[MINH HUỆ 19-03-2009] Phiên họp thường kỳ lần thứ 10 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã được tổ chức từ ngày mùng 2 đến ngày 27 tháng 03 năm 2009 tại Geneva, Thụy Sĩ. ‘Nhóm Hoạt động Nhân quyền Pháp Luân Công’ đã mời các học viên Pháp Luân Công, những người đã từng chịu đựng sự bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến để phơi bày cuộc khủng bố tàn bạo tới các quan chức Chính phủ và các Tổ chức nhân quyền tại phiên họp này. Nhiều đoàn đại biểu đã bật khóc khi nghe kể về những kinh nghiệm cá nhân bị bức hại của các học viên, tận mắt chứng kiến những thương tích và tổn hại mà ĐCSTQ đã gây lên thân thể các học viên, và tất cả đã có được một hiểu biết sâu sắc hơn về sự tàn bạo của cuộc đàn áp.
Học viên Pháp Luân Công, anh Lưu Hồng Xương kể lại kinh nghiệm cá nhân tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhằm vạch trần cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Năm 2009 đánh dấu 10 năm chiến dịch khủng bố tàn bạo của ĐCSTQ chống lại Pháp Luân Công. Sự thật về cuộc bức hại là rất sốc và khủng khiếp. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã sử dụng lợi ích kinh tế để làm “mồi nhử” cộng đồng quốc tế, trong khi không ngừng chối bỏ trách nhiệm và bịa đặt những lời dối trá. Họ từ chối không chịu thừa nhận những hành động vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Do vậy, một số người đã không có một hiểu biết kỹ lưỡng về quy mô và tính nghiêm trọng của cuộc khủng bố. Các học viên Pháp Luân Công mà đã bị bức hại tàn bạo tại Trung Quốc hiện đang vạch trần những lời giả dối của Trung Cộng bằng cách cho mọi người thấy những vết sẹo của họ, và phơi bày bản tính tà ác của cuộc khủng bố thông qua kinh nghiệm cá nhân của họ. Họ đang kêu gọi sự chú ý của thế giới tới các học viên Pháp Luân Công, những người vẫn đang phải chịu đựng sự bức hại.
Học viên Pháp Luân Công, anh Lưu Hồng Xương đã từng bị giam giữ bất hợp pháp tới bảy lần. Vào ngày 09-02-2001, cảnh sát bắt giữ anh tại Bắc Kinh. Trong khi bị giam giữ, anh đã bị cảnh sát đánh đập đến gãy xương sườn. Khi anh được gửi về quê và bị giam ở một Trung tâm giam giữ tại địa phương, anh đã phát hiện ra một cơ hội và trốn thoát. Sau đó, anh bị cảnh sát địa phương truy nã gắt gao. Anh đã phải sống lưu lạc trong 97 ngày, và lại bị cảnh sát bắt khi anh đang dán một Áp phích mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” tại thành phố Đại Liên vào tháng 6 năm 2001. Anh bị kết án bất hợp pháp 5 năm tù và trong khoảng thời gian này, anh bị đánh đập nhiều lần, dẫn đến nội thương.
Trong vòng 5 năm giam giữ anh Lưu, cảnh sát địa phương thường đến quấy nhiễu và dọa dẫm gia đình anh. Bốn người trong gia đình anh, bao gồm cha anh, anh trai anh và hai người cậu của anh, đã trở nên bị khủng hoảng vì bị áp lực [trong một thời gian dài]. Họ sinh bệnh và qua đời. Cả gia đình anh đã phải chịu đựng sự đau thương khôn tả. Lưu Hồng Xương đã từng chứng kiến cảnh tra tấn đến chết năm người học viên Pháp Luân Công mà bị giam trong cùng nhà tù với anh.
Các viên chức của các Tổ chức Nhân quyền, nhiều đoàn đại biểu từ các quốc gia khác nhau và những người đại diện của Nhóm Hoạt động Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã bị sốc khi nghe về kinh nghiệm cá nhân của anh Lưu, cũng như là những sự bức hại các đồng tu khác mà anh đã chứng kiến. Anh Lưu đã thỉnh cầu lên những nhóm nhân quyền này, thay mặt cho các đồng tu vẫn phải chịu đựng sự bức hại tại Trung Quốc, xin họ giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc và chấm dứt cuộc khủng bố tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Học viên Pháp Luân Công, cô Vương Dục đến từ New Zealand đã đến Geneva lần này để thỉnh nguyện cho mẹ của cô, học viên Chu Lệ Tân tại thành phố Thiên Tân. Bà Chu bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 2005. Cảnh sát địa phương đã bắt giữ bà trên phố vào ngày 01-02-2009. Chúng lục soát trái phép nhà bà, tịch thu một máy in và các tài liệu làm sáng tỏ sự thật. Gia đình bà đã không hề biết việc bà bị giam giữ cho đến một tuần sau đó. Sau khi bị giam giữ trong hai tuần, bà Chu bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Bản Kiều tại thành phố Thiên Tân để thực thi án tù bất hợp pháp trong một năm ba tháng. Hiện nay người ta chưa có tin tức gì về bà.
Một đại diện của Nhóm Hoạt động Nhân Quyền Pháp Luân Công đã giải thích với các đoàn đại biểu rằng hiện có gần một ngàn học viên Pháp Luân Công, cũng giống như anh Lý Hồng Xương, đã bị khủng bố tàn bạo bởi ĐCSTQ và phải đào thoát khỏi Trung Quốc sau khi kinh qua những thử thách trí tử. Họ đang sống rải rác tại rất nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Mỗi người trong số họ đều đã từng chứng kiến những cảnh tra tấn đến chết các học viên khác. Điều này cho thấy cuộc bức hại đang xảy ra tại Trung Quốc có quy mô lớn đến thế nào và tình hình hiện nay là rất khẩn cấp. Cũng như vậy, có một số đông các học viên Pháp Luân Công [có hoàn cảnh] giống như cô Vương Dục, người mà có các thành viên trong gia đình cũng phải chịu đựng sự bức hại. Nó phản ánh quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng bố từ một góc độ khác. Nhóm Hoạt động Nhân quyền Pháp Luân Công cũng đã thỉnh cầu lên cộng đồng quốc tế, tuyên bố rằng các học viên Pháp Luân Công là những người dũng cảm dám đứng lên bảo vệ lương tri, và họ kêu gọi sự ủng hộ khắp thế giới cho những học viên Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/17/197277.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/19/105738.html
Đăng ngày 21-03-2009; bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.