Bài viết của Thư Tuệ, phóng viên báo Minh Huệ ở Copenhagen, Đan Mạch

[MINH HUỆ 12-03-2014] Các học viên Pháp Luân Công ở Đan Mạch đã tổ chức một sự kiện vào ngày 08 tháng 03 năm 2014 tại Quảng trường Tòa thị chính ở Copenhagen để nói cho người dân địa phương và du khách về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Nhiều người đã kí tên vào đơn thỉnh nguyện do Hiệp hội Bác sĩ Chống Mổ cướp Nội tạng (DAFOH) tổ chức để lên án tội ác ghê tởm này và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Những đám đông tập trung lại để tìm hiểu về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại Quảng trường Tòa thị chính ở Copenhagen vào ngày 08 tháng 03 năm 2014

Một phụ nữ ký tên vào đơn thỉnh nguyện DAFOH

Phá vỡ sự kiểm soát tinh thần của ĐCSTQ

Một sinh viên Trung Quốc hiện đang theo học ở Anh quốc đã dừng lại tại sự kiện khi anh nhìn thấy biểu ngữ “Chấm dứt mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc”. Anh đã chụp một bức ảnh và nói sẽ tìm hiểu thêm về nạn mổ cướp nội tạng.

Một học viên nói với anh: “Hầu hết các tổ chức trên thế giới cho phép người ta tự nguyện ghi danh và từ bỏ. Chỉ có tà giáo là không cho phép người ta từ bỏ. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một tà giáo như vậy, nó kiểm soát tâm trí của người dân Trung Quốc. Học sinh đều phải gia nhập Đội Thiếu niên Cộng sản mà không có sự lựa chọn. Hầu hết bị buộc phải gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản ở trường trung học và cao học.

“Khi họ trưởng thành, họ phải gia nhập ĐCSTQ nếu muốn sự nghiệp thăng tiến. Sau đó, họ phải thề rằng họ sẽ chiến đấu cho ĐCSTQ trong quãng đời còn lại và gắn cuộc sống của họ với ĐCSTQ. Bằng cách này, người dân Trung Quốc đã vô tình trao cho ĐCSTQ cuộc sống và tương lai của họ. Đây không phải là tà ác hay sao?”

Người sinh viên đồng ý và nói: “Thật ý nghĩa”. Sau đó, anh đã lấy một cuốn Cửu Bình về Đảng Cộng sản.

Anh đã hỏi thêm một câu nữa: “Chúng ta sẽ làm gì nếu ĐCSTQ sụp đổ?” Người học viên nói: “ĐCSTQ và Trung Quốc là hai cái khác nhau. Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục mà không cần có ĐCSTQ.” Anh ấy hiểu ra và đã thoái xuất thành viên Đoàn Thanh niên Cộng sản.

Hơn 10 người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới tại sự kiện vào buổi chiều.

“Món quà sinh nhật tuyệt vời nhất”

Một cặp vợ chồng và con của họ đã bị thu hút bởi tiếng nhạc luyện công yên bình. Cả gia đình dừng lại và đọc các tấm áp phích đặt trên mặt đất và xem các học viên biểu diễn các bài công pháp. Sau khi biết về cuộc bức hại, hai vợ chồng đã ký vào đơn thỉnh nguyện DAFOH. Họ cũng có kế hoạch học các bài công pháp tại điểm luyện công.

Ngày 08 tháng 03 là sinh nhật của người chồng. Người vợ nói: “Đây là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất cho anh ấy.” Ông đã tình cờ quan tâm đến Trung Quốc và đã đến đó bốn lần. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Sự ủng hộ gia tăng

Một người phụ nữ đã kí tên thỉnh nguyện và kí một bản khác thay cho chồng cô. Cô nói cô hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ bước ra để chấm dứt những tội ác này.

Cô từng có các tài liệu liên quan đến cưỡng bức mổ cướp nội tạng, nhưng đã không kí vào bất kì đơn thỉnh nguyện nào. Gần đây, cô đã tìm hiểu về cuộc bức hại, bao gồm cả tội ác mổ cướp nội tạng, trên Internet. Cô nói: “Tôi rất vui khi thấy các bạn thu thập chữ kí lần nữa. Tôi muốn tham gia vào nỗ lực này để chấm dứt cuộc bức hại.”

Cô đã đọc kĩ bản sao của nghị quyết do Quốc hội châu Âu thông qua vào tháng 12 năm 2013 và nói rằng cô sẽ thông báo cho những người khác được biết. Nghị quyết Quốc hội châu Âu bày tỏ “quan ngại sâu sắc” đối với “những báo cáo đáng tin cậy về hoạt động thu hoạch nội tạng có hệ thống từ những tù nhân lương tâm không tình nguyện do nhà nước hậu thuẫn.”

Một du khách người Mỹ đã chụp ảnh các học viên và những tấm biểu ngữ trên mặt đất. Ông nói ông đã nhìn thấy nhiều sự kiện do các học viên Pháp Luân Công tổ chức, và vì thế đã hiểu rõ hơn về tình hình ở Trung Quốc. Ông nói: “Các bạn chắc chắn sẽ thành công. Thần sẽ trợ giúp các bạn”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/12/哥本哈根-解开心中的迷惑(图)-288631.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/13/145821.html

Đăng ngày 20-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share