[MINH HUỆ 16-09-2006]

Gửi những người lương thiện: Chúng tôi là hàng chục học viên Pháp Luân Công đang bị khủng bố bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng), và hiện giờ đang bị “giam giữ bất hợp pháp” tại nhà tù số 2 ở Thẩm Dương, Tỉnh Liêu Ninh. Xin hãy để tâm đến đến cuộc bức hại khốc liệt đối với chúng tôi và nhân quyền đang bị chà đạp ngược đãi và nghiêm trọng trong suốt bảy năm gần đây, xin hãy lắng nghe lời thỉnh nguyện của chúng tôi.

Cụ Ông Phạm Duy Hoài, khoảng tuổi 70, bị kết án bất hợp pháp 10 năm tù.

Cụ Ông Phạm Duy Hoài, khoảng tuổi 70, bị kết án bất hợp pháp 10 năm tù.

Chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công, và cố gắng trở thành người tốt hơn theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi cũng giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công với người dân thế giới, và tiết lộ những sự dối trá và tuyên truyền của Trung Cộng, cũng như cuộc bức hại tàn khốc đối với Pháp Luân Công.

Vì thế, chúng tôi đang bị khủng bố bởi Trung Cộng, bị tuyên án bất hợp pháp và bị quẳng vào tù. Một số trong chúng tôi bị tuyến án ba, năm hoặc tám năm tù. Một số khác bị án tù dài hạn như 10 hoặc 13 năm. Dài nhất có người bị án tù mười 15 năm. Trong số chúng tôi có bao gồm những người ở độ tuổi 20 và 30. Cũng có những người trung niên từng trải và khỏe mạnh ở độ tuổi 40, 50. Cũng có những người rất cao tuổi như cụ ông Phạm Duy Hoài người bị kết án tù 10 năm vào năm 2002 khi cụ đã 73 tuổi. Trước đây, chúng tôi là những công nhân, nông dân, giáo viên, cảnh sát, giảng viên đại học, nhân viên văn phòng cao câp, kỹ sư, và nhân viên chính phủ. Chúng tôi là những người lương thiện tại các giai cấp và tầng lớp của xã hội. Trước đây chúng tôi đã từng có gia đình hạnh phúc êm ấm. Chúng tôi đã sống cuộc sống bình thường và có quyền hợp pháp của những công dân. Tuy nhiên, chúng tôi đã bị khủng bố dã man bởi Trung Cộng vì chúng tôi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi bị mất đi nghề nghiệp, gia đình và cuộc sống của một con người bình thường. Gia đình hạnh phúc và êm ấm của chúng tôi bị ly tán. Cha mẹ già mất đi sự chăm sóc của con trai. Những đứa trẻ mất cha. Những người vợ yếu đuối mất đi sự chăm sóc của chồng.

Trong suốt bảy năm bị giam cầm bất hợp pháp tại Nhà tù số 2 Thẩm Dương, chúng tôi đã trải qua sự bức hại vô nhân tính. Tự do tín ngưỡng và nhân quyền của chúng tôi bị xâm phạm nghiêm trọng. Nhà tù này ở tỉnh Liêu Ninh là để quản tội phạm. Trong số hơn 4.000 tù nhân ở đây, hầu hết đều bị kết án chờ xử tử, tù chung thân hoặc tù hơn 10 năm. Chúng tôi bị giam chung với những tù nhân ấy. Nhà tù số 2 đặc biệt tập trung vào khủng bố và tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Một lần, hơn 50 học viên đã bị giam cầm bất hợp pháp ở đây. Sau khi một vài học viên hết hạn tù họ được thả ra, các học viên khác thì bị chuyển đến những khu khác. Như bây giờ, khu vực này vẫn đang giam cầm bất hợp pháp hơn 20 học viên. Tại những khu khác cũng có hơn 20 học viên bị giam giữ.

