[MINH HUỆ 07-08-2014]

Ông Chris Smith, Nghị sỹ quốc hội, đồng Chủ tịch Ủy ban các vấn đề Trung Quốc của Mỹ và Chủ tịch tiểu ban Nhân quyền và Đối ngoại của Hạ viện, đã giới thiệu một dự luật mới, Dự luật Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc 2014, để đề xuất việc trừng phạt đối với những người vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Dự luật, được giới thiệu ngày 31 tháng 07 năm 2014, đề xuất rằng trong vòng 120 ngày từ ngày có hiệu lực, Tổng thống Hoa Kỳ nên gửi đến Ủy ban Quân sự, Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Ủy ban Các vấn đề Đối ngoại, Ủy ban An ninh Nội địa, và ủy ban tư pháp của cả Thượng và Hạ viện danh sách những người Trung Quốc vi phạm nhân quyền.

Danh sách bao gồm những người xâm phạm nhân quyền ở Trung Quốc và các thành viên thân cận trong gia đình họ. Đối tượng được xác định trong dự luật gồm những lãnh đạo cấp cao trực tiếp đưa ra các chỉ thị, cũng như những cá nhân thực thi các chỉ thị đó. Đạo luật xác định các hình phạt bổ sung cho những người liên tục vi phạm, những người có tên trong danh sách ba năm liên tiếp.

Các hình thức trừng phạt gồm từ chối cấp visa, phạt tài chính và từ chối các khoản phúc lợi từ bất kỳ chương trình liên bang nào. Trừng hạt tài chính bao gồm “phong tỏa tài sản thuộc sở hữu, và hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính và các hoạt động chuyển giao tài sản” ở Hoa Kỳ.

Nó cũng đề xuất việc chấm dứt trừng phạt nếu thủ phạm đã bị khởi tố một cách xác đáng hoặc “có biểu hiện thay đổi đáng kể về hành vi một cách chắc chắn, đã thanh toán hậu quả tương thích cho những hoạt động mà bị áp đặt lệnh trừng phạt, và cam kết không dính líu đến [vi phạm nhân quyền]…”

Dưới đây là toàn văn của dự luật vừa được giới thiệu. (Download pdf)

[Dự luật Quốc hội lần thứ 113]

[Từ Văn phòng ấn loát chính phủ Mỹ]

[H.R.5379 được giới thiệu ở Hạ viện (IH)]

Phần 2d H.R.5379, Quốc hội thứ 113.

Để áp đặt việc trừng phạt đối với các cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng hoặc vi phạm nhân quyền nói chung đối với người dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc các thành viên trong gia đình họ, để bảo vệ nền tự do chung ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và vì những mục đích khác.

TẠI HẠ VIỆN

Ngày 31 tháng 07 năm 2014

Ông Smith của bang New Jersey giới thiệu dự luật sau; dự luật này đã được chuyển đến Ủy ban Ngoại giao, cùng Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Tư pháp, và Ủy ban Tài chính và Thuế vụ, trong một khoảng thời gian để sau đó được quyết định bởi Phát ngôn viên, trong từng trường hợp để các điều khoản này được xem xét trong phạm vi của Ủy ban liên quan.

DỰ LUẬT

Để áp đặt việc trừng phạt đối với các cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng hoặc vi phạm nhân quyền nói chung đối với người dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc các thành viên trong gia đình họ, để bảo vệ nền tự do chung ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và những mục đích khác.

Để được ban hành bởi Thượng viện và Hạ viện của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong kỳ họp Quốc Hội

PHẦN 1.TIÊU ĐỀ

Luật này có thể được trích dẫn là “Đạo luật Bảo vệ Nhân quyền Trung Quốc năm 2014”.

PHẦN 2. ÁP ĐẶT LỆNH TRỪNG PHẠT LÊN CÁC CÁ NHÂN CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NHỮNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN LIÊN TỤC VÀ NGHIÊM TRỌNG HOẶC VI PHẠM NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA VÀ CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH HỌ.

(A) Nói chung.– Trừ khi được nêu trong mục (e), tổng thống sẽ–

(1) Áp đặt việc trừng phạt được mô tả trong đoạn (1)(A) của tiểu mục (c) và đoạn (2) của tiểu mục này (nếu có thể áp dụng) đối với từng cá nhân trong danh sách theo quy định của tiểu mục (b)(1); và

(1) Áp đặt trừng phạt được mô tả trong tiểu đoạn (A) và (B) của tiểu mục (c)(1) liên quan đến từng cá nhân trong dach sách theo quy định của tiểu mục (b)(2).

