[MINH HUỆ 28-03-2009]

Khoảng 400 học viên Pháp Luân Công hiện đang bị giam trong ba đội của Trại Lao động cưỡng bách nữ Ma Tam Gia. Có hơn 100 người trong đội 1 và đội 2, mà cũng giam giữ những tù nhân khác, và khoảng 260 người trong đội 3, mà chỉ có học viên Pháp Luân Công.

Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh mùa hè, khoảng 50 học viên bị chuyển từ Sở phân công Bắc Kinh đến Mã Tam Gia bằng xe lửa trong đêm. Phần đông trong họ là người lớn tuổi. Đầu của họ bị chụp trong những túi vải đen. Cảnh sát hộ tống họ mặc áo ngoài dài màu trắng, bao tay trắng, mặt nạ trắng và mang súng.

Tất cả những người bị giam bị giữ trong một tòa nhà bốn tầng. Có hơn 200 người, kể cả những người không là học viên; họ bị nhốt ở phía tây của tầng lầu 2 và 3, con số các học viên là không được biết. Khoảng 200 người là bị giữ ở phía tây tầng lầu 4, và khoảng 30 người ở phía đông tầng lầu 4. Tất cả đều là học viên Pháp Luân Công.

Các phòng đối diện với cầu thang nơi tầng lầu 2, 3 và 4 có một tấm bảng viết ‘phòng trữ đồ’. Các phòng này là dùng để tra tấn các học viên, cũng như các phòng phía đông tầng lầu 2 và 3. Các ‘phòng trữ đồ’ chỉ có thể chứa ba hoặc bốn người đứng. Có một đầu giường trong phòng với một cặp còng tay treo ở đầu và nhiều sách lăng mạ Sư phụ và Pháp Luân Công. Có những vết máu trên nền xi măng. Phần đông các học viên bị giam nơi này đã bị treo lên không với hai tay bị còng, chân bị cùm, và miệng bị bịt kín bằng băng keo. Tiếng nhạc lớn và ghê rợn được bật lên. Một số phòng có giường xếp, mà dùng để bức thực hoặc tra tấn các học viên.

Trong lúc một trận mưa bão, một học viên lớn tuổi từ thành phố Đại Liên đã bị tra tấn trong phòng này. Hai tay và chân của bà trở thành tàn tật. Các tiếng khóc thảm thiết của bà vang dội khắp tòa nhà.

Phía đông của tầng lầu 4 là vùng ‘nghiêm cấm’, với khoảng 30 học viên thường xuyên bị giữ nơi này 24/24 giờ mỗi ngày. Phần nhiều thời gian họ bị ép ngồi nhiều giờ trên một cái ghế băng thấp. Mỗi khi lính canh tra tấn một học viên, các học viên khác tuyệt thực. Một lần trong phòng ăn, tất cả 30 học viên đều đồng thanh “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” Sau đó tất cả họ đều bị tra tấn.

Sau đây là danh sách các học viên mà hiện tại (hoặc đã bị) giữ tại nơi ‘nghiêm quản”.

Bà Giải Quế Hoa đã xong thời hạn bị giam và một thời hạn gia tăng là nửa năm nhưng nay vẫn chưa được thả ra. Bà đã bị qua nhiều lần bức thực và bước đi khó khăn vì bị tra tấn.

Bà Thịnh Liên Anh đã bị bức thực nhiều lần và bị nhiều hình thức tra tấn. Những lần bị tra tấn bằng dùi cui điện đã để lại nhiều vết sẹo trên mặt bà.

Bà Hạ Trữ và bà Từ Mỹ Hoa bị dưới sự ‘đặc quản’.

Bà Chu Quế Mẫn đã bị bức thực nhiều lần.

Bà Lý Hồng một chân bị tàn tật trong lầu đầu bà bị giam ở Mã Tam Gia.

Bà Trương Anh Lâm một cánh tay bị bẻ gãy bởi Đội trưởng Trương Xuân Quang. Bà Trương hiện bị giam tại tầng lầu 2 hoặc 3.

Bà Vương Quý Bình bị tra tấn nơi chân và hiện bị giam tại tầng lầu 2 hoặc 3.

Việc đầu tiên mà một học viên phải chịu đựng khi mới đến trại là tẩy não.

Các lính canh chỉ định những người ‘cộng tác viên’ để làm cái việc gọi là ‘chuyển hóa’. Nếu một học viên từ chối không bỏ đức tin của mình, những cuộc tra tấn sẽ theo sau: đánh đập, giật điện, còng tay với hai cánh tay ra sau lưng, hoặc bị căng thân. Các lính canh buộc các học viên học thuộc lòng các luật lệ của ĐCSTQ và ca các bài hát ca ngợi Đảng. Một lần mỗi tháng họ bắt các học viên ký tên vào bản đánh giá tù nhân. Nếu một học viên ‘giảng chân tướng’ và từ chối ký tên vào bản đó, thì họ sẽ bị tra tấn.