Trong suốt bảy năm đã qua, vẫn là những viên cai ngục được điều hành bởi chỉ huy Lý Kiến Quốc và một số tù nhân chứ không phải là số phần trăm nhỏ bé những người vẫn còn lương tri trong cái phân khu bức hại Pháp Luân Công, tiếp tục cuộc bức hại tàn bạo và những hình thức tra tấn với chúng tôi. Sau đây chỉ là một số ít những trường hợp:

1. Lính gác giao quyền lực cho phạm nhân, lợi dụng phạm nhân trực tiếp khủng bố các học viên

Các giám ngục chuyển một số tù nhân những người đã từng phạm tội rất nặng từ những khu khác và lệnh cho họ canh chừng chúng tôi suốt ngày. Những tù nhân đó là những kẻ giết người, cướp của hoặc là những kẻ bạo hành. Một số tù nhân đã lãnh án tử hình chờ chết, tù chung thân, hoặc tù hàng chục năm vì trộm cắp và cướp của. Hiện tại, có hơn 20 tù nhân đang canh chừng chúng tôi ở khu vực này. Một số ít trong họ vẫn còn lương tri, tuy nhiên, tất cả họ đều rất hung tợn và nham hiểm. Chúng dựa dẫm vào quyền lực của những cai tù, và không hề thương tiếc khi tra tấn chúng tôi một cách tàn khốc. Chúng không cho chúng tôi làm gì. Khi chúng tôi hỏi chúng: “Các anh là tù nhân, làm sao các anh có thể ra lệnh cho chúng tôi? Ai cho các anh cái quyền đó?”, Chúng trả lời một cách hách dịch: “bọn tao có quyền. Bọn tao có quyền mà lãnh đạo nhà tù cùng với Đảng và chính phủ giao cho”. Luật pháp của Trung Quốc rõ ràng quy định rằng cai ngục là để cai quản nhà tù, và quyền này không thể trao cho người khác. Vậy thì, hành vi của các cai ngục ở nhà tù số 2 ở Thẩm Dương không phải rõ ràng là vi phạm luật pháp sao? Kết án bất hợp pháp đối với những người lương thiện và tống họ vào tù thực sự chính là khủng bố. Cai ngục là để thực hiện luật pháp, thực sự đang trắng trợn vi phạm luật pháp. Đây là chính là một cuộc bức hại.

2. Canh chừng chúng tôi suốt 24 giờ

Trong khu vực ấy, cai ngục Lý Kiến Quốc sắp xếp cho các tù nhân trông chừng chúng tôi và đứng ở bốn góc phòng ngủ, lối ra vào, phòng hoạt động, nhà tắm, và nhà vệ sinh. Chúng canh chừng chúng tôi suốt 24 giờ. Theo lời của Lý Kiến Quốc: “Có tai mắt ở khắp mọi nơi”. Nhà tắm chỉ mở vào những giờ nhất định trong suốt buổi sáng, buổi trưa và ban đêm. Những giờ khác đều bị khóa. Mỗi ngày, tù nhân ghi chép mọi lời nói và hành động của chúng tôi mỗi lúc mỗi nơi, rồi được sắp xếp và trình lên cho Lý Kiến Quốc. Thậm chí chúng tôi thức dậy vào nửa đêm, tù nhân trực đêm cũng sẽ ghi chép lại điều đó.

3. Chia chúng tôi thành những phòng khác nhau để cách ly chúng tôi

Cai ngục Lý Kiến Quốc chia cắt hàng chục người chúng tôi vào nhiều phòng khác nhau. Mỗi phòng chỉ chứa một ít học viên và nhiều tù nhân để trông coi chúng tôi. Chúng tôi chỉ có thể liên lạc với đồng tu trong cùng một phòng. Không thể đi sang phòng khác, cũng không thể liên lạc với học viên ở phòng khác. Thậm chí nếu chúng tôi gặp đồng tu ở lối đi ngoài hiên, chúng tôi cũng không thể nói chuyện với nhau ngoại trừ một cái chào đơn giản. Trước năm 2004, mỗi phòng thậm chí sử dụng phòng tắm luân phiên nhau vào buổi sáng và ban đêm. Chúng tôi không được ở gần nhau. Hình thức cách ly này không làm cho chúng tôi không thể biết chuyện gì đang xảy ra với người khác, thậm chí khi chúng tôi nhìn thấy nhau mỗi ngày. Chúng tôi thậm chí không được biết cái gì đang xảy ra trong phòng bên cạnh.