(a)  Danh sách theo quy định.–

(1) Các cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng.—Chậm nhất 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực, Tổng thống sẽ trình lên Ủy ban quốc hội hữu trách một danh sách các cá nhân mà Tổng thống xác định là chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa, hoặc chịu trách nhiệm trực tiếp, là thủ phạm vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng đối với người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc các thành viên trong gia đình họ, bất kể sự lạm dụng đó có diễn ra ở Trung Quốc hay không.

(2) Những cá nhân chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền nói chung.—Chậm nhất 120 ngày từ khi luật này có hiệu lực, Tổng thống sẽ trình lên Ủy ban Quốc hội hữu trách một danh sách các cá nhân mà tổng thống xác định là:–

(A) Chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa hoặc chịu trách nhiệm trực tiếp, là đối tượng vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng đối với người dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc các thành viên trong gia đình họ, bất kể sự lạm dụng đó có diễn ra ở Trung Quốc hay không.

(B) Được thụ hưởng lợi ích vật chất hoặc tài chính từ những vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng được mô tả trong đoạn (1) hoặc vi phạm nhân quyền nói chung được mô tả trong tiểu đoạn (A).

(3) Cập nhật danh sách.–Tổng thống sẽ trình lên Ủy ban Quốc hội hữu trách danh sách cập nhật theo quy định của đoạn (1) và (2)–

(A)  Tối thiểu hàng năm; và (B) khi có thông tin mới.

(4) Hình thức; Công khai cho đại chúng,–

(A) Hình thức.—Danh sách theo quy định của đoạn (1) và (2) sẽ được gửi đi dưới hình thức không phân loại nhưng có thể chứa một phụ lục được phân loại.

(B) Mức độ công khai.—Bộ phận không phân loại của danh sách theo quy định của đoạn (1) và (2) sẽ được công khai cho đại chúng và được đăng ký xuất bản ở cấp liên bang.

(5) Không áp dụng yêu cầu bảo mật liên quan đến hồ sơ visa.–Tổng thống sẽ công bố danh sách theo quy định của đoạn (1) và (2) không liên quan đến yêu cầu của mục 222(f) của Luật Quốc tịch và Nhập cư (8 U.S.C 1201(f)) liên quan đến tính bảo mật của hồ sơ gắn liền với việc cấp hoặc từ chối visa hoặc cho phép nhập cảnh vào Mỹ.

(b) Mô tả Hình phạt —

(1) Nhìn chung.–Hình phạt được mô tả trong đoạn này như sau:

(A) Cấm nhập cảnh và cho phép vào nước Mỹ.–Trường hợp khi một cá nhân có tên trong danh sách theo quy định của đoạn (1) hoặc (2) của tiểu mục (b)–

(i) Không đủ tư cách nhận visa vào Mỹ hoặc được phép vào Mỹ; hoặc

(i) Nếu cá nhân đã được cấp visa hoặc giấy tờ khác, thu hồi giấy phép, theo mục 221(i) của Luật Quốc tịch và Nhập cư (8 U.S.C. 1201(i)), visa hoặc chứng từ khác.

(B) Trừng phạt tài chính.–

(i) Nhìn chung.–Trường hợp một cá nhân có tên trong danh sách theo quy định của tiểu mục (b)(2), Tổng thống sẽ áp dụng việc  trừng phạt được quy định theo mục 203 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (50 U.S.C 1702) đối với cá nhân, bao gồm phong tỏa tài sản thuộc sở hữu, và hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính và các hoạt động chuyển giao tài sản bởi cá nhân nếu tài sản và thu nhập của tài sản đó ở Mỹ, trong phạm vi nước Mỹ, hoặc  trong phạm vi sở hữu hay kiểm soát của một người Mỹ.

(ii) Không áp dụng yêu cẩu khẩn cấp quốc gia.–Yêu cầu của phần 202 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (50 U.S.C 1701) sẽ không áp dụng cho mục đích của tiểu đoạn này.

