[MINH HUỆ 11-03-2014] Trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã sử dụng rất nhiều phương tiện để bắt giữ và tra tấn hàng nghìn hàng vạn công dân tuân thủ pháp luật. Ngoài các nhà tù, trung tâm giam giữ và các trại lao động vốn đã quen thuộc thì còn tồn một cơ sở ít được biết đến nhưng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Thường được chính quyền Trung Quốc gọi là “trung tâm giáo dục pháp luật”, các cơ cấu này chính xác hơn được gọi là các trung tâm tẩy não.
Hoạt động như các nhà tù phi pháp, các trung tâm tẩy não giam giữ các học viên Pháp Luân Công theo thời hạn mà họ tự quyết định. Mục đích duy nhất của các trung tâm tẩy não là ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của mình. Để đạt được điều này, các trung tâm ép các học viên liên tục xem hoặc nghe những tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, thường xuyên tra tấn họ về thể chất, điều này đã dẫn đến hàng trăm trường hợp tử vong đã được xác nhận.
Cho đến nay, trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, 3.653 trường hợp tử vong đã được báo cáo, với những xác nhận bằng các nhận dạng và chi tiết. 746 (11%) trường hợp trong tổng số đó đã từng bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não, trong đó có 357 trường hợp tử vong. Các trường hợp tử vong và bị giam giữ liên quan đến 173 thành phố, 329 quận và 449 trung tâm tẩy não ở Trung Quốc. Báo cáo này trình bày kết quả của cuộc điều tra về mối quan hệ giữa các trường hợp tử vong đã được ghi nhận và các trung tâm tẩy não.
1. Tổng quan lịch sử của các trung tâm tẩy não
Trường hợp tử vong đầu tiên trong trung tâm tẩy não xảy ra vào tháng 01 năm 2000, ngay sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Một công nhân nghỉ hưu tại địa phương, bà Trần Tử Tú, từ thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông đã bị bắt và giam giữ tại trung tâm tẩy não vào ngày 17 tháng 03, vì bà đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Vào sáng ngày 21 tháng 03, bà đã bị đánh đến chết.
A: Trần Tử Tú và các cháu của bà; B. Quần áo dính máu của bà Trần Tử Tú; C. Đồ lót của bà Trần đẫm máu
Ngày 20 tháng 04 năm 2000, tờ The Wall Street Journal đăng một bài báo của phóng viên Ian Johnson có tiêu đề “Cho đến ngày cuối cùng của mình, bà Trần vẫn nói: ’Tu luyện Pháp Luân Công là quyền lợi của mọi người”. Johnson đã giành được Giải thưởng Pulitzer 2001 cho bài báo này.
Ian Johnson đã giành được Giải thưởng Pulizer 2001 nhờ câu chuyện về bà Trần Tử Tú.
Sau khi tin tức lộ ra, ĐCSTQ đã không đưa những kẻ sát hại bà Trần Tử Tú ra trước công lý, mà thay vào đó là bắt giữ con gái của bà Trần, Trương Học Linh vì đã tiết lộ thông tin cho các kí giả Hoa Kỳ. Trương Học Linh đã bị kết án 3 năm trong trại lao động với tội danh “làm tổn hại đến an ninh.”
Tháng 08 năm 2001, John Pomfret và Philip Pan từ tờ The Washington Post đã đưa tin rằng để tiêu diệt Pháp Luân Công, Trung Cộng đã sử dụng ba phương thức để tiếp cận, cụ thể là: bạo lực, chiến dịch tuyên truyền áp lực cao, và các trung tâm tẩy não.
Theo bài báo: “Một số cấp chính quyền địa phương đã đưa các lớp tẩy não vào thử nghiệm trước, nhưng vào tháng 01, Phòng 610 bí mật tại Bắc Kinh, một lực lượng đặc nhiệm liên ngành chỉ đạo đàn áp Pháp Luân Công, đã ra lệnh cho tất cả các ủy ban khu phố, cơ quan nhà nước và các công ty bắt đầu sử dụng chúng, nguồn tin từ chính phủ cho biết. Không để sót bất cứ học viên Pháp Luân Công nào.”
