Bài của một bạn tu Đại Pháp người Ukraine

[Minh Huệ] Nay đã được ba năm từ khi tôi bắt đầu học tập Pháp luân Đại Pháp. Hiện nay tôi là một sinh viên Đại học Mỹ thuật ở Ukraine. Trước đây không bao lâu, tôi bỗng nhiên nảy sinh một ý thích mãnh liệt: Tôi muốn giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người qua những hình ảnh nghệ thuật như là tranh vẽ hoặc thiết kế vũ đài sân khấu v.v. là những điều mà người dân thường đã quen và hiểu được. Tôi sốt sắng hy vọng trình bài được cái ảnh hưởng sống động mà sự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho nghệ thuật của tôi. Tôi muốn diễn đạt cái cảm giác và hiểu biết Đại Pháp qua những bức tranh tôi vẽ và như vậy phô bài sự tuyệt vời của Pháp Luân Đại Pháp.

Trong quá trình phác họa hàng loạt các bức tranh, tôi đi từ cái ý tưởng này qua cái cảm khái đầu tiên một cái gì rất thanh thoát và đẹp đẽ dần đến một cái gì càng lúc càng rõ rệt hơn. Tôi hiểu được rằng sự tu luyện là quan trọng, là thần thánh và có ý nghĩa hơn tất cả mọi điều đeo đuổi nào khác trong đời tôi. Tôi nhớ lại sự thiện lành mà Đại Pháp và các người tu Đại Pháp đã và đang truyền rải trong nhân gian, tất cả những gì tốt đẹp nhất mà Sư phụ đã ban cho chúng ta, và sự biết ơn vô cùng của tôi. Tôi thể hiện tất cả những điều đó vào trong những đồ hình của tôi. Trong thời gian đó, tôi thường thất bại trong việc giữ gìn tâm tính. Tôi hiểu được rằng tôi có rất nhiều những yếu điểm. Tôi cảm giác thấy tôi bị què quặt trước sự tôn nghiêm đó và Sư phụ sẽ buồn mà nhìn thấy tôi. Cái cảm giác xấu hổ và sự đau khổ ấy khiến tôi càng tinh tấn hơn lên.

Nhờ những sự ngộ đó, tôi đặt trọng tâm vào việc học Pháp thêm hơn và học những kinh văn mới của Sư phụ. Tôi biết chắc chắn điều này sẽ tốt cho tôi và cho mọi người, vì nó không thể thay thế bởi sự vẽ vời nhiều tranh. Sư phụ của chúng ta muốn chúng ta tu luyện trước, như vậy chúng ta sẽ có thể thực hiện tốt hơn những công tác của Đại Pháp. Sư phụ nói, “Chư vị không thể làm công tác Đại Pháp mà không học Pháp, nếu không nó sẽ là một người thường làm công tác Đại Pháp. Phải là đệ tử Đại Pháp làm công tác Đại Pháp… đó là điều đòi hỏi nơi chư vị”. («Pháp giảng tại Washington, DC quốc tế Pháp hội» trong cuốn «Đạo Hàng») Lúc bấy giờ, tôi cảm thấy vô cùng thỏa mái, và phát chính niệm mỗi giờ.

Tôi rất cao hứng khi quyết định cho ra thiết kế vũ đài kịch viện lấy tên là ‘Hành trình đi đến thế giới của Chân thiện Nhẫn’ làm học trình của học kỳ này vì tôi có thể sử dụng những năng khiếu đặc biệt mà tôi đã học được để phô diễn sự tuyệt vời của Đại Pháp trong thế giới nhân loại cho nhiều người được nhìn thấy, kể cả những sinh viên, giáo sư và bạn bè nơi đại học này.

Tôi bắt đầu đồ hình của tôi và sáng tác một cách tự tin. Ý kiến của tôi rất được chấp nhận bởi những vị giáo sư hướng dẫn. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên thay, tôi bắt đầu trở nên bất định. Hình thức của sự can nhiễu rất tế nhị. Nó không dễ gì nhận ra bộ mặt thật của sự bất định này vì chúng cũng xuất hiện như rất ‘có ý nghĩa’. Tôi nhớ lại đoạn văn này trong quyển «Chuyển Pháp Luân» về những ‘ngiệp tư tưởng’ (Bài giảng thứ sáu, ‘Chủ ý thức phải mạnh’). Tôi gia tăng chủ ý thức của tôi để thanh trừ chúng. Một thời gian ngắn sau, sự can nhiễu tự nó biến mất. Tôi hầu như quên lãng nó và tiếp tục công tác đồ hình của tôi.

Ngày 13 tháng năm, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, tôi mở một cuộc triển lãm nhỏ với 12 bức tranh. Tôi được khuyến khích bởi việc có nhiều người được ảnh hưởng bởi những bức tranh đó. Người ta cho ra những lời phê bình rất tốt; họ cũng đọc những bài thơ của Sư phụ trên các bức tranh. Họ ngắm nhìn các cô tiên nữ mang những chữ ‘Chân Thiện Nhẫn’ và lắng tai nghe sự trình bài của tôi, tất cả đều nhìn nhận Đại Pháp một cách đúng đắn và chấp nhận nó. Họ hình như nhìn thấy được cái đẹp và trong sạch của Đại Pháp qua trí huệ mà tôi đạt được từ Đại Pháp.