4. Không cho phép chúng tôi nói chuyện

Lý Kiến Quốc không cho phép chúng tôi nói chuyện thì thầm với nhau. Tù nhân trông chừng, nếu chúng tôi nói, chúng tôi phải nói lớn tiếng lên, và để cho phạm nhân đứng gần chúng tôi biết chúng tôi đang nói chuyện gì. Chúng tôi không được phép nói điều gì về Pháp Luân Công. Khi chúng tôi nói chuyện thì thầm, tù nhân đang canh chừng chúng tôi sẽ nổi cơn điên cuồng đối với chúng tôi, như mệnh lệnh của cai ngục, và la hét vào chúng tôi rằng chúng tôi không được phép nói.

5. Không cho chúng tôi tập cái bài động tác Pháp Luân Công

Khi chúng tôi bắt đầu tập các bài Pháp Luân Công, một tên đầu gấu trong số tù nhân được chỉ định bởi cảnh sát tiến tới một cách hùng hổ, và 5 đến 6 tên bắt đầu tấn công một học viên, cưỡng chế giăng rộng tứ chi ra, vào trói cổ lại rồi cho nằm trên giường. Hoặc nhiều tên cùng tóm lấy một người và ném xuống mặt đất, đè cổ xuống, và thỉnh thoảng đánh học viên. Suốt ngày, thậm chí học viên không tập Pháp Luân Công, nếu học viên ngồi tréo chân lại, một tên kẻ cướp sẽ tiến đến và giăng hai chân ra. Trong những năm đầu tiên, học viên không thể chợp mắt. Một khi mắt họ nhắm lại, những tên kẻ cướp sẽ la hét và quát chúng tôi hãy mở mắt ra.

Năm 2001, học viên Ngô Hải Lợi đã bị tù nhân đá vào bộ phận sinh dục bởi vì anh tập bài tập Pháp Luân Công. Lúc ấy, toàn bộ thân dưới của anh nhuốm đầy máu. Anh ta tiểu ra máu suốt nhiều tháng. Anh đã từng rất khỏe, nhưng gầy sụt đi nhanh chóng và dường như không thể sống nổi. Sau khi nghỉ ngơi một thời gian dài, anh dần dần hồi phục, tuy nhiên hiện giờ anh đôi khi vẫn đi tiểu ra những thứ lạ.

Năm 2001, học viên Vương Chí Thành bị chuyển từ khu vực giam học viên Pháp Luân Công đến đại đội 3 vì anh ta tập các bài tập Pháp Luân Công. Ở đó anh ta bị đánh đập thậm tệ bởi những tù nhân đặc biệt là bởi đội trưởng Vương Quân khiến anh gần chết. Chúng đánh vào tinh hoàn của anh cho đến khi chúng phọt máu và chúng đánh vào đầu anh sử dụng một thanh gỗ có đóng đinh gây cho anh những vết sẹo lớn. Vết sẹo dài nhất là 7 cm. Khi chúng đưa anh tới bệnh viện, anh đã sắp chết. Sau khi cấp cứu, cuối cùng anh tỉnh lại, sau đó, kết quả của khốc hình tra tấn lâu ngày, anh bị nhiễm trùng nặng và lại một lần nữa gần chết. Anh phải chi trả hơn 30.000 nhân dân tệ cho những đơn thuốc để chữa bệnh.

Một đêm tháng 10, năm 2003, vào lúc 10:00 khuya, cai ngục trực ca, Lý Hướng Đông (chức vụ: giám sát viên khu Pháp Luân Công) uống rượu say mèm. Hắn ta sử dụng lời xin lỗi để nói chuyện với học viên Trần Tú, người luyện tập các bài Pháp Luân Công trong ngày, và dụ anh ta vào phòng. Hắn ta đóng cửa lại và cùng với hai tù nhân khác chúng đánh Trần Tú và sử dụng ba tông điện để sốc điện and. Tra tấn kéo dài gần 1 giờ. Khi Trần Tú nói rằng như thế làm vi phạm pháp luật, cai ngục Lý Hướng Đông la lớn, “tao chính là luật pháp”. Vài ngày sau, để ngăn không cho sự việc được tiết lộ, chúng đem Trần Tú và hơn 10 học viên khác từ khu Pháp Luân Công đến nhiều đội khác nhau.

