[Minh Huệ] Tôi là người tu Đại Pháp đắc được Pháp trong tù. Lúc bấy giờ, trước năm 1999, Đại Pháp được truyền bá rộng rãi và một người cai tù là người tu Đại Pháp. Vì anh ta truyền bá Pháp trong tù, có hơn 30 tù nhân đang học Pháp. Lúc bấy giờ tôi hoàn toàn không tin nơi sự hiện hữu của Trời Phật. Tôi miễn cưỡng nhận ba quyển sách mà những người khác đưa cho tôi mượn: Chuyển Pháp Luân, Pháp giảng tại SydneyĐại viên mãn Pháp.

Khi đọc quyển Chuyển Pháp Luân, tôi nhảy phớt qua nhiều điều mà tôi không tin và đọc nó xong trong một ngày. Cho dù tôi không đọc nó kỷ, một vài chữ trong sách đã đập vào tâm tôi. Sau này, tôi tập bài công thứ năm thể theo Đại Viên Mãn Pháp. Khi tôi tập đến thế ‘gia trì thần thông hình trụ’ lần đầu tiên, tôi thình lình cảm thấy như tôi không cử động được thân mình tôi và biết được có một lực rất mạnh giữa hai bàn tay tôi, và bàn tay tôi sẽ nhảy lên nếu tôi đè nó xuống.

Tôi rất kích động và hơi sợ. Tôi nghĩ, ‘Phải chăng mọi điều trong sách này là thật?’ Sau khi xong những bài tập, tôi lấy quyển Chuyển Pháp Luân ra và đọc nó đến nữa đêm. Sáng hôm sau, tôi nong nóng đọc tiếp quyển Đại viên mãn Pháp. Tôi rất ngạc nhiên khi mở quyển sách ra, vì mỗi chữ mà tôi nhìn thấy là vàng ròng, giống như chúng được viết bằng vàng. Khi tôi mở quyển Chuyển Pháp Luân, nó phát ra đủ thứ màu sắc. Tôi bình tỉnh lại trong khi nhìn quyển sách và tự nói, ‘Đây là điều mà tôi đã đi tìm từ lâu, đây là ngôi nhà của tôi!’

Từ đó tôi học Pháp và tập Công mỗi ngày, tự xem mình là một người tu, và mỗi lúc tự hướng dẫn theo Pháp.

Nhà tù khác với bên ngoài. Tôi không có được một băng thâu âm các bài tập và không thể có được một nơi tập công chung. Người cai tù tu, những lúc rỗi rảnh, gom những tù nhân tu luyện lại và dẫn chúng tôi đến quản giáo đường và nơi đó chúng tôi trao đỗi kinh nghiệm, và tôi được tiến bộ rất nhiều. Tôi dùng chiếc máy điện toán mà tôi được trách nhiệm (tôi làm việc trong một phòng máy điện toán trong nhà tù) để in ra nhiều bài Pháp giảng của Sư phụ và những tài liệu của Đại Pháp và phân phối chúng cho những người tu. Mỗi lần có bài giảng của Sư phụ ra, người cai tù tu luôn đưa nó cho tôi và kêu tôi đánh máy, in và phát ra cho giữa những người tu khác. Tôi đưa mười bổn cho mỗi phòng giam mà có hơn 50 người. Ai có muốn đọc thì có thể đọc. Những ai muốn tập luyện thì nhận được những sách miễn phí. Có từ 70 đến 80 người tập luyện Đại Pháp và gần 1, 000 người được đọc những sách Đại Pháp.

