Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 04-10-2014] Trong Trại giam Ngõa Phòng Điếm ở phía nam tỉnh Liêu Ninh, những người bị giam giữ tại đó bị cưỡng bức lao động trong thời gian dài. Trong các sản phẩm mà họ làm ra có tăm tre với nhiều màu khác nhau, loại tăm này thường được dùng trong các nhà hàng, khách sạn, và trong gia đình. Những người bị giam ở đây thường không sử dụng các tăm tre đó, bởi chúng được làm ra trong điều kiện vô cùng mất vệ sinh.

Lao động cưỡng bức trong các trại giam này lên tới đỉnh điểm vào giữa những năm 2000 và 2002, khoảng thời gian mà cuộc bức hại Pháp Luân Công của chế độ Trung Cộng được đẩy mạnh nhất và một số lượng lớn các học viên đã bị giam giữ ở đó. Mỗi người, không phân biệt tuổi tác hay tình trạng sức khỏe, đều bị bắt phải đóng gói tăm tre.

c2947886d74a93f1ede367fac9756df1.jpg

Tăm tre được làm ra trong Trại giam Trường Lưu

Điều kiện [sản xuất] vô cùng mất vệ sinh

Để thực hiện nhiệm vụ này, những người bị giam giữ phải sử dụng một loại keo dính được pha loãng bốc mùi cay hăng, trong mỗi buồng giam, hóa chất này được chứa trong một chiếc chậu giặt bằng nhựa để ở gần nhà vệ sinh. Khi những người bị giam giữ lấy keo ở trong chậu để đổ vào hộp đựng [keo] riêng của họ, thì nhiều người có thể ngửi thấy rõ mùi bốc lên nồng nặc như mùi nước tiểu.

Bởi vì các buồng giam đều không có phòng tắm khép kín, cho nên ăn uống, làm việc, ngủ, và vệ sinh đều diễn ra ở cùng một nơi. Điều mà những nhân viên tuần tra và lính gác quan tâm tới là sản lượng chứ không phải là điều kiện vệ sinh. Do nguồn cấp nước không ổn định, nên nhiều khi họ không thể hoặc thậm chí là không dội nhà vệ sinh, chứ chưa nói đến việc họ rửa tay trước khi quay trở lại để đóng gói tăm.

Lính gác thường giao cho các tù nhân phạm tội nghiêm trọng – thường là những người có tiền sử bạo lực hoặc dính líu tới các tổ chức tội phạm – để quản lý mỗi buồng giam. Điều này có hai nguyên do: một là các lính canh không muốn làm họ bực mình dẫn đến bị trả đũa, và nguyên nhân thứ hai chính là những người này có nhiều khả năng sẽ trả tiền cho các lính canh để đổi lấy đặc quyền nhất định hoặc sự thoải mái.

Kết quả là, những “lãnh đạo tù nhân” này có thể khống chế việc ăn, ngủ, đi vệ sinh của các tù nhân khác. Nhiều học viên đã chứng kiến những người mà tay của họ rất bẩn (và không thể rửa sạch được) đang lau nước mũi lên đống tăm tre.

Ngoài ra, nhiều tù nhân còn sử dụng tăm đó để gãi bàn chân bị nấm ngứa hay lở loét của họ. Những chiếc tăm này cũng sẽ được đóng gói hoặc bọc lại. Những hành động này đã trở thành bình thường trong môi trường bẩn thỉu thiếu vệ sinh và các biện pháp để chống lại sự đối xử vô nhân đạo này.

Có báo cáo ghi nhận rằng những chiếc tăm này đã có mặt trong những nhà hàng cao cấp và có thể cũng đã được xuất khẩu. Nhiều hộp tăm được in tiếng nước ngoài. Tăm quấn lại tạo kiểu rất đẹp mắt trước khi đóng hộp.

Sự lạm dụng tương tự ở Trại giam Trường Lưu

Lao động cưỡng bức cũng diễn ra ở các trại giam khác: Trại giam Trường Lưu ở thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm thường xuyên giam giữ trên 30 – 40 người trong một buồng giam (28 mét vuông). Một phần mười không gian [của buồng giam] được thiết kế dùng làm phòng tắm, và diện tích còn lại được sử dụng cho việc ăn uống, làm việc, và ngủ.

Ngoài việc điều kiện vệ sinh tệ hại, những người bị giam giữ còn bị bắt phải làm tăm trong nhiều giờ đồng hồ: Gần như phải làm việc từ sáng sớm cho đến quá nửa đêm. Mỗi ngày, mỗi người bị giam giữ chỉ được cung cấp cho hai cái bánh bao và hai bát canh rau. Những người lớn tuổi, trong đó có cả các học viên Pháp Luân Công, thường bị các lính canh đánh đập bằng gậy gỗ mỗi khi họ không đảm bảo khung thời gian làm việc đã định ra.

Kết quả của điều kiện sinh hoạt tồi tệ này là nhiều người bị giam giữ đã bị ghẻ hoặc có chấy rận. Một sự việc xảy ra vào tháng 08 năm 2011, nước thải đã bị lẫn vào với nước uống. Trong hơn ba tuần, hơn 200 người bị giam giữ khổ sở vì bị tiêu chảy, kết lỵ, hoặc bị sốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/4/298477.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/10/12/146358.html

Đăng ngày 28-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share