Tôi nói với mọi người rằng tranh của tôi trở nên đẹp đẽ hơn sau khi tôi tu luyện Đại Pháp vì Đại Pháp giúp tôi tìm được đường lối nghệ thuật của riêng tôi. Chính Đại Pháp đã đưa tôi đến chỗ ngộ được ý nghĩa và giá trị của chân nghệ thuật của tôi. Nguyên lý Đại Pháp ‘Chân Thiện Nhẫn’ có sức mạnh đánh thức mạnh mẽ trong tôi như vậy. Những chữ đó thật đẹp đẽ biết bao nhiêu. Dùng nguyên lý làm đề tài, ôi biết bao nhiêu bức tranh đẹp đẽ, rực rỡ và trong sạch vô ngần có thể được vẽ ra! Nó sẽ mang người ta đến cỡi hạnh phúc vô biên, và khiến cho họ muốn phát biểu sự tốt lành trong sạch ở trong tâm họ ra. Mọi người đều đồng ý về những tư tưởng đó của tôi và họ thành thật chúc tôi thành công.

Đồ hình mỹ thuật của tôi sẽ được trưng bài hai tuần sau đó. Tôi chuẩn bị một cách rất hạnh phúc. Tôi có một niềm tin sâu xa rằng đồ hình của tôi sẽ được mọi người yếu mến vì nó là sự phối hợp giữa cái đẹp tự bên trong và bên ngoài (intrinsic and extrinsic). Tuy nhiên tôi vẫn còn phải gặp một vài thử thách trước khi cuộc triển lãm bắt đầu. Khi phần lớn đồ hình của tôi đã được tô điểm trên bực thềm (platform), một người bạn trai cùng lớp của tôi đã đưa ra ý kiến của anh ta một cách rất hùng hổ vì anh ta không được vui. Anh ta là một người mê nghệ thuật tân thời. Anh ta nói ra một lô những lời lẽ nặng nề như là cố tình làm cho tôi hiểu được rằng đồ hình của tôi là vô ích thôi. Anh ta còn nói anh ta không chịu nổi khi nhìn thấy nó. Điều anh ta nói hoàn toàn quá sức tưởng tượng của tôi. Tôi bị chấn động, và cảm thấy buồn. Đó không phải vì kỹ thuật đồ hình của tôi, mà vì cách không đúng đắn mà anh ta khi nhìn Đại Pháp. Tôi hiểu ra sự xuống dốc trầm trọng của quan niệm nhân loại về cái đẹp và nghệ thuật ngày nay. Tôi cũng tìm thấy sự chấp trước của chính tôi trong sự thiếu quyết đoán và sợ bị mất danh tiếng. Tôi tự nói với tôi là nếu họ nghĩ như vậy, họ có thể là đúng, tối thiểu cũng trong một số phương diện nào đó. Người bạn lớp này là một người yêu nghệ thuật tân thời — anh ta không thích bất cứ cái gì không thuộc về nghệ thuật tân thời. Tôi cố gắng rất nhiều để giải thích cho anh ta hiểu ý nghĩa bên trong của đồ hình tôi. Tôi tin rằng phận sự đầu tiên của người đệ tử Đại Pháp là đối với mọi người đang bị đánh mất thiện tâm — sử dụng trí huệ và thiện tâm sẵn có để hướng dẫn họ trở về con đường chính. Công việc của các đệ tử Đại Pháp rất phức tạp và khó khăn — giúp cho người khác hiểu biết được Đại Pháp và giúp họ thành thật chấp nhận Đại Pháp. Tôi cố gắng thật nhiều để giải thích cho người bạn lớp này hiểu ý nghĩa của đồ hình mỹ thuật của tôi. Tôi nói với anh ta vì sao tôi sử dụng danh hiệu này cho đồ hình và điều gì tôi muốn diễn tả qua nó. Thật đáng ngạc nhiên thay, không đầy một phút sau đó trong lúc tôi bắt đầu bàn luận với một cô bạn lớp (cũng là một người tu Đại Pháp) vì sao tình trạng này đã xảy ra như vậy, thì người bạn trai đó bước về phía tôi và xin lỗi tôi về hành động bất nhả của anh ta.

Khi tôi nói chuyện với người bạn trai này và những người khác, tôi nói rằng vì sao tư cách tốt là quan trọng, vì lỗi lầm của ta có thể ảnh hưởng rất xấu đến những người chung quanh. Tôi sẽ cố hết sức để hạn chế tối đa và sửa chửa những lỗi lầm và hành động sai của mình. Kết quả là một lô những người nghệ sĩ và điêu khắc gia cũng như giáo sư trong đại học đã có một cơ hội để biết Pháp Luân Đại Pháp và nguyên lý của Đại Pháp: Chân Thiện Nhẫn. Một điêu khắc gia danh tiếng, Ông B.Z. Vuchetich (nhà sáng tạo điêu khắc ‘Quê Hương – Mẹ’ (Homeland – Mother”) và tượng đài (monument) ‘Những nhà sáng lập ra Kiev’) đã cho ra một lời khen tặng cao giá cho sáng tác của tôi. Ông nói ông chưa bao giờ nhìn thấy một đồ hình đẹp đẽ như vậy từ khi ông gia nhập hội đồng tổ chức của đại học.

Tôi hy vọng tất cả các bạn tu Đại Pháp có thể mạnh mẽ tinh tiến. Xin cảm tạ đã đọc bài văn này. Nếu có điều chi không đúng, xin chư vị vui lòng chỉ điểm để điều chính lại.

* * * * *

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/7/20/24311p.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/7/12/33197p.html

Dịch ngày 31-7-2002 từ tiếng Anh; bản dịch có thể được chỉnh sửa để sát hơn với nguyên tác.

Share