(2) Hình phạt bổ sung.–Hình phạt được mô tả trong đoạn này như sau:

(A) Những cá nhân có tên trong danh sách hai năm liên tiếp.–Trường hợp một cá nhân có tên trong danh sách theo quy định của tiểu mục (b) (1) trong hai năm liên tiếp, cá nhân và bất kỳ thành viên nào trong gia đình của cá nhân đó sẽ không đủ tư cách tham gia hoặc nhận bất kỳ lợi ích nào từ bất kỳ chương trình, dự án, hoặc hoạt động nào được chính phủ Mỹ tài trợ.

(B) Các cá nhân có tên trong danh sách ba năm liêp tiếp.–

(i) Nhìn chung.–Trong trường hợp một cá nhân có tên trong danh sách theo quy định của tiểu mục (b)(1) trong ba năm liên tiếp nhưng không xuất hiện trong danh sách theo quy định của tiểu mục (b)(2) trong ba năm liên tiếp đó, Tổng thống sẽ áp dụng hình phạt được ủy quyền theo mục 203 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (50 U.S.C 1702) đối với cá nhân, bao gồm phong tỏa tài sản thuộc sở hữu, và hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính và các hoạt động chuyển giao tài sản bởi cá nhân nếu tài sản và thu nhập của tài sản đó ở Mỹ, trong phạm vi nước Mỹ, hoặc là trong phạm vi sở hữu hay kiểm soát của một người Mỹ.

(ii) Không áp dụng yêu cẩu khẩn cấp quốc gia.–Yêu cầu của phần 202 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (50 U.S.C 1701) sẽ không áp dụng cho mục đích của tiểu đoạn này.

(c) Văn bản luật điều tiết.–Tổng thống sẽ ban hành các quy định, giấy phép và các thủ tục cần thiết để triển khai đoạn này.

(d) Theo quy định của Chủ tịch và thành viên cao cấp của Ủy ban quốc hội hữu trách.–Chậm nhất 120 ngày sau khi nhận được thông báo bằng văn bản từ Chủ tịch và thành viên cao cấp của một trong các Ủy ban Quốc hội hữu trách về việc liệu một cá nhân có tham gia vào một hoạt động được mô tả trong tiểu mục (b)(1) hoặc tiểu mục (b)(2)(A) hoặc nằm trong quy định của tiểu đoạn (B) của tiểu mục (b)(2), Tổng thống sẽ–

(1) Xác định liệu cá nhân có tham gia vào những hoạt động đó hoặc thỏa mãn quy định đó; và

(2) Gửi đến chủ tịch và thành viên cao cấp của Ủy ban đó một báo cáo về quyết định đó bao gồm.–

(A) Một báo cáo liệu Tổng thống có áp đặt hoặc có ý định áp đặt hình phạt lên cá nhân hay không; và

(B) Một bản mô tả các hình phạt đó nếu Tổng thống trừng phạt hoặc có ý định trừng phạt,.

(e) Ngoại lệ trong việc tuân thủ thỏa thuận với trụ sở Liên hợp quốc.–

(1) Nhìn chung.–Hình phạt trong đoạn (1) hoặc (2) của tiểu mục (c) sẽ không áp dụng cho cá nhân nếu việc cho phép cá nhân vào Mỹ là cần thiết, cho phép Mỹ tuân thủ Thỏa thuận về trụ sở chính của Liên hợp quốc, ký tại Lake Success ngày 26 tháng 06 năm 1947, và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 11 năm 1947, giữa Liên hợp quốc và Mỹ, hoặc các nghĩa vụ quốc tế khác có thể áp dụng đối với Mỹ.

(2) Thông báo.–Tổng thống sẽ gửi đến ủy ban quốc hội hữu trách một thông báo rằng đoạn (1) áp dụng cho một cá nhân trước khi áp dụng đoạn (1) đối với cá nhân.

(f) Chấm dứt trừng phạt.–Tổng thống có thể chấm dứt việc áp dụng hình phạt theo tiểu mục (c) đối với một cá nhân nếu tổng thống quyết định và báo cáo cho Ủy ban Quốc hội hữu trách vào ngày cá nhân được đưa ra khỏi danh sách–

(1) Thông tin đáng tin cậy cho thấy rằng cá nhân đã không còn dính líu đến hoạt động bị áp đặt trừng phạt.