6. Không cho chúng tôi đọc sách Đại Pháp

Một lần, những cai ngục ra lệnh cho tù nhân lục soát thân thể và những đồ dùng của chúng tôi. Họ thậm chí còn lục tung gối và chiếu. Một khi chúng tìm thấy tài liệu Đại Pháp, chúng tịch thu ngay lập tức. Tù nhân ngang nhiên chộp lấy tài liệu hoặc bí mật ăn trộm và đem đến cho những cai ngục để lãnh thưởng. Bảo tù nhân lục soát thân thể chúng tôi hoặc các đồ dùng tùy thân là vi phạm luật của nhà tù.

7. Cấm chúng tôi sử dụng bút và giấy

Nếu chúng tôi muốn viết thư, chúng tôi phải được sự đồng ý của cai ngục, và tù nhân mang sẽ mang giấy và bút cho chúng tôi. Sau khi viết xong, tù nhân sẽ lấy lại giấy và bút.

8. Thu giữ những lá thư mô tả tình huống, hoàn cảnh mà chúng tôi đang chịu đựng

Đơn thư của chúng tôi gửi đến viện kiểm sát, tòa án và các quản tù mà phản ánh hoàn cảnh của chúng tôi là bị cai ngục trong khu đó thu giữ lại. Họ không trình chúng lên. Học viên Chân Sĩ Kiệt thậm chí bị tra tấn tàn bạo vì vết đơn đệ trình lên viện kiểm sát. Luật nhà tu quy định rõ ràng đơn thư khiếu nại phải được nhà tù chuyển đi ngay lập tức không được thu giữ.

9. Gia đình bị theo dõi suốt thời gian thăm nuôi

Khi thân nhân gia đình đến thăm, chúng tôi bị theo dõi suốt toàn bộ thời gian. Đầu tiên là cho chúng tôi ăn cơm với gia đình, có nghĩa là chúng tôi có thể ngồi cạnh nhau và ăn cơm trong khi nói chuyện với nhau trong khoảng đúng 1 giờ. Tuy nhiên, một cai ngục sẽ ngồi với chúng tôi suốt thời gian, lắng nghe những lời đàm thoại giữa chúng tôi với gia đình. Chúng tôi không được phép nói điều gì liên quan đến Pháp Luân Công, cũng không được phép nói với người nhà về sự tra tấn, khủng bố của cai ngục đối với chúng tôi và sự xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng. Với lời của họ, thì không được phép tiết lộ các bí mật của trại giam. Trong khi các tội nhân khác không có lính canh ngồi nghe trong khi có người thân thăm nuôi, và họ cũng được phép nói bất kỳ điều gì với người nhà họ. Từ năm 2005, họ thậm chí không cho chúng tôi ăn cơm chung với nhau. Chúng tôi chỉ được phép nói chuyện qua ống nói ở ô cửa kính và chỉ trong vòng 30 phút, và cai ngục theo dõi toàn bộ cuộc nói chuyện và ghi âm lại tất cả. Gần đây, một số học viên từ chối không mang thẻ tù nhân. Đây là một tấm thẻ bằng giấy của tội phạm, có hình, tên tuổi, nghề nghiệp và quê quán của người ấy. Những học viên như thế sẽ bị cấm không cho người nhà thăm. Một người mẹ của một học viên đi từ một thành phố khác rất xa đến thăm con, nhưng bà bị cai ngục không tiếp nhận vì con trai bà không mang thẻ tù nhân. Người mẹ già phải rời khỏi nhà tù mà không được gặp con trai, bà ra về rất buồn và thất vọng.