Trong khi các trung tâm tẩy não được chính thức gọi là “trung tâm giáo dục pháp luật”, “lớp bồi huấn pháp luật” hoặc “trường giáo dục chuyển hóa tư tưởng”, nhưng tại đó họ không trải qua bất kì trình tự pháp luật, giáo dục hay đào tạo nào.
Việc hành pháp không cần phải đệ trình bất kì văn bản pháp lý hoặc trải qua bất cứ trình tự pháp luật nào để đưa các học viên Pháp Luân Công tới các trung tâm tẩy não. Những người làm việc tại các trung tâm được cho biết rằng họ sẽ không chịu trách nhiệm về kết quả tra tấn các học viên Pháp Luân Công, ngay cả khi việc tra tấn dẫn đến tử vong.
Năm 2004, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã công bố “Báo cáo Điều tra về Các lớp tẩy não và Các phương thức tẩy não.” Theo báo cáo, tra tấn về thể chất và sử dụng thuốc gây tổn hại hệ thống thần kinh là hai phương thức thường được sử dụng trong các trung tâm tẩy não.
Đầu năm 2013, ĐCSTQ đã tuyên bố bãi bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức khét tiếng, từng là một cơ cấu trọng yếu trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ đó, các trung tâm tẩy não đảm nhận một phần vai trò của các trại lao động cưỡng bức.
Theo một báo cáo được công bố trên website Minh Huệ vào tháng 01 năm 2014: “Khi các trại lao động cưỡng bức bị đóng cửa, số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não tăng mạnh. Từ tháng 01 tới tháng 06 năm 2013, báo cáo có 181 trường hợp như vậy. Tuy nhiên, trong nửa cuối năm, khi hệ thống trại lao động bắt đầu được bãi bỏ, thì con số đã nhảy lên tới 1.044.” (https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/18/144478.html)
Nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam trong các trại lao động cưỡng bức đã không được tự do sau khi hệ thống này bị bãi bỏ. Họ đã bị chuyển trực tiếp đến các trung tâm tẩy não.
Một bài viết khác trên trang Minghui.org báo cáo rằng: trong năm 2013, ĐCSTQ đã thành lập 157 trung tâm tẩy não ở 27 tỉnh và 737 học viên đã bị đưa tới các trung tâm này.
2. Phân tích chi tiết các trường hợp tử vong và bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não
Theo số liệu thống kê được công bố trên website Minh Huệ vào tháng 12 năm 2013, trong số 3.653 trường hợp học viên Pháp Luân Công tử vong đã được xác nhận qua 15 năm đàn áp, 746 người (11%) từng bị tra tấn trong các trung tâm giam giữ, một số người bị giam giữ nhiều hơn một lần, nâng tổng số vụ bắt giam lên 851 vụ. 365 trong số 3.653 trường hợp tử vong xảy ra trong các trung tâm tẩy não. Cùng với hai trường hợp tử vong được báo cáo gần đây nâng tổng số trường hợp tử vong lên 367 trường hợp.
Theo điều tra cho thấy nguyên nhân gây ra tử vong phổ biến nhất trong các trung tâm tẩy não là do bị buộc tiêm thuốc phá hủy thần kinh, chiếm 32% số các trường hợp tử vong. Nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai là bị đánh đập (20%). 19% số trường hợp tử vong là do sử dụng nhiều phương thức tra tấn khác nhau.
Một tài liệu nội bộ của chính phủ cung cấp các chỉ dẫn cũng như các phương thức được áp dụng cho các trung tâm tẩy não, rất rõ ràng: “Để chuyển hóa các học viên Pháp Luân Công, khi cần thiết, các nhân viên có thể sử dụng cách tiếp cận y tế và lâm sàng.” Chính sách này đã dẫn đến việc lạm dụng thuốc phá hủy thần kinh.
