[Minh Huệ] Vào lúc 11 giờ sáng ngày 20 tháng 1, các đại diện của Hội Pháp Luân Ðại Pháp Canada và luật sư về nhân quyền danh tiếng thế giới là David Matas cùng tổ chức một cuộc họp báo ngay tại Ðồi Quốc hội Canada. Cuộc họp báo trình bày những chi tiết về cách bắt buộc những người đã bức hại Pháp Luân Công phải gánh chịu trách nhiệm với Chương trình Những Vi phạm tội trạng về Nhân Quyền và Tội phạm Chiến tranh của Canada.
Thỉnh nguyện trước Quốc hội | Trình diễn các bài tập của Pháp Luân Công |
Họp báo |
Ðối với những tội phạm, thì với chương trình này sẽ cấm họ không được nhập cảnh vào Canada dưới mọi hình thức, tước bỏ quốc tịch Canada và sẽ bị bắt hồi hương, và sẽ bị kết tội và trừng trị dựa trên luật pháp của Canada về Tội trạng Nhân quyền và Tội phạm Chiến tranh.
Những người vi phạm nhân quyền sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của họ.
Trong một bài nói chuyện, Xun Li (Lý Tấn), phát ngôn viên của Hội Pháp Luân Ðại Pháp Canada, nói rõ rằng chính sách khủng bố do Giang Trạch Dân phát động là tội ác chống lại cả nhân loại và đạo đức. Chính sách khủng bố đã kéo dài hơn 4 năm và đang trên đà leo thang. Nó tạo nên sự thù ghét, làm phá sản những đệ tử Pháp Luân Công và tra tấn, giết hại nhằm mục đích tận diệt Pháp Luân Công.
Ông Li nói rằng “Chế độ Giang đã dựng nên những thủ đoạn đê hèn, lừa mị để chống đối Pháp Luân Công và che đậy sự thật. Trong lúc đó, cộng đồng thế giới không hề biết gì nhiều về những thủ đoạn ghê gớm đó cùng với những tai hại vô cùng nghiêm trọng khác. Sự ủng hộ của cộng đồng thế giới còn quá hạn hẹp, chưa đủ để áp lực chính quyền chấm dứt chính sách khủng bố tàn độc này.”
Tháng 9 năm ngoái, Hội Pháp Luân Ðại Pháp Canada đệ lên một hồ sơ cho Chương trình Tội trạng Vi phạm Nhân quyền và Tội phạm Chiến tranh (CAHWCP). Bao gồm cả Giang Trạch Dân, hồ sơ này lượt thuật tất cả những tội trạng vi phạm bởi 15 tên lãnh đạo cao cấp của Trung quốc chống lại Pháp Luân Công và những bằng chứng cụ thể. Cảnh sát Liên bang Canada (RCMP) xác nhận rằng hồ sơ này đã được nghiên cứu với Ðơn vị Tội trạng Chiến tranh. Trong trường hợp những tên vi phạm những tội trạng này đến Canada, cảnh sát sẽ tiến hành điều tra ngay lập tức.
Trong bài nói chuyện, Xun Li nói rằng đây là điều “khích lệ”, và “các đệ tử Pháp Luân Công sẽ tiếp tục trực tiếp ủng hộ để thực hiện những điều luật này, và sẽ tiếp tục gởi lên thêm những tài liệu, những tội trạng cùng với tên người vi phạm. Con số người vi phạm những tội trạng này có thể lên đến hàng vạn người. Nếu đem so với mức độ leo thang khủng bố như hiện nay, thì con số này chỉ là đếm trên đầu ngón tay thôi.” Trong cùng ngày, thì Hội Pháp Luân Ðại Pháp Canada cũng cung cấp 30 tên tội phạm cùng với bằng chứng. Cuối cùng, bài báo cáo nói rằng “Sự phát động chương trình (CAHWCP) sẽ ngăn chận những người tham gia, tổ chức khủng bố, và nói với họ một cách hùng mạnh rằng: Cộng đồng thế giới sẽ áp dụng chính sách mạnh mẽ với họ bất cứ lúc nào và khắp mọi nơi. Những tên tội phạm đã bức hại Pháp Luân Công sẽ phải bị trừng phạt đích đáng. Những tội trạng đó phải chấm dứt”.
Một luật sư nhân quyền nổi tiếng: Ðây chỉ là bước đầu.
