Bài viết của một học viên ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-08-2014] Tấm gương sáng của một học viên đã giúp 10.000 nhân viên ở Công ty Sắt Thép Lãnh Thủy Giang ở tỉnh Hồ Nam đều biết rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo”.

Ông Lý Thụ Bình bị viêm màng não từ nhỏ và bị đau đầu kinh niên. Vợ của ông, bà Lưu Hiểu Linh cũng có vấn đề về thần kinh, bà khóc và la hét thường xuyên. Tình trạng bệnh tật khiến bà không thể đi làm, và chỉ ở nhà làm phiền hàng xóm. Ông Lý và bà Lưu đã hồi phục sức khỏe và sống hòa thuận sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Lý là trưởng phòng giáo vụ tại trường dành cho con của nhân viên, và được học sinh và phụ huynh đánh giá là giáo viên toán ưu tú. Tuy nhiên, công ty đã cho ông thôi việc vì ông kiên định tin vào Pháp Luân Công. Để kiếm sống, ông đã phải làm nhiều việc, bao gồm làm lau dọn, khuân vác, và lấy mẫu nguyên liệu thô.

Được thăng chức nhờ làm việc chăm chỉ và tuân theo nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Lý đã làm việc cần cù và đối xử tốt với mọi người khi làm việc tại Công ty Sắt Thép Lãnh Thủy Giang. Ông đã được thăng chức làm giám đốc phụ trách quản lý chất lượng nguyên liệu thô. Mặc dù không phải là vị trí cấp cao nhưng lại có vai trò then chốt. Ông chịu trách nhiệm lấy mẫu kiểm tra chất lượng và quản lý nguyên liệu thô với tổng giá trị là 1,3 tỷ nhân dân tệ.

Ở vị trí này, người ta có thể dễ dàng ăn tiền đút lót, nhưng ông đã tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong công việc. Khi mới bắt đầu, ông quyết định theo một tiêu chuẩn lấy mẫu hợp lý. Ông tự mình theo dõi nguyên liệu thô cả ngày lẫn đêm. Chỉ trong vài tháng, trạm của ông đã làm việc rất tốt. Giám đốc nhà máy rất vui, và thưởng cho trạm của ông 10.000 nhân dân tệ.

Ông Lý đã làm việc ở đó năm năm, và đã có thể chu cấp cho cha mẹ và con gái mình. Trước đó vợ ông đã bị kết án lao động cưỡng bức vì tu luyện Pháp Luân Công, còn con gái ông đi học đại học ở tỉnh khác. Có thể thấy rằng lúc đó ông rất cần tiền, ông không bao giờ nhận quà biếu hay tiền bạc.

Được kính trọng vì những đức tính tốt

Ông Lý là một người tốt đến nỗi đồng nghiệp thường hay trêu đùa ông. Một đồng nghiệp giàu có nói với người khác: “Nếu ông có thể hối lộ cho Lý Thụ Bình, tôi sẽ cho ông 100.000 nhân dân tệ.” Người kia đáp: “Nếu ông có thể hối lộ cho anh ta, tôi sẽ cho ông 1 triệu nhân dân tệ.” Nhiều đồng nghiệp nói rằng ông không thể bị hối lộ bằng tiền hay phụ nữ để thiên vị cho ai đó.

Với vị trí giám đốc trạm, ông đã giúp công ty tiết kiệm ít nhất 100 triệu nhân dân tệ mỗi năm. Có người nói: “Nếu ông ấy muốn làm giàu, ông ấy đã có thể trở thành triệu phú sau khi làm ở đó một năm.”

Ông Lý đi làm vào ban ngày, và làm gia sư để kiếm thêm tiền hỗ trợ cho con gái học đại học. Trong khi đó ông sống trong một căn hộ với diện tích gần 46 mét vuông. Ông đã đối xử với các nhân viên một cách vô tư vô ngã như với người thân trong gia đình. Ông sẵn sàng giúp đỡ mọi người bất cứ khi nào cần thiết.

Có người nói: “Nếu mọi người đều tu luyện Pháp Luân Công, thì sẽ không còn tham lam nữa. Sẽ không còn người xấu nữa, và mọi người sẽ được phúc lành.” Người khác nói: “Các đệ tử Đại Pháp đúng là không ích kỷ” và “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Khi ông Lý làm việc ở nhà máy, người ta nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” bất cứ nơi nào ông đến. Lý Thụ Bình là người cương trực, không bao giờ đồng lõa với những kẻ gian thương, vì vậy đã đắc tội với nhiều kẻ như vậy. Họ đã từng cho côn đồ đến văn phòng để uy hiếp ông.

Nhà máy có một đợt tái cơ cấu vào cuối năm 2008, và các công nhân bị buộc phải thôi việc. Dưới áp lực, ông đã phải xin nghỉ. Ông tiếp tục làm gia sư. Có lần có người hỏi ông có tiếc nuối không khi đã không nhận tiền hối lộ ở chỗ làm cũ. Ông nói: “Tôi là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không bao giờ tiếc nuối khi làm điều đúng đắn.”

Ông Lý và vợ đã bị bắt giữ phi pháp ít nhất 15 lần từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào ngày 20 tháng 07 năm 1999. Nhà của họ đã bị lục soát hơn 20 lần.

Vợ ông đã bị kết án lao động cưỡng bức bốn lần. Vào lần thứ hai, bà đã bị đánh đập và ở trên bờ vực của cái chết tại trại lao động Bạch Mã Long. Ông Lý đã bị bắt ba lần, và bị giam tại những nhà giam khác nhau, trong đó có trung tâm tẩy não Lao Đao Hà.

Đến giờ họ vẫn bị quấy nhiễu tại nhà, và có người thường xuyên gõ cửa nhà họ vào ban đêm.

Nhân viên tại nhà máy thường nói: “Còn có công lý nữa không khi người tốt như vậy mà lại bị đối xử như thế?”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/16/296061.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/25/2678.html
Đăng ngày 03-11-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share