(2) Cá nhân đã bị khởi tố thích đáng cho hoạt động bị áp đặt lệnh trừng phạt; hoặc

(3) Cá nhân đã thể hiện một cách chắc chắn sự thay đổi đáng kể trong hành vi, đã trả một hậu quả đích đáng cho những hoạt động bị trừng phạt, và đã cam kết chắc chắn sẽ không dính líu vào bất kỳ hoạt động nào được mô tả trong tiểu đoạn (A) hoặc (B) của tiểu mục (b)(1) hoặc thỏa mãn quy định theo tiểu đoạn (C) của tiểu mục (b)(1).

(g) Định nghĩa.– Trong mục này:

(1) Ủy ban quốc hội hữu trách.–Cụm từ “Ủy ban quốc hội hữu trách” có nghĩa là–

(A) Ủy ban Quân sự, Ủy ban Dịch vụ Tài chính, Ủy ban Ngoại giao, Ủy ban An ninh Nội địa và Ủy ban Tư Pháp của Hạ viện; và

(B) Ủy ban Quân sự, Ủy ban về Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị, Ủy ban Quan hệ Đối ngoại, Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ, và Ủy ban Tư pháp của Thượng viện.

(1) Định nghĩa nhân quyền.–

(2) Vi phạm nhân quyền nói chung.–Cụm từ “Vi phạm nhân quyền nói chung” đối với một cá nhân có nghĩa là, hành vi tra tấn, bắt cóc, giết hại không qua tố tụng, cưỡng hiếp, trừng phạt khắc nghiệt và kéo dài, cưỡng bức phá thai hoặc làm mất khả năng sinh đẻ, hoặc tước đi tự do cá nhân một cách liên tục và nghiêm trọng khác, bao gồm điều trị tâm lý hoặc y học hoặc thu hoạch nội tạng của các cá nhân bị giam giữ vì đã thực thi nhân quyền được quốc tế bảo hộ.

(B) Vi phạm nhân quyền liên tục và nghiêm trọng.–Cụm từ “nhân quyền liên tục và nghiêm trọng”, đối với cá nhân, có nghĩa là những vi phạm tự do ngôn luận hoặc kiểm duyệt internet, tự do tôn giáo, tự do hội họp và tham gia các hiệp hội, hoặc quyền tố tụng đến mức cá nhân không thể tự do tham gia những hoạt động mà không sợ bị bắt, bị đe dọa, bị giam giữ, phá hủy hoặc tịch thu tài sản, phạt hành chính nặng nề hoặc đuổi việc hoặc tước danh hiệu nghề nghiệp.

(1) Người Mỹ.–Cụm từ “Người Mỹ” có nghĩa

(A) Một con người tự nhiên là công dân của Mỹ hoặc có bổn phận đối với Hoa Kỳ; và

(B) Một tổ chức hoặc cơ quan pháp định khác được thành lập theo luật pháp Mỹ, hay bất kỳ bang hoặc lãnh thổ nào thuộc Mỹ, hoặc quận Colombia, nếu những người tự nhiên được mô tả trong tiểu đoạn (A) sở hữu, trực tiếp hay gián tiếp, hơn 50 phần trăm tổng lượng vốn hoặc các lợi ích khác trong các tổ chức pháp định đó.

MỤC.3. GIA TĂNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI CÁC CÁ NHÂN LẠM DỤNG MỘT CÁCH  NGHIÊM TRỌNG VÀ LIÊN TỤC CÁC QUYỀN CON NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC QUỐC TẾ CÔNG NHẬN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TRUNG QUỐC HOẶC CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH HỌ.

(a) Nhìn chung.–Bất kỳ cá nhân nào vẫn có tên trong danh sách được lập ra theo mục 2(b)(1)(A) trong hai năm liên tiếp, và không được xác nhận một cách đặc biệt rằng đã cam kết hoặc bồi hoàn trách nhiệm cho việc vi phạm quyền con người nói chung đã được quốc tế công nhận, sẽ phải chịu hình phạt gia tăng hoặc bị trừng phạt, như sau:

(1) Những cá nhân này và các thành viên gia đình của họ sẽ bị từ chối tham gia hoặc hưởng lợi từ bất kỳ chương trình hoặc tổ chức liên bang nào.

(2) Tổng thống sẽ yêu cầu rằng các cá nhân trong danh sách theo mục 2(b)(1)(A), và thành viên gia đình họ, không tham gia hoặc thụ hưởng lợi ích từ bất kỳ chương trình hay tổ chức liên bang nào.