Sau ngày 25 tháng 4, 1999, không khí trong nhà tù bị xiết chặt lại. Tất cả những sách Pháp luân Công đều bị tịch thu và các tù nhân không được phép tập Công. Những ai vi phạm sẽ bị trừng phạt nặng nề. Để tránh thất thoát cho Đại Pháp, tôi thu về hết tất cả những sách Đại Pháp mà tôi đã cho ra, nhưng tôi không lấy lại những sách của những ai mà muốn giữ chúng. Chỉ có một số ít người là dám giữ, vì nếu họ bị bắt đươc có một quyển Đại Pháp, thì thời hạn giam của họ sẽ bị gia tăng. Tôi đưa các quyển sách cho người cai tù tu và xin anh ta giữ kỷ chúng. Tôi giữ một quyển cho tôi. Trong hai tháng sau đó, chỉ có một ít người tập Công, và tập trong bí mật. Thời bấy giờ, tôi chỉ tập Công vào lúc 3:00 hoặc 4:00 giờ sáng mỗi ngày. Các cai tù và tù nhân theo dõi mỗi người trong tù 24 giờ một ngày, và nhiều lần tôi bị bắt gặp đang tập Đại Pháp. Vì chúng tôi quen biết nhau, nên tôi không bị phạt.

Sư phụ nói, ‘Sóng lớn lọc cát, và tu luyện chính là thế đó. Những gì còn lại sau cùng sẽ là vàng ròng’ (Chuyển Pháp Luân). Khi tôi không ngừng học Pháp, tôi học được càng ngày càng nhiều Pháp lý. Tôi hiểu một cách sâu xa rằng con đường trước mặt tôi đã trở nên càng lúc khó khăn hơn. Tôi phải buông bỏ sự chấp trước của tôi vào thời hạn cầm tù, vào sự đoàn tụ với gia đình, vào cái kiêu hảnh của tôi làm một người mạnh giữa những người thường và nổi lo sợ bị các thứ hình phạt dùng trong tù cho tôi. Sư phụ nói, ‘Khi đối diện với những vấn đề thật quan trọng, nếu một sanh mạng mà có thể nhìn thẳng sự vật mà không một chút quan niệm hậu thiên, thì người đó có thể thật sự tự trách nhiệm lấy mình. Sự sáng suốt đó là trí huệ, và nó là khác với cái mà người thường gọi là sự ‘thông minh’.’ (Bài ‘Chư vị hiện hữu vì ai?’trong Tinh tấn yếu chỉ).

Tôi muốn tự trách nhiệm lấy mình; cuộc đời tôi phải là vì Phật Pháp, vì Chân lý! Khi sự quyết tâm của tôi càng ngày càng mạnh mẽ, thì những chấp trước của tôi đối với những vấn đề của người thường bớt dần. Tôi đỗi cách tu luyện dấu diếm của tôi và tôi từ nay tu luyện và học một cách đường đường chính chính. Lúc bấy giờ, người giám đốc đương thời thường nói với tôi và yêu cầu tôi tôi hãy nghĩ đến các hậu quả. Tôi nói một cách quả quyết, ‘Không gì có thể làm tôi bỏ Phật Pháp, bỏ Chân lý!’ Người giám đốc không nói một lời nào và bỏ đi.

Sau ngày 20 tháng 7, 1999, tà ác bao trùm quả đất và các cai tù như trở thành những con người khác. Các viên chức nhà tù đưa ra một mệnh lệnh là lập một danh sách đặc biệt những tù nhân hiện đang tập luyện và đã tập luyện Đại Pháp. Tôi là người đầu tiên được nói đến. Người trưởng phòng giáo huấn nói với tôi, ‘Anh không thể tập Pháp Luân Công nữa. Đây là một mệnh lệnh!’ Tâm tôi bị một vố nặng và tôi rất sợ, nhưng tôi đọc thầm trong tâm, ‘Nan nhẫn, năng nhẫn, Nan hành, năng hành!’ (Chuyển Pháp Luân), tôi tự khuyến khích mình và nói, ‘Tôi không thể bỏ tập luyện. Tôi không có sai.’ Người giám đốc phát điên lên vì không một tù nhân nào trong tù dám nói lại với ông. Ông tát vào mặt tôi và ra lệnh tất cả những tù nhân mà trước đây tập luyện phải nhóm họp lại tất cả. Ông hỏi mỗi người, ‘Ai muốn tập Pháp Luân Công? Có ai không thể bỏ tập luyện không?’ Cho dù tôi khá sợ hãi, tôi biết rằng đây là một thử thách mà tôi phải vượt qua, vì tà ác đang thử thách những người tu Đại Pháp. Tôi bước lên hai bước và nói, ‘Tôi không thể bỏ!’