10. Cô lập chúng tôi đối với tất cả các mối liên hệ từ bên ngoài nhà tù

Ngoại trừ gia đình và những người có phận sự, toàn bộ cuộc sống của chúng tôi bị giới hạn bên trong nhà tù dành cho học viên Pháp Luân Công. Chúng tôi bị cắt hết khỏi tất cả các mối liên lạc bên ngoài, chúng tôi thậm chí không được nói chuyện với tù nhân ở khu vực khác. Năm 2004 và năm 2005, chúng tôi thậm chí không được phép đi đến chợ dành cho tù nhân để mua những thứ cần thiết. Nếu cần thứ gì, tù nhân mà trong coi chúng tôi sẽ đi mua nó cho chúng tôi. Sau năm 2006, chúng tôi được đi mua, nhưng mỗi phòng chỉ được cử một người đại diện cho cả phòng đi mua. Và trong khi đi mua, họ cử nhiều tu nhân đi theo giám sát, không cho chúng tôi liên lạc hay nói chuyện với tù nhân ở khu vực khác.

11. Tra tấn-khóa chúng tôi trong một xà lim nhỏ

Nếu chúng tôi không nghe theo lời quản giáo, điều đó có nghĩa là sẽ bị cai ngục và tù nhân khủng bố và tra tấn, chúng tôi sẽ bị gửi đến bộ phận “nghiêm quản”, có nghĩa là bị khóa lại trong một xà lim. Nhà tù lập ra một “đội nghiêm quản” cho tù nhân. Nó thường được dùng để trừng phạt những người không nghe theo mệnh lệnh hoặc vi phạm nguyên tắc.

Vì vậy đội nghiêm quản được gọi bởi các tù nhân trong phạm vi nhà tù. Những ai phải áp dụng nghiêm quản bị giam tại các xà lim biệt lập. Mỗi xà lim chỉ khoảng 2.5 mét dài, khoảng 2 mét rộng với một không gian chật hẹp cùng với ánh sáng tối tăm. Họ bị lạnh và ẩm thấp. Mỗi xà lim thông thường giam hai người. Họ nhận hai bữa ăn một ngày. Mỗi bữa bao gồm một lát bánh mỳ ngô nhỏ, một thìa nhỏ cháo ngô, và một vài lát rau muối. Gần đây, mỗi bữa chỉ bao gồm một thìa cháo, và không còn bánh mỳ ngô. Mỗi xà lim được trang bị một camera giám sát. Bên ngoài xà lim, có những tù nhân theo dõi mọi người suốt ngày. Ngay khi có việc gì xảy ra, các tù nhân sẽ ập vào và đánh mọi người.

Tuy nhiên, nơi này trở thành nơi hiểm ác nhất tại trại giam số 2 với chúng tôi. Trong khu vực Pháp Luân Công, nếu chúng tôi tập các bài tập, hoặc từ chối tham gia lao động cưỡng bức do họ ra lệnh, hoặc từ chối bị các tên tội phạm ra lệnh, hoặc từ chối mặc đồng phục tù nhân, v…v…, Lý Kiến Quốc sẽ mang chúng tôi tới đội nghiêm quản để tra tấn. Hầu hết các học viên đều đã từng bị bức hại tại khu nghiêm quản trước đây. Trong đội nghiêm quản, nếu chúng tôi tiếp tục tập công, sẽ có một nhóm các tù nhân và lính canh xông vào và đánh chúng tôi tàn bạo. Chúng dùng ba tông điện, và buộc chúng tôi mang còng tay sau lưng, và còng chân, đó là các công cụ để trừng phạt.

Trước 2005, mỗi khi chúng tôi phải tới khu nghiêm quản, nó kéo dài hai hoặc ba tháng, và đôi khi tới nửa năm. Một số người chúng tôi bị đưa tới khu nghiêm quản nhiều lần. Tuy nhiên, luật nhà tù của Trung quốc chỉ ra rõ ràng rằng thời gian cho nghiêm quản không được quá 7-15 ngày. Hầu hết các hình thức nghiêm quản áp dụng cho tội phạm đã bị bãi bỏ sau 15 ngày, chỉ trừ một số ít trường hợp. Bởi vì tra tấn trong thời gian dài về cả thể xác lẫn tinh thần, cũng như thiếu dinh dưỡng dài hạn, các học viên chúng tôi đều trở nên rất yếu và gầy gò sau khi kết thúc nghiêm quản. Một số chúng tôi không thể đi, và họ phải vừa đi vừa bám vào tường. Sau 2005, bởi vì áp lực từ bên ngoài, họ không dám ngang nhiên phá luật, và dần dần thu ngắn thời gian nghiêm quản chỉ còn một tháng, và thậm chí 15 ngày.