(3) Tổng thống sẽ ra lệnh đưa các cá nhân trong mục 2(b)(1)(A) và các thành viên gia đình họ ra khỏi bất kỳ chương trình hay tổ chức liên bang nào.

(4) Chậm nhất  vào ngày cuối cùng của năm tài chính, Tổng thống sẽ trình lên Ủy ban Quốc hội hữu trách một danh sách các thành viên gia đình bị từ chối tham gia hoặc hưởng lợi từ bất kỳ chương trình hoặc tổ chức liên bang nào.

(5) Ngoại lệ đối với mục này có thể bao gồm các thành viên gia đình mà được biết là đã công khai chối bỏ việc lạm dụng nhân quyền của các cá nhân có tên trong danh sách được lập theo mục 2(b)(1)(A) và những người mà đã đăng ký với các tổ chức hoặc chương trình liên bang được nhắc đến, vào ngày trước khi danh sách được mô tả theo mục này được trình lên Quốc hội.

(b) Những người vi phạm liên tiếp.–Bất kỳ cá nhân nào vẫn có tên trong danh sách được lập theo mục 2(b)(1)(A) trong ba năm liên tiếp, và không được xác nhận đặc biệt là đã cam kết hoặc chịu trách nhiệm cho việc vi phạm quyền con người nói chung đã được quốc tế công nhận, sẽ phải chịu hình phạt gia tăng hoặc bị trừng phạt, như sau:

(1) Trừng phạt tài chính.– Tổng thống sẽ áp dụng hình phạt được ủy quyền theo mục 203 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (50 U.S.C 1702) đối với cá nhân có tên trong danh sách theo quy định của mục 2(b)(1), bao gồm phong tỏa tài sản thuộc sở hữu, và hạn chế hoặc cấm giao dịch tài chính và các hoạt động chuyển giao tài sản của cá nhân nếu tài sản và thu nhập của tài sản đó ở Mỹ, trong phạm vi nước Mỹ, hoặc là trong phạm vi sở hữu hay kiểm soát của một người Mỹ.

(3) Miễn trừ.–Tổng thống có thể miễn trừ áp dụng tiểu mục này vì lý do tương tự được nêu ra ở mục 2(e) trên đây.

(c) Hiệu lực.–

(1) Các hình phạt.—Một người vi phạm, cố tình vi phạm, xúi giục vi phạm, hoặc là nguyên nhân gây ra vi phạm mục này hoặc mục 2(c) hoặc 2 (d) trên đây hoặc bất kỳ quy định, giấy phép, hoặc lệnh đã được ban hành để thực thi các mục đã nêu sẽ bị phạt theo quy định trong tiểu mục (b) và (c) của mục 206 của Luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp quốc tế (50 U.S.C.1705) tương đương với mức phạt đối với người vi phạm nhân quyền nói chung đã được quốc tế công nhận.

(2) Yêu cầu đối với các định chế tài chính.–

Chậm nhất 120 ngày kể từ ngày luật này có hiệu lực, Tổng thống sẽ ra quy định yêu cầu mỗi định chế tài chính của Hoa Kỳ có sở hữu hoặc kiểm soát tài sản mà tài sản hoặc thu nhập từ tài sản đó của một người nước ngoài có tên trong danh sách như quy định của mục 2(b)(1)(B) và những người sau này được xác định theo mục 3(b), chứng minh với Tổng thống rằng, theo như hiểu biết của định chế tài chính đó, định chế tài chính đã phong tỏa tất cả tài sản thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của mình nằm trong yêu cầu phong tỏa.

(d) Văn bản luật hướng dẫn thực hiện.– Giám đốc Cục dự trữ liên bang sẽ ban hành quy định, giấy phép, và các thủ tục cần thiết để thực thi mục này.

(e) Định nghĩa.–Trong mục này, thuật ngữ “chương trình hay tổ chức liên bang” là bất kỳ chương trình hay tổ chức nào nhận được quỹ từ chính phủ liên bang.

MỤC 4. TIẾP TỤC BẢO VỆ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN ĐÃ ĐƯỢC QUỐC TẾ CÔNG NHẬN, ĐẢM BẢO LUỒNG THÔNG TIN TỰ DO VÀ BẢO VỆ CÁC NHÀ BÁO NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG LĨNH VỰC TRUYỀN THÔNG Ở TRUNG QUỐC

(a) Hạn chế về I-Visas.–Mục 101(a)(15) của Luật Quốc tịch và Nhập cư (8 U.S.C1101(a)(15)(I)) được chỉnh sửa bằng cách bổ sung “theo mục 214(s)” vào trước “theo căn cứ”.