Gương mặt người giám đốc đỏ lên vì giận. Họ tịch thu tất cả những tài liệu Đại Pháp của tôi, kể cả một bổn Chuyển Pháp Luân chép tay và những kinh văn khác. Tối hôm đó tôi bị giam trong một phòng giam cá nhân (phòng giam cô lập cho một người). Tâm tôi bình tỉnh lại rất nhanh và tôi hiểu rằng tôi đã qua được cuộc trắc nghiệm, cho dù là không khá lắm. Nhiều ngày sau đó, những người từ Đơn vị Giáo huấn kêu tôi lên để tra vấn và họ xóa hết mọi điều trong máy điện tính của tôi. Tôi bị chuyển đến một nhóm tù gồm những tù nhân già yếu và tàn tật. Thời bấy giờ, tôi trở nên quen biết với một người bạn tu họ Vương (Wang). Từ đó, chúng tôi cùng nhau tiếp tục trên con đường khó khăn của tu luyện và Chính Pháp.

Vào đầu năm 2000, tôi bị thưa về học Pháp và tập Công và bị giam trong phòng giam cá nhân cùng với người tu họ Vương. Các viên chức nhà tù dự định gia tăng thời hạn giam của chúng tôi và chuẩn bị bằng chứng để gia tăng. Tôi đồng ý làm theo lời của người giám đốc Sở Chánh trị và Vương là bạn với người giám đốc Sở tra cứu. Hai người giám đốc này thường khuyên chúng tôi viết một tờ tuyên bố bảo đãm hứa rằng chúng tôi sẽ tạm thời ngưng tập luyện tập và như vậy sẽ được thả ra khỏi phòng giam cá nhân.

Sau đó, Vương và tôi cả hai đều rất hối hận về quyết định này của chúng tôi. Chúng tôi đang làm đúng! Tại sao chúng tôi lại viết ra một tờ bảo đãm như thế? Phải chăng đó là vì cái tâm sợ hãi của con người thường? Chúng tôi phải cương quyết tiêu trừ nó nếu chúng tôi khám phá ra một cái gì như vậy nữa! Chúng tôi bàn với nhau điều này và bắt đầu tập luyện. Đầu năm 2000, chúng tôi nói chung là bị cắt đứt với bên ngoài và không thể có được những kinh văn và sách của Sư phụ. Chúng tôi lại bị gữi đi phòng giam cá nhân tháng ba 2000. Lần này tâm tôi rất bình tỉnh. Khi các viên chức tù gữi người đến để ra lệnh cho tôi viết một tờ khai bảo đãm, tôi từ chối viết nó và bị giam hơn một tháng. Tôi không còn bị gọi viết một tờ bảo đãm nữa và được thả ra vô điều kiện từ phòng giam cá nhân. Tôi bị thuyên chuyển đến Khu giam số 1 và chia cách với Vương, nhưng chúng tôi thường được nhìn thấy nhau.