Vào 2002, học viên Lưu Minh Kiệt muốn đi nhà vệ sinh chỉ để rửa hộp đồ ăn sau bữa cơm. Gã tù nhân theo dõi anh không cho anh đi. Anh đã không theo lệnh của tên tù nhân này, nên phải nhận hình thức nghiêm quản bởi tên Lý Kiến Quốc và bị tra tấn phi nhân tính trong sáu tháng. Trong suốt thời gian này, anh phải vào viện một thời gian. Những tên lính và tù nhân đánh anh, sốc điện anh với cây ba-tong điện, và tra tấn anh bằng nhiều loại dụng cụ khác nhau. Thậm chí tinh thần anh trở nên thất thường do tra tấn.

Năm 2003, học viên Chân Sĩ Kiệt bị cai ngục mang đi hỏi cung. Lính canh Trương Lôi đã thóa mạ Sư Phụ Lý. Trong khi Chân Sĩ Kiệt cố gắng để ngăn hắn ta, anh đã vô tình chạm vào người hắn. Anh bị đã tố cáo là đánh lính canh và bị buộc áp dụng nghiêm quản trong hơn sáu tháng. Nghiêm quản trong thời gian dài và thiếu dinh dưỡng đã làm anh bị thiếu máu và thậm chí cả muỗi cũng không thể hút máu từ thân thể anh. Các bác sĩ nói rằng loại bức hại này là sự đe dọa với mạng sống của người này. Bởi vì sợ rằng anh sẽ chết, tên Lý Kiến Quốc phải để Chân Sĩ Kiệt quay trở lại và giải phóng anh khỏi nghiêm quản. Trong khi anh bị nghiêm quản, nhân viên nhà tù đã nói dối với tất cả tù nhân qua hệ thống loa nội bộ rằng Chân Sĩ Kiệt đã đánh gẫy ba xương sống của một lính gác.

Vào tháng năm 2003, học viên Hoàng Cương bị nghiêm quản vì tập công. Trong lúc ở đó, anh bị đánh bởi các tù nhân được chỉ định bởi lính canh. Chúng giang tay anh ra, trói cả hai tay anh vào hai vòng sắt gắn trên tường, và treo anh lên. Ban đêm, chúng tra tấn anh bằng các dụng cụ tra tấn khác. Chúng hạ anh xuống đất, khóa tay anh bằng các vòng sắt, và siết chặt chúng xung quanh cổ tay anh. Mỗi vòng kim loại có một cái dây xích sắt. Chúng kéo hai tay anh quá đầu, sau đó kéo cắng hai sợi dây xích, làm cho cơ thể anh bị kéo thẳng rồi chúng buộc các dây xích vào tường. Kiểu tra tấn này kéo dài 17 tới 18 giờ và rất đau đớn. Vào cuối năm 2004, học viên Tôn Thiến vì từ chối tham gia lao động cưỡng bách nê hậu quả là anh bị một tháng nghiêm quản. Sau khi anh trở lại, anh bị ho thường xuyên. Trước đây anh rất khỏe và giờ thì rất gầy. Sau khi gửi anh vào bệnh viện, anh được chuẩn đoán là bị lao phổi. Sau khi ở lại trong bệnh viện hơn hai tháng, anh đã mất vào tháng ba năm 2005. Anh mới chỉ 30 tuổi.

