng, chị đối xử với mọi người đều như nhau. Em sẽ nghe theo lời chị!”
Một bạn tù khác, tên là Tiểu Hà, nói: “Chị ơi, bất cứ khi nào em làm điều gì sai, hãy chỉ ra cho em với nhé. Em biết chị rất tốt với em.”
Bầu không khí giữa chúng tôi đã trở nên hòa ái hơn. Sau một thời gian, một vài người hỏi tại sao chúng tôi không còn tranh đấu với nhau trong xà lim nữa. Bà Vương đã trả lời rất tự hào: “Bởi vì chúng tôi có một người tốt trong phòng của mình!”
Một người phụ nữ họ Quách, cùng làm việc trong nhà xưởng với chúng tôi, thường đánh nhau và chửi rủa người khác. Bà nói nếu ai bắt nạt bà, bà sẽ chửi rủa người đó suốt cả ngày. Vì vậy, không ai dám đến gần bà cả.
Tôi nói với bà rằng: “Dì Quách, hãy nghĩ điều này. Trong tất cả những năm tháng này, dì đã tranh đấu và chửi rủa người khác. Ngoại trừ thực tế là tất cả mọi người đều sợ dì, thì dì nhận được gì nào? Làm sao mà sự nóng nảy của dì sẽ giúp cho dì khi dì tiếp xúc với các thành viên của gia đình mình, con trẻ và mọi người trong xã hội?”
Bà ấy trả lời: “Tôi đã như thế hơn 10 năm nay. Tôi không thể thay đổi được!” Tôi nói: “Miễn là dì chân thành muốn thay đổi, dì sẽ làm được.”
Chẳng bao lâu sau, dì đã thôi chửi rủa người khác và nói với tôi: “Bất cứ khi nào tôi muốn chửi ai đó, tôi sẽ nhìn vào cô, và tôi sẽ không thể làm điều đó nữa! Tôi thích những gì cô nói. Khi tôi ra khỏi đây, tôi sẽ tu luyện Pháp Luân Công! Hãy giữ liên lạc nhé.”
Những người khác bắt đầu hỏi tại sao dì Quách đã thay đổi. Dì ấy chỉ vào tôi và trả lời rằng: “Cô ấy là người đã làm tôi thay đổi.” Một tù nhân khác nói: “Pháp Luân Công thực sự đáng kinh ngạc! Nó thậm chí có thể thay đổi một ‘tù nhân cứng đầu!’”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/6/296926.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/16/3285.html
Đăng ngày 20-11-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.