Tháng 8, 2000, mẹ tôi đến thăm và đưa cho tôi hai bài Pháp giảng của Sư phụ. Nhiều ngày sau đó, người cai tù tu (mà đã bị cách chức) mạo hiễm đưa cho tôi thêm hai bài giảng Pháp nữa của Sư phụ. Sau khi đọc chúng xong, tôi có cảm giác rất sâu xa rằng là một người tu Đại Pháp, tôi không thể thờ ơ khi Đại Pháp đang bị tấn công bỡi những lời thóa mạ tà độc. Tôi phải bước tới, phải chứng thực Đại Pháp, làm sáng tỏ sự thật và đi Bắc kinh! Tôi phải đi quảng trường Thiên an Môn và làm sáng tỏ sự thật cho mọi người trên thế giới! Tôi chợt hiểu vì sao các người tu đi quảng trường Thiên an Môn. Nhưng nếu tôi không thể ra khỏi tù? Tôi cũng phải làm mọi điều mà tôi có thể làm vì Đại Pháp! Tôi quyết định viết một lá thơ khiếu nại. Cho dù tôi biết rằng nhà tù sẽ không gữi nó đi cho tôi, tôi vẫn phải để cho mọi người thấy được sự kiên trì của những người tu Đại Pháp vì Chân lý! Tôi viết một ‘bức thư ngỏ’ và nói lên nguyện vọng thiết tha của tôi. Tôi nói với mọi người, ‘Pháp luân Đại Pháp là chánh Pháp. Các lời thông tin là bịa đặt và lừa dối!’

Tôi đưa ra lá thư và các viên chức rất sợ hãi. Họ gữi người để theo dõi sát tôi và thình lình khám xét đồ đạc của tôi. Họ tịch thu những bài giảng của Sư phụ và lại gữi Vương và tôi đi phòng giam cá nhân ngày 30 tháng 8, 2000. Chúng tôi mang còng chân và tay. Chúng tôi bị cột trên một chiếc giường sắt, cũng được gọi là ‘giường của người chết’1. Tôi bị tra tấn trong bốn tháng, cho đến Tết Nguyên đán. Trong thời gian này, chúng tôi bị khổ vì nóng lạnh và đói, nhưng tâm của chúng tôi cương quyết như sắt thép. Các cai tù theo dõi chúng tôi rất thán phục chúng tôi và nói, ‘Những người tu Pháp Luân Công thật vĩ đại!’

Trong bốn tháng đó, chúng tôi bị buộc phải nghe những lời tuyên truyền trên báo chí và bị kiểm thảo trong những buổi họp công cộng. Các giám đốc của Văn phòng hành chánh nhà tù cuối cùng sắp gia tăng thời hạn giam của chúng tôi. Tôi không cảm thấy bị hăm dọa và liền lạnh lùng nói với họ, ‘Tôi sẽ tiếp tục tu luyện Đại Pháp cho đến cùng. Tất cả những lời thông tin đều là tuyên truyền lừa bịp và thóa mạ Đại Pháp. Các người muốn làm gì thì làm. Là những người tu Đại Pháp, chúng tôi sẽ không một lời than van.’ Cuối cùng, hai người giám đốc còn công nhận, ‘Chúng tôi biết anh không sợ!’ Vì không có luật lệ nói về trường hợp của chúng tôi để áp dụng, tà ác cuối cùng ngừng tra tấn chúng tôi. Sau lễ đầu Xuân, chúng tôi được thả ra khỏi phòng giam cá nhân, nhưng bị theo dõi sát suốt ngày đêm. Trong hai năm đó từ 2001 đến 2002, tôi không được nghe biết một chút gì về thế giới bên ngoài và cả không được đọc một chương của Chuyển Pháp Luân. Hai năm qua dưới sự giám sát chặt chẻ, tôi có thể cảm giác mạnh mẽ sự can nhiễu từ người thường trong 24 tháng đó, và những tâm lý của người thường trong tôi không ngừng xuất hiện, giống như lặn hụp trong một hồ nhuộm to. Tôi không thể học Pháp và tập Công. Tôi cảm thấy rất buồn. Thời hạn giam của tôi bị gia tăng thêm hai năm. Trong hai năm đó, khi có người tò mò hỏi về Pháp Luân Công, tôi nói cho họ nghe sự thật về nó.