Học viên tại Bắc Kinh, bà Tôn Tiểu Hương một lần từ chối ký tên vào bản đánh giá tù nhân. Đội trưởng Triệu Quốc Vinh đã đánh đập bà tàn bạo. Y đạp lên người bà và đánh vào mặt bà, khiến cho mũi và miệng của bà bị chảy máu. Y dẫm lên người bà và đạp giầy lên ngực bà. Ngực của bà Tôn bị thương trầm trọng khi bà trở lại phòng giam. Bà phải cố để khỏi ho, khiến cho bà bị nghẹt thở. Ngày hôm sau bà vẫn bị buộc phải đi lao động nặng.

Học viên tại Đại Liên, bà Chung Tố Quyên gần 60 tuổi. Đội trưởng Triệu Quốc Vinh một lần đánh bà bằng một vật bọc vải, mà không để lại dấu vết. Sau khi bị đánh, bà Chung không thể ăn thứ gì trong nhiều bữa và bị nôn ra mỗi khi bà ăn vào.

Khi học viên tại Hưng Thành, bà Lý Cầm bị tra tấn bằng cách treo lên, các lính canh bật to nhạc để che đậy tội ác của chúng.

Học viên tại Đại Liên, bà Lâm Quân Diễm bị đánh vào bao tử và bị khó thở từ đó.

Ngày 7 và 8 tháng mười 2008, bảy học viên kể cả Lô Lâm, Vương Xuân Anh, Viên Chấn Hồng, Chung Tố Quyên, và Chương Anh Lâm tất cả đều bị tra tấn bằng cách treo lên với hai tay bị còng trong những tư thế vô cùng đau đớn. Hai cánh tay bị kéo giang ra, với các còng tay ở mỗi bên đầu giường. Người ta không thể ngồi dậy hoặc ngồi xổm. Sức nặng của cả thân người đè lên hai cườm tay. Chịu đựng sự tra tấn này chỉ trong một vài phút là có thể làm cho người ta vã mồ hôi vì đau đớn vô cùng. Các còng tay cắt vào thịt, làm cho chảy máu. Một số học viên phải chịu đựng sự tra tấn như vậy trong một ngày và một đêm, và một số cho đến hai ngày và một đêm, hoặc lâu hơn nữa. Học viên Đại Liên bà Vương Xuân Anh vẫn còn cảm thấy tê cứng nơi hai bàn tay bà vì sự tra tấn này. Các lính canh từ chối cho thuốc trị thương cho bà.

Học viên tại Thiết Lĩnh, bà Trương Anh Lâm bị treo lên trong hai ngày đêm. Khi bà được thả ra, bà không có cảm giác nơi phía trước thân thể bà, và bà không thể tự săn sóc. Trước khi bà bị treo lên, bà cũng bị đánh đập tàn nhẫn và bị giật điện. Để cho châm điện giật làm đau đớn hơn, các lính canh cởi hết giầy bà và đổ nước lên mình bà, sau đó chúng châm điện giật bà. Trong khi chịu đựng sự tra tấn, bà Trương vẫn luôn kêu lên, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo.” Lính canh Triệu Kim Hoa và nhiều người khác bịt miệng bà kín mít bằng ba tầng băng keo rộng. Băng keo dán bị giữ từ 9:00 giờ sáng đến 7:00 giờ tối, khiến cho hàm dưới của bà bị đau khi bà ăn. Ngày 30 tháng mười hai 2008, khi Đội trưởng Trương Xuân Quang và hai người khác cố buộc bà in dấu tay trên bản đánh giá tù nhân, chúng bẻ gãy cánh tay phải của bà. Khi Trương Anh Lâm được thả ra khỏi trại lao động ngày 10 tháng ba 2009, bà vẫn còn không thể tự săn sóc cho mình.

Học viên tại Bổn Khê, bà Viên Chấn Hồng bị treo lên trong hai ngày và một đêm. Bà không được phép ăn hoặc uống và bị suy xụp tinh thần sau khi được thả ra. Khi bà được mang đến phòng ăn, tất cả các học viên đều rơi nước mắt khi họ nhìn thấy bà. Bà Viên bị mang đi vào tháng mười hai. Không ai biết bà có được thả ra hay bị đưa đi nơi khác.

Trại lao động cưỡng bức nữ Mã Tam Gia: Chu Cần, giám đốc của trại Trương Quân, Đội trưởng Trương Trác Tuệ, Đội phó

Trưởng nhóm Trương Lũy, Trương Hoàn, Thôi Hoằng, Trương Lương, Phùng Đào, Trương Xuân Quang, Triệu Quốc Vinh

Chu Hải Kiệt, Đội trưởng Lý Minh Ngọc, trưởng đội số 1 Lính canh Địch Diệu Huy, Triệu Kim Hoa, Cao Luân

Trưởng đội số 3 Trương Quân, Trương Trác Hội

Yuan Suzhen và Zhao Yonghua, các cộng tác viên tham gia vào việc tẩy não trong nhiều năm và lĩnh lương của trại lao động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/28/197934.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/4/10/106371.html

Đăng ngày 29-04-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát với nguyên gốc.

Share