Dưới dây, chúng tôi đưa ra các phân tích chi tiết về các trường hợp tử vong và bị giam giữ có liên quan đến các trung tâm tẩy não.
Lưu ý: Các phân tích được dựa trên dữ liệu thu thập được từ 3.653 trường hợp tử vong đã được xác nhận trong cuộc đàn áp. Không phải tất cả các ca tử vong có liên quan đến các trung tâm tẩy não. Lý do chúng tôi sử dụng dữ liệu này vì thông tin về các trường hợp tử vong này rất chi tiết. Nhiều học viên cũng bị giam giữ, nhưng đã cố gắng để sống sót. Những trường hợp này, cũng như các trường hợp tử vong không được báo cáo hay xác nhận, bị loại trừ khỏi phân tích.
Hình 1 cho thấy, ngay từ lúc đầu, các trung tâm tẩy não giữ vai trò quan trọng trong cuộc đàn áp. Năm 1999, 107 học viên bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não, trong đó có 58 trường hợp xảy ra vào tháng 07, tháng mà ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp. Trong 3.653 trường hợp tử vong, số vụ bắt giam tại các trung tâm tẩy não tăng lên 146 vào năm 2000, và đạt mức cao nhất –188 vào năm 2001.
Vào ngày 21 tháng 07 năm 1999, hai ngày sau khi ĐCSTQ phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, Lý Truyện Phú – Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ tại thị xã Trúc Sơn, quận Nghi Lan, tỉnh Hắc Long Giang, đã thiết lập một trung tâm tẩy não tạm thời. Lý đã bắt giam tất cả các học viên tại địa phương, và cố gắng ép họ từ bỏ tu luyện bằng bạo lực. Vào ngày 29 tháng 09, Triệu Hỉ Xuân (nam), một học viên tại địa phương, đã chết vì bị tra tấn.
Số ca tử vong tại trung tâm tẩy não tăng từ 5 trường hợp vào năm 1999 lên 17 trường hợp vào năm sau, và đều đặn khoảng 50 trường hợp mỗi năm từ 2001-2005. 70% các ca tử vong ở các trung tâm tẩy não (250 trường hợp) xảy ra trong 5 năm này. (Hình 2).
Trong số 367 học viên bị tra tấn đến chết trong các trung tâm tẩy não, 62% là nữ, 35% là nam, và những trường hợp còn lại không rõ giới tính.
Hình 3 chỉ ra sự phân bố tuổi của các trường hợp tử vong. Khoảng tuổi có số trường hợp tử vong cao nhất là từ 61 đến 70 tuổi có tổng số 92 trường hợp tử vong.
Chính sách đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong các trung tâm tẩy não được thực hiện ở hầu hết các tỉnh ở Trung Quốc, ngoại trừ Tây Tạng. Bảng 1 chỉ ra số trường hợp tử vong và bị giam giữ trong mỗi tỉnh. Tỉnh Sơn Đông có nhiều ca tử vong gây ra bởi các trung tâm tẩy não nhất (65 trường hợp). Hà Bắc (59 trường hợp) và Tứ Xuyên (35 trường hợp) lần lượt đứng thứ hai và ba.
Bảng 2 cho thấy số trường hợp tử vong do các trung tâm tẩy não gây ra ở các thành phố lớn của Trung Quốc, trong đó có bốn thành phố được kiểm soát trực tiếp, cụ thể là: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh. Thành phố Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông đứng đầu với 21 trường hợp, theo sau là thành phố Duy Phường ở tỉnh Sơn Đông (20 trường hợp) và Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên (19 trường hợp).
Trong số 367 trường hợp tử vong và 851 trường hợp giam giữ, tên của các trung tâm tẩy não được báo cáo có 281 trường hợp tử vong và 652 trường hợp bị giam giữ. Hình 3 liệt kê 15 trung tâm hàng đầu về số trường hợp tử vong và bị giam giữ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/11//洗脑班虐杀法轮功学员调查报告-1–288589.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/19/145983.html
Đăng ngày 08-06-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.