Sau khi những người tu tại Trường Xuân làm sáng tỏ sự thật về vụ ‘Tự thiêu tại quảng trường Thiên an Môn’ qua đài truyền hình cable-TV ngày 5 tháng 3, 2002, điều mà tôi không được thấy, chúng tôi bị đòi hỏi viết ‘bốn điều tuyên bố’2. Tôi cương quyết từ chối. Ngày 25 tháng 3, bạn tu Vương và tôi lại một lần nữa bị giam trong phòng giam cá nhân. Tôi ở nơi đó đến ngày 8 tháng 7 sau đó tôi bị di chuyển đi khám tù Jilin (Cát Lâm).

Tôi bị cắt đặt vào Đơn vị số 1. Cũng y như cách họ làm đối với những người tu khác, năm tù nhân thông thường tức thời bắt đầu theo dõi tôi sát 24 trên 24. Trước khi đắc Pháp, tôi trách nhiệm điều khiển những tù nhân khác. Tôi đã bị tù hơn tám năm và rất quen thuộc với môi trường nhà tù. Cảnh sát tù và các tù nhân khác, vì vậy, không quá nghiêm khắc đối với tôi, điều đó cho tôi cơ hội để gặp những bạn tu. Đó là lần đầu tiên tôi được liên lạc với những người tu từ bên ngoài.

Cũng như đã nói ở trên, năm hoặc sáu tù nhân theo dõi một người tu và tra tấn họ với mọi thứ phương pháp, như là ‘ngồi thẳng’ (sitting board), ngồi với hai chân khép kín và thẳng người, lưng thẳng và mắt mở. Thông thường, các người tu bị bắt ngồi từ 5:30 sáng đến 7:30 tối, có khi đến 10:00 tối. Người tu thường bị đánh và đá tàn bạo nếu họ nhút nhít. Duới sự hành hạ như vậy một thời gian, những người tu Đại Pháp sẽ bị bắt viết ‘bốn điều tuyên bố’. Ai từ chối sẽ phải chịu những hình thức tra tấn vô nhân đạo. Một số viên chức cảnh sát tà ác cả nói thẳng với những tù nhân trách nhiệm theo dõi những người tu Đại Pháp, ‘Tôi không cần biết các anh làm sao. Nếu họ không viết ‘bốn điều tuyên bố’ trước thời hạn, thì tất cả các anh sẽ phải chịu hậu quả.’

Nhận được những chỉ thị như vậy từ cảnh sát, các tù nhân hình sự mà đã phạm vô số tội lỗi này sẽ hăng hái nhãy vào cơ hội đó để tra tấn dã man những người tu Đại Pháp. Một số đẫy những người tu xuống và dùng bốn người đè trên họ, và dã man đánh họ với một tấm bảng rộng 25-30 tấc, bề dài 70-80 tấc và dầy 2-3 tấc từ đỉnh đầu cho đến gót chân. Cứ mỗi 15 phút, lại làm lại. Nhiều người tu bị đánh nặng nề đến độ đầy cả mình và sau lưng bị những vết bầm và cắt, đầy những dấu đen và tím bầm, và phải nhờ đến hai hoặc ba người giúp họ đi nhà cầu. Một số không cho những người tu đi ngủ trong 7 hoặc 8 ngày liên tiếp. Một số giữ kềm người tu và cào vào bàn chân của họ. Có người tập đánh tạ trên mình người tu vào giữa đêm, bốn hoặc năm người cùng một lúc. Có người khóa chân và tay của người tu vào thành sắt của chiếc giường và sau đó ép đè những thanh cây, ve chai và những thứ khác trên ngực và sau lưng người tu. Nhiều người tu bị thương tích và cả tàn tật vì những cuộc tra tấn dã man này. Khám tù là nơi đầy những tà ác.