(b) Hạn chế  cấp visa đối với lãnh đạo công ty truyền thông thuộc sở hữu của nhà nước.–Mục 214 của Luật Quốc tịch và Nhập cư (6 U.S.C.1184) được chỉnh sửa bằng cách thêm vào đoạn cuối như sau:

“(s) Hạn chế cấp visa đối với lãnh đạo các công ty truyền thông thuộc sở hữu nhà nước.–

“(1) Nhìn chung.—trong trường hợp người nước ngoài là lãnh đạo của một tổ chức truyền thông do nhà nước quản lý của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và đang được phân loại theo mục 101(a)(150(I), visa của những người này có thể bị từ chối nếu bất kỳ nhân viên truyền thông nào của  Mỹ bị trục xuất, bị từ chối visa, hoặc đối mặt với sự đe dọa hay bạo lực trong quá trình làm việc ở Trung Quốc trong năm tài chính trước đó.

“(2) Visa của những người này, tương ứng với việc nhà báo hay nhân viên truyền thông của Mỹ làm việc ở Trung Quốc bị trục xuất, hoãn cấp hoặc từ chối visa trong năm tài chính trước đó, có thể bị từ chối hoặc hoãn cấp.

“(3) Vì mục đích của tiểu mục này–

“(A) thuật ngữ ‘nhân viên truyền thông dưới do nhà nước quản lý từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa’ tức là một đại diện của tổ chức truyền thông do nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sở hữu, điều hành hoặc kiểm soát, bao gồm–

“(1) Truyền hình Trung ương Trung Quốc;”(ii) Nhật báo Trung Quốc; “(iii) Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc; “(iv) Tin tức Trung Quốc; “(v) Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc; “(vi) Nhật báo Thanh Niên Trung Quốc; “(vii) Nhật báo Kinh tế; “(viii) Thời báo Toàn cầu; “(ix) Quang Minh Nhật báo; “(x) Nhật báo Pháp luật; “(xi) Nhật báo Quân giải phóng; “(xii) Nhật báo Nhân Dân; hoặc “(xiii) Tân Hoa Xã.

“(B) Thu hồi visa; tình trạng không nhập cư.–Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày luật này có hiệu lực, Tổng thống sẽ ra lệnh thu hồi, hoãn cấp, hoặc từ chối một số lượng đủ các visa đã được cấp cho lãnh đạo các tổ chức truyền thông do nhà nước quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tương ứng với việc các nhà báo hoặc nhân viên trong lĩnh vực truyền thông của Mỹ 12 tháng qua đã bị trục xuất, hoãn hoặc từ chối visa, và tra tấn, trước khi ban hành luật này.

“(C) Báo cáo về hạn chế truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc.–Bộ ngoại giao, trong Báo cáo quốc gia hàng năm về tình trạng nhân quyền sẽ bao gồm các thông tin và chi tiết về việc đe dọa, hạn chế đi lại, từ chối hoặc hoãn cấp visa, và trục xuất nhân viên truyền thông nước ngoài từ Trung Quốc và kiểm duyệt và chặn các trang web truyền thông trong phạm vi Trung Quốc.

“(D) Nhận thức của Quốc hội.— Quốc hội nhận thức rằng việc hạn chế các hoạt động của các nhà báo và nhân viên truyền thông Hoa Kỳ ở Trung Quốc và việc kiểm duyệt và ngăn chặn các trang Web thông tin làm phá hoại tính cạnh tranh của các công ty truyền thông Hoa Kỳ và cần được coi là một sự hạn chế đối với thương mại và lợi thế cạnh tranh không công bằng có lợi cho các tổ chức truyền thông do chính phủ Trung Quốc kiểm soát. Như vậy, chính phủ Mỹ nên liên kết với bất kỳ hiệp định đầu tư song phương nào, hiện đang được thương lượng, ngôn từ mà bảo đảm sự đối xử công bằng với các nhà báo, một số lượng tương quan visa dành cho nhà báo hai bên, và hoạt động tự do không bị bó buộc của các trang web tin tức ở Trung Quốc.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/8/7/美国国会5379号法案(草案)中译文-295690.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/9/2441.html

Đăng ngày 16-09-2014: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share