Vào tháng ba 2003, học viên Tùy Tân vì từ chối thực hiện lao động cưỡng bánh nên bị nghiêm quản. Trong khi bị nghiêm quản, để ngăn chặn anh tập các bài công pháp, lính canh đã ra lệnh cho tù nhân gắn những ống kim loại xuyên qua ống tay áo sau lưng anh và trói tay anh vào hai đầu của ống này. Do vậy, hai tay anh bị kéo căng ra theo phương nằm ngang, và bị buộc chặt vào ống nên anh không thể hạ tay xuống. Chúng sau đó còn chèn vào hai cây gậy bằng gỗ qua ống quần anh và buộc chặt hai mắt cá chân vào gậy. Vì thế anh chỉ có thể ngồi với hai chân duỗi thẳng và không thể gập chân lại. Tra tấn bằng gậy kéo dài hơn mười ngày. Vào tháng sáu 2006, học viên Triệu Cát Nguyên bị nghiêm quản chỉ vì từ chối mặc đồng phục nhà tù. Chúng còng tay và chân anh trong 15 ngày liên tục. Thậm chí những người bên ngoài tới thăm trại tù bị sốc và nói rằng, “Hãy nhìn những hình thức tra tấn mà đệ tử Pháp Luân Công phải chịu đựng”. Những hình thức tra tấn kéo dài phá hoại nghiêm trọng sức khỏe chúng tôi, cả về thể xác lẫn tinh thần, dẫn tới những căn bệnh nghiêm trọng với một số người chúng tôi và chết sớm với những người khác. Một số trường hợp bao gồm:

Vu Phi bị bán thân bất toại do tra tấn, Lưu Minh Kiệt tinh thần thất thường, Lý Toàn Thần bị bệnh lao phổi, Hàn Lập Quả chết vì bệnh tim, Tôn Thiến chết vì lao phổi, Phạm Duy Hoài được thả khỏi nhà giam sau khi phát hiện ung thư ruột giai đoạn cuối và chết ngay sau đó.

Học viên Pháp Luân Công Phạm Duy Hoài, 74 tuổi, từ thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ông về hưu từ nhà máy Cơ khí phương bắc tại thành phố Triều Dương, tỉnh Liêu Ninh. Ông bắt đầu tập Pháp Luân Công từ 1994, sau đó tham gia khóa giảng Pháp Luân Công tại Quảng Châu. Trong những năm sau đó, ông tu luyện và sống theo nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn” và ông rất khỏe mạnh. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng 7, 1999, cảnh sát địa phương Lô Hiểu Phi từ nhà máy Cơ khí phương bắc thành phố Triều Dương, cưỡng ép ông viết “tam thư”. Bất ký ai từ chối viết chúng sẽ bị bắt và bị tuyên án tù. Bởi vì bị bức hại liên tiếp từ tháng 9 năm 2001, cặp vợ chồng 70 tuổi, ông bà Phan Duy Hoài đã bị ép phải bỏ nhà.

Dù họ đi đâu, người đàn ông già vẫn tiếp tục giảng chân tướng về Pháp Luân Công và chứng thực Đại Pháp. Vào 17 tháng 3, 2002, ông bà Phan Duy Hoài trở lại Bắc Phiếu. Vào 17 tháng 4, Lý Trụ từ sở cảnh sát Bắc Phiếu đã bắt và tống tiền 4000 nhân dân tệ của họ. Sau khi thành viên gia đình họ đến đặt câu hỏi về vụ việc này, nhưng sở cảnh sát từ chối trả lại tiền. Cả hai ông bà bị tuyên án tù dài hạn và gửi tới nhà tù Đại Bắc tại Thẩm Dương.