Sau này cảnh sát lại ra lệnh cho tôi phải viết ‘bốn điều tuyên bố’. Tôi bị ảnh hưởng của những tư tưởng con người thường, như là ‘tôi không bị bắt làm một điều gì chống Đại Pháp, thời hạn của tôi sẽ kết thúc trong hai hoặc ba tháng, tôi có thể sẽ phải bị gữi đi trại lao động.’ Tôi chấp nhận sự đòi hỏi của họ và lại viết ra ‘bốn điều tuyên bố’ lúc bấy giờ. Ngày hôm sau, tôi cảm thấy như là tôi bị bệnh, khiến cho tôi hiểu rằng tôi đã làm một điều sai lầm nghiêm trọng. Sau khi chia sẻ ý nghỉ của tôi với những bạn tu, tôi quyết định sữa sai sự tàn hại và tức thời viết một tuyên bố rằng những tuyên bố trước đây là vô giá trị. Khi tôi muốn đưa ra tờ tuyên bố của tôi cho những viên chức đó, không ai muốn gặp tôi. Họ kêu những tù nhân kiểm soát tôi chặt chẻ. Tôi rất hối hận lúc bấy giờ là đã hợp tác với tà ác trong một trạng thái mơ mơ hồ hồ. Sau này, ngày 30 tháng 12, tôi được thả ra trước thời hạn.

Về nhà, tôi được đọc những bài giảng Pháp của Sư phụ và những sách Tinh tấn yếu chỉ, Đạo Hàng, Du hành Bắc Mỹ dạy Pháp, và Dạy Pháp ở Pháp hội Philadelphia 2002, Mỹ quốc. Bấy giờ tôi ý thức được tầm quan trọng của sự sai lầm mà tôi đã làm. Sư phụ nói, ‘Là một đệ tử Đại Pháp, mọi điều ở nơi chư vị là hình thành bởi Đại Pháp và là chánh nhất, và nó chỉ có thể là làm chánh lại những gì bất chánh. Vì sao chư vị có thể cúi đầu trước tà ác? Vì sao chư vị có thể hứa hẹn một điều gì với tà ác? Cho dù nếu nó không là thật từ nơi tâm chư vị, nó vẫn là chịu thua cho tà ác. Đó là một hành động xấu đối với cả giới con người, và Thần nhất định không làm điều như vậy.’ (‘Đại Pháp bất khả hủy’, từ Tinh tấn yếu chỉ 2). Mỗi lời của Sư phụ như là đâm sâu vào trong tận đáy tim tôi, như một kim sắt, và làm cho tôi hiểu được sự nghiêm trọng của sự tu luyện và Chính Pháp thật sự huyền diệu tuyệt vời đến thế nào.

Đại Pháp đã ban cho tôi một đời sống mới! Đại Pháp đã làm cho tôi thức giác những nguyên lý của vũ trụ! Trong sự học Pháp, phát chính niệm và làm sáng tỏ sự thật, tôi sẽ chắc chắn làm tốt ở mỗi bước đi và xứng đáng với Sư phụ đại uy đức của chúng ta, xứng đáng với hằng triệu năm chờ đợi, với những chúng sanh đang chờ đợi vào tôi.

9-3-2003

Ghi chú trong bản tiếng Anh:

1. Trong cách tra tấn gọi là ‘giường của người chết’, tứ chi của người tu bị căng ra và cột vào bốn góc giường sắt lạnh như nước đá. Người tu không thể cử động. Cũng không được phép ngồi dậy để ăn uống hoặc đi nhà cầu. Sự hành hạ này sẽ kéo dài trong từ nhiều giờ đến hơn hai tuần lễ. Loại tra tấn dã man này khiến cho người tu bị ảnh hưởng trầm trọng cả tinh thần lẫn thể chất.

2. ‘Bốn điều tuyên bố’ đòi người tu phải hứa từ bỏ tu luyện Đại Pháp, nói lên sự hối hận vì đã tập luyện Đại Pháp, hứa sẽ không đi Bắc kinh để khiếu nại, sẽ không liên lạc nữa với những người tu khác và khai ra tên họ và nơi chốn ở của những người này.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/2/25/45201.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/3/9/33093.html.

Dịch ngày 28-10-2003; đăng ngày 30-10-2003; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share