Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 06-07-2014] Tôi từng nghĩ rằng mình là một người có tư tưởng cởi mở, nhưng đó là khi tôi đánh giá mọi thứ dựa trên tiêu chuẩn của người thường. Còn bây giờ tôi đang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi cần phải nâng cao tiêu chuẩn để đo lường bản thân.
Dễ nổi nóng
Trước đây, tôi thường không ý thức được tính khí của mình, đó là nguyên nhân khiến tôi dễ nổi nóng. Chính sự nóng giận đã khiến tôi chịu nhiều tổn thất.
Khi bình tâm lại, tôi suy nghĩ về hành vi của mình và nhận ra rằng tôi dễ nổi nóng bất cứ khi nào có ai đó đối xử không tốt với tôi, nói xấu tôi, hoặc tranh đoạt lợi ích của tôi.
Đặc biệt là vào năm ngoái, các tình huống như vậy đã liên tiếp xảy đến với tôi. Tôi đã không thể vượt qua được các khảo nghiệm này, và tôi cảm giác như có một thứ gì đó đang đè nặng lên tôi.
Đôi khi tôi nổi nóng ngay khi có ai đó nói một câu không hợp ý tôi, và sau này tôi thậm chí còn không muốn nói chuyện với người đó nữa.
Đặc biệt tôi rất dễ nổi nóng khi bị đối xử bất công. Và ở tôi sẽ xuất hiện các hành vi tranh đấu, cãi lộn, giận dữ, căm hờn, và cả những suy nghĩ tiêu cực khác.
Tính ích kỷ là nguyên nhân căn bản
Khi hướng nội, tôi phát hiện ra tâm tranh đấu, tật đố, cộng với tâm danh lợi và những dục vọng cá nhân khác đã khởi tác dụng. Ngoài ra, khi tôi học Pháp, một loại chấp trước khác đã lộ ra: chấp trước vào tình.
Sư phụ đã giảng:
“Vì con người có ‘tình’, nóng giận là ‘tình’, ưng ý là ‘tình’, yêu là ‘tình’, hận cũng là ‘tình’; vui thích làm điều [nào đó] là ‘tình’, không thích làm điều [nào đó] cũng là cái ‘tình’ ấy; thấy người này hay người kia dở, yêu thích làm gì đó hoặc chẳng yêu thích làm gì đó, hết thảy đều là ‘tình’; người thường chính là vì cái ‘tình’ ấy mà sống.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Trong tu luyện cá nhân, tôi nhận ra những biểu hiện của tình như: Tôi thích một thứ gì đó, và tôi muốn người khác đối xử tốt với tôi, bởi thế nên tôi có nhiều ham muốn.
Với những truy cầu và chấp trước này, từ trong thâm tâm, tôi không thực sự trân quý người khác.
Chính vì vậy, tình không phải là một thứ tốt trên phương diện này. Xuất phát điểm của tình chính là sự ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân và lo lắng bảo vệ lợi ích cá nhân.
Biểu hiện của cái tình ở tôi đó là: Nếu tôi thấy thứ mà tôi thích, tôi sẽ rất hạnh phúc, còn không thì tôi sẽ tránh xa nó.
Khi tức giận, tôi sẽ khó lòng bình tĩnh trở lại, tôi sẽ từ chối làm việc, và cũng không quan tâm đến những người khác.
Sau khi mọi việc kết thúc tôi mới bình tâm lại mà suy nghĩ: Tại sao lúc đó mình lại giận dữ như vậy? Tôi nhận ra rằng, bất cứ khi nào tôi bị tổn thương về vật chất hoặc tinh thần, cái tình sẽ thể hiện ra bề mặt.
Nếu một học viên không thể chịu đựng được và đẩy những đau đớn, mất mát và thương tổn sang một bên, thì mâu thuẫn thậm chí còn trở nên lớn hơn. Sau đó, tâm giận dữ sẽ biến đổi thành tâm tranh đấu, tật đố và các loại suy nghĩ tiêu cực khác.
Thậm chí mâu thuẫn còn có thể bùng phát, khi đó vấn đề sẽ không thể được giải quyết một cách lý trí và ổn thỏa. Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi nhận ra rằng tâm tật đố và tranh đấu có liên quan tới mặt xấu của con người với biểu hiện là tình. Nếu chúng ta có thể loại bỏ tình, thì những vấn đề hiện tại sẽ trở nên đơn giản và chúng ta có thể thấy trước hậu quả của những chấp trước này.
Sư phụ giảng:
“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công.” (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ I)
Cựu vũ trụ vốn có đặc tính ích kỷ và nó sẽ càng thể hiện xấu hơn tại những tầng thứ thấp hơn. Với tính ích kỷ, một người có thể bắt đầu cảm thấy mình cao hơn những người khác.
Bây giờ tôi đã thực sự nhận ra nguyên nhân tôi không muốn người khác bảo tôi cần làm những gì, đó là bởi trong tiềm thức tôi có tâm tranh đấu, tâm tật đố và tự tôn cá nhân.
Nếu một học viên không bằng lòng nghe chỉ đạo từ người khác, người đó sẽ không thể phối hợp với các thành viên khác trong nhóm trong khi tham gia làm các hạng mục Đại Pháp.
Và điều đó sẽ khiến học viên này gặp khó khăn trong việc tu luyện bản thân theo Đại Pháp. Nếu không loại bỏ được tâm tranh đấu, một cá nhân sẽ không có tư tưởng khiêm nhường và không thể phối hợp với những người khác.
Theo tôi hiểu, tâm ích kỷ chính là nguyên nhân của giận dữ. Xin hãy loại bỏ nó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/7/“生气”的背后是私-293153.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/19/1709.html
Đăng ngày 27-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.