Trong thời gian bị giam, các thành viên gia đình đã tới thăm họ tại nhà tù Thẩm Dương nhiều lần. Họ van xin lính gác và hỏi chúng liệu có thể xin án treo để chữa bệnh, bởi vì hai vợ chồng đã già rồi. Tuy nhiên, chúng trả lời rằng nếu không viết cái gọi là “tam thư”, có nghĩa là từ bỏ đức tin và chống lại thề ước, sẽ không có cách nào ra. Vao ngày 7 tháng 12, 2005, bởi vì mất môi trường tu luyện trong tù quá lâu, và không được tập các bài công pháp, sức khỏe ông Phan Duy Hoài trở nên rất tệ. Ông yêu cầu kiểm tra sức khỏe. Cai ngục đã không quan tâm đến mạng sống của ông, chúng thậm chí đe dọa rằng sẽ không có kiểm tra sức khỏe nếu không có “chuyển hóa”. Bởi vì thân thể ông lão không thể giữ được lâu hơn nữa, ông đã viết cam kết chuyển hóa để được điều trị bệnh. Tuy nhiêu, thực tế là ông đã có ung thư gan giai đoạn cuối và không có thời gian để điều trị. Vào lúc đó, ông lão rất yếu, nhưng chúng vẫn từ chối thả ông. Chúng sử dụng lý do là chúng không thể để ông ra theo dạng an treo để đi điều trị bệnh cho đến khi tất cả giấy tờ được hoàn tất, vì thế mà làm trễ thêm một tháng nữa. Cai ngục chắc chắn rằng ông không thể sống thêm vài tháng nữa. Vào ngày 12, tháng 12 năm 2005, ông Phan Duy Hoài mất.

Tất cả những gì liệt kê trên đây chỉ là một số ít trường hợp tiêu biểu của sự bức hại tàn nhẫn và vi phạm nhân quyền mà nhà tù số 2 tại Thẩm Dương đã làm với chúng tôi trong suốt 7 năm qua. Trong những năm này, sự bức hại và các hình thức tra tấn đã xảy ra mỗi ngày và chưa hề dừng lại. Chúng tôi không thể giúp nhưng có thể hỏi: tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc đối xử với những người lương thiện theo cách tàn bạo như thế? Bất cứ khi nào chúng tôi đặt câu hỏi về sự bức hại và các hình thức tra tấn, lính canh luôn trả lời rất ngang ngược, “Đây là nhà tù! Đây là nơi để trừng phạt con người!” Nó có nghĩa là ở đây là nhà tù, nên tất cả các sự bức hại và tra tấn với chúng tôi là bình thường. Tuy nhiên, nhà tù, nơi thi hành luật pháp, và lính canh là người mà có nhiệm vụ thực thi luật pháp, họ có không nên tuân thủ chặt chẽ và thực thi theo pháp luật? Tại sao họ có thể ngang nhiên phá luật và làm tất cả những điều tồi tệ như thế này? Dù cho là cuộc bức hại này là rất tà ác, chúng tôi vẫn tin tưởng vững chắc vào “Chân, Thiện, Nhẫn” và chúng tôi không bao giờ do dự. Liệu có phải chúng tôi sai khi muốn làm người tốt? Chúng tôi không phá luật, không phạm bất kỳ tội ác nào. Trong khi ở nhà tù số 2, chúng tôi tuyệt thực nhiều lần để chống lại cuộc bức hại. Chúng tôi cũng yêu cầu họ phải ngừng cuộc bức hại và thả chúng tôi vô điều kiện. Thật ra còn có nhiều chỗ bên ngoài khu thứ nhất của nhà tù số 2 tại Thẩm Dương nơi mà các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ và tra tấn. Những nhà tù, trại lao động, trung tâm tẩy não và đồn cảnh sát trên khắp Trung Quốc lục địa đã tham gia một cách hệ thống và toàn quốc vào cuộc bức hại. Nhiều người lương thiện bị giết, bị thương, bị tàn tật, bị giam giữ bất hợp pháp, và chịu đựng các hình thức tra tấn vô nhân đạo. Một lần nữa, chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền và những người có lương tri trên khắp thế giới, hãy chú ý tới cuộc bức hại tàn bạo đang xảy ra hiện nay tại Trung Hoa lục địa. Hãy cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại, bảo vệ nhân quyền và tự do tín ngưỡng, bảo vệ giá trị chung và công lý! Vào lúc này, chúng tôi cũng yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chấm dứt cuộc bức hại với Pháp Luân Công, khôi phục thanh danh Sư Phụ Lý Hồng Chí, thả vô điều kiện tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, và trừng phạt một cách công bằng với nhưng tên tội phạm đã giết, làm bị thương và bức hại các học Pháp Luân Công.

Từ tất cả các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp tại nhà tù số 2 tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/9/16/137958.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/10/13/78903.html

Đăng ngày: 05-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên gốc.

Share