[MINH HUỆ 19-07-2014] Ai trong chúng ta cũng đều có những “khổ nạn”. Khổ nạn có thể chia thành hai loại: trên cơ thể và lên tinh thần. Trước tiên hãy thử bàn về khổ nạn trên cơ thể. Con người được cấu tạo bởi các tế bào xác thịt, điều này dẫn đến lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy được chân tướng vũ trụ vượt trên tầng thứ của chúng ta. Vì thế mới có câu rằng: “Con người lạc vào cõi mê”. Thế nên cơ thể này mới không thể chịu được nóng, lạnh, đói, khát hay đau đớn, v.v. Cơ thể vật chất này có thể gây ra cho chúng ta rất nhiều khổ nạn.

Khổ nạn về tinh thần được gây ra bởi những quan niệm của con người trong không gian họ sinh sống. Khi sống trong xã hội loài người, con người bị rất nhiều thứ kích động, chẳng hạn như danh, lợi, tình, v.v.  Điều này khiến cho họ cảm thấy tự mãn về bản thân, và rằng họ giỏi hơn người khác nếu họ đạt được những điều trên. Nhưng nếu có ai đó không đạt được những điều này, họ dễ có suy nghĩ rằng cuộc đời này thật bất công. Họ cảm thấy buồn bực và đau khổ, đôi khi còn oán hận.

Khi một người bị ràng buộc quá nhiều vào danh, lợi hay tình, người ấy sẽ khó tránh khỏi việc làm tổn hại đến người khác, tức là họ sẽ tạo nghiệp. Cuộc sống giàu sang sẽ phải trả bằng những khó khăn của người thụ hưởng. Mỗi một khó khăn hay hoạn nạn là kết quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp.

Là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giữa người thường, vị ấy cũng phải loại bỏ những nghiệp lực này thông qua các khổ nạn. Vị ấy nên dùng tiêu chuẩn của Pháp để đo lường và nâng cao tâm tính cũng như tầng thứ của mình. Vậy người tu luyện Đại Pháp đối mặt với những khổ nạn về thể xác và tinh thần như thế nào? Thể ngộ của tôi về vấn đề này như sau:

Trong tu luyện, một người muốn tinh tấn và đề cao tầng thứ. Chịu đựng những khổ nạn trên thân thể cũng có thể giúp loại bỏ nghiệp lực. Nhưng điều này rất giới hạn. Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Tâm tính cao bao nhiêu công cao bấy nhiêu, đó là chân lý tuyệt đối.”

Người tu luyện nên chú trọng tới tâm tính của mình và đề cao thông qua việc chịu đựng khổ nạn về tinh thần.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Pháp môn chúng ta chủ yếu không theo cách ấy, mặc dù một phần cũng có tác dụng theo phương diện này. Chúng ta phần lớn là trong khi xung đột tâm tính giữa người với người mà chuyển hoá nghiệp lực; thông thường nó thể hiện tại đây. Con người ở trong mâu thuẫn, trong xung đột giữa người với người như vậy thì thậm chí vượt quá cả thống khổ loại kia. Tôi nói rằng thống khổ trên thân thể là dễ chịu đựng nhất, cắn răng là vượt qua được. Trong lúc lục đục giữa người với người, thì cái tâm kia mới thật là khó giữ vững nhất.”

Khổ nạn về tinh thần có thể do những qua niệm của người thường gây ra. Con người sống trong mê nên không thấy được chân tướng của vũ trụ. Danh tiếng, quyền lực và tình cảm là những thứ mà con người xem như sống mà không thể thiếu được. Những quan niệm này sẽ gây ra rất nhiều đau khổ. Khi con người mất chúng, họ sẽ cảm thấy bị gục ngã.

Tại sao ĐCSTQ sử dụng thủ đoạn “hủy hoại thanh danh” trong rất nhiều chiến dịch đàn áp người dân? Bởi vì nó biết rằng con người bị chính những thứ này ràng buộc, rằng nó có thể bức hại con người thông qua những ràng buộc của họ. ĐCSTQ cũng sử dụng chiêu thuật tương tự trong việc đàn áp các đệ tử Đại Pháp. Mặc cho cuộc đàn áp khủng khiếp chống lại các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, và các cố gắng như chụp mũ, làm mất uy tín hay huỷ hoại các học viên, nó vẫn không thể thành công. Tại sao lại như thế? Bởi vì các học viên tu luyện chiểu theo pháp lý vũ trụ. Họ đã buông bỏ được những ràng buộc vào danh, lợi, tình và đồng hoá bản thân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

Ngược lại, người không tu luyện sẽ bị ràng buộc bởi danh, lợi và tình. Đây là nền tảng của họ, và nếu như có ai đó chụp mũ, bôi nhọ, hạ thấp danh dự của họ, hay lấy đi tất cả những danh tiếng và lợi ích của họ, họ sẽ bị gục ngã, bị huỷ hoại bởi chính những ràng buộc của bản thân.

Buông bỏ nhân tâm và chấp trước người thường

Sư phụ đã chỉ thẳng cho chúng ta rằng phải buông bỏ ràng buộc vào danh, lợi và tình trong Chuyển Pháp Luân:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.”

Khi một người tu luyện không có tâm chấp trước, ma quỷ không thể quấy nhiễu anh ta. Trong lịch sử, thông qua việc chân chính tu luyện, nhiều bậc giác giả đã vượt qua vô số những khảo nghiệm, khổ nạn mà thiết lập uy đức trong quá trình tu luyện và đạt đến quả vị của mình.

ĐCSTQ đã cố gắng huỷ hoại thanh danh của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trong suốt 15 năm qua. Đối diện với những khảo nghiệm khắc nghiệt này, những ai có thể buông bỏ các chấp trước đều có thể vượt qua những thử thách to lớn này, lợi dụng hoàn cảnh tu luyện hiếm có kia mà thiết lập uy đức cho bản thân.

Vậy khổ nạn là gì? Đó là cảm giác của con người, do chính những chấp trước của con người gây ra. Khi một người tu luyện có thể buông bỏ tâm người thường, tức là vị ấy đã giải thoát cho mình khỏi những khổ nạn, siêu xuất khỏi những khảo nghiệm và khổ nạn, và cũng là chân chính vượt qua “bể khổ”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/6/30/体会“苦”-294104.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/7/19/2109.html
Đăng ngày 11-08-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share