Luật sư nhân quyền nổi tiếng David Matas nói rằng đây chỉ là bước đầu “sử dụng hệ thống luật pháp Canada để đem những tên vi phạm nhân quyền ra trước công lý. Bước đầu này sẽ ngăn cản những ai đã khủng bố Pháp Luân Công nhập cảnh vào Canada. Bao gồm luôn cả Giang Trạch Dân.
“Ðã có đầy đủ các bằng chứng cho biết rằng những người này đã vi phạm những tội trạng hết sức dã man, vô nhân với loài người, vi phạm nhân quyền quốc tế”, Matas nói rằng “Luật di trú yêu cầu không cho những loại người này nhập cảnh Canada” Trong cùng ngày, Ông Matas cũng gởi thư lên Bộ Tư Pháp và An ninh, cũng như Bộ Di Trú. Ông ta cũng gởi đến họ tên tuổi của những tên vi phạm nhân quyền đã tham gia vào chính sách khủng bố Pháp Luân Công.
Tiếng nói của Dân biểu Hạ viện và Hội Ân xá Quốc tế.
Dân biểu Rob Anders viết một lá thư bày tỏ sự ủng hộ việc làm này, nói rằng Canada không thể trở thành nơi trú thân của những tên tội phạm và tra tấn này. Chủ tịch Ân Xá Thế giới Ông Neve nói rằng tất cả các chính phủ trên thế giới phải kiên quyết thực hiện bằng mọi cách để các nhân viên chính quyền Trung quốc biết rằng những vi phạm nhân quyền đều bị gánh chịu trách nhiệm, không cần biết họ là ai.
Việc bắt buộc những tội phạm phải gánh trách nhiệm như vậy tại Canada rất có hiệu quả cao.
Xun Li nói về những ảnh hưởng tốt của việc làm này. “Chương trình Tội trạng vi phạm Nhân quyền và Tội phạm Chiến tranh của Canada là để chống lại những tội phạm chiến tranh và cho những ai vi phạm nhân quyền. Ðây chính là điểm quan trọng của chính sách khủng bố Pháp Luân Công hiện nay”
“Hành động hôm nay không những chỉ chống lại chính sách khủng bố, mà còn dùng hệ thống luật pháp để thực thi hành động cụ thể. Hành động này là một đòn nặng nề cho những ai đã tham gia khủng bố Pháp Luân Công cùng với chế độ Giang. Ðây không phải chỉ là một lời cảnh cáo cho những ai tham gia khủng bố, nhưng còn là một phúc lợi cho an ninh công cộng cho Canada. Người Canada không chấp nhận những tên giết người hay hãm hiếp là người láng giềng của họ”. Cuối cùng, Ông Li kêu gọi tất cả những người thiện tâm tại Trung quốc và ở nước ngoài hãy baó cáo những tên đã tham gia khủng bố, để cộng đồng thế giới đưa họ ra trước công lý.
Có khoảng 70 đệ tử Pháp Luân Công tề tựu trước Quốc hội để tham gia và ủng hộ buổi họp báo. Các đệ tử tại Toronto và Vancouver cũng tổ chức họp báo để ủng hộ cho buổi họp báo này.
Tin tức thêm về: Chương trình Tội phạm Vi phạm Nhân quyền và Tội phạm Chiến tranh của Canada.
Sau Ðệ Nhị thế chiến, rất nhiều người di dân đến Canada. Trong số đó, có rất nhiều tội phạm chiến tranh và những tên đã vi phạm những tội về nhân quyền. Ðể đối phó với vấn đề này, vào năm 1985, chính phủ Canada bắt đầu áp dụng tại Canada và cả nước ngoài những biện pháp thích đáng để cho những tên tội phạm không thoát khỏi trừng phạt. Những biện pháp như: Sửa đổi và áp dụng những luật lệ, và lập ra những chương trình đặc biệt bao gồm 3 Bộ (Tư pháp, Di trú và An ninh). Theo tin của Chương trình Tội phạm Vi phạm Nhân quyền và Tội phạm Chiến tranh của Canada thì trong năm 2001-2002 có 445 người bị từ khước nhập cảnh Canada, trục xuất 46 người, và 3983 trường hợp đang điều tra (bao gồm cả bên ngoài Canada).
22-1-2004
* * * * *
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/1/22/65442.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/24/44381.html.
Dịch và đăng ngày 25-1-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.