Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-01-2014] Sư phụ giảng:

“Thậm chí đều đã ‘trải thảm’ xong cả rồi, chỉ thiếu chư vị bước ra làm thôi” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp-Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC 2011).

Miễn là chúng ta có tâm cứu người thì Sư phụ sẽ giúp.

Tôi dạy tiếng Anh tại một trường trung học, và thường giảng chân tướng về Pháp Luân Công và cuộc bức hại cho học sinh của mình. Có vài lần các em học sinh đã nói to lên những gì tôi muốn nói, nhưng chưa nói. Qua những trải nghiệm này, tôi nhận ra rằng Sư phụ đang ở bên cạnh tôi, dùng lời của học sinh để giúp tôi tự tin giảng chân tướng.

Học sinh minh chân tướng

Thật tuyệt vời khi dạy Tiếng Anh bởi vì môn học này mang đến cho tôi nhiều cơ hội để nói với học sinh về các chủ đề khác nhau, và liên hệ tới cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Chẳng hạn, khi chúng tôi nói về chủ đề Giáng sinh, tôi giải thích cho học sinh rằng người dân ở các nước khác trên khắp thế giới có tự do tín ngưỡng, và rằng họ có thể tin vào bất kỳ tôn giáo nào mình muốn. Tuy nhiên, ở Trung Quốc mọi người lại bị bức hại vì niềm tin của mình. Sự truyền bá thuyết vô thần của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khiến nhiều người Trung Quốc không còn tin rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” Vì vậy, đạo đức đang trượt xuống hàng ngày, và nhiều quan chức thì hủ bại.

Về chủ đề Phục sinh, tôi nói rằng những kẻ bức hại người tu luyện là đang phạm tội nghiêm trọng, và sẽ bị quả báo. Hoàng đế Nero của Roma đã bức hại và giết những người công giáo vì niềm tin của họ, và cuối cùng công chúng đã lên án sự độc ác của ông ta. Kết cục, ông ta đã tự tử. Khi tôi hỏi rằng điều gì tương tự đang xảy ra ở Trung Quốc, một học sinh nói, “Pháp Luân Đại Pháp [các học viên đang bị bức hại bởi ĐCSTQ].”

Khi tôi nói về việc Vương Lập Quân bức hại người tốt, và Bạc Hy Lai thu hoạch nội tạng của những người vô tội, một học sinh nói to, “Đảng thật bại hoại. Trời sẽ diệt nó.”

Nhiều học sinh biết đến tàng tự thạch có khắc 6 chữ trong một công viên quốc gia ở tỉnh Quý Châu, “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong.” Trong lớp, tôi viết từ ‘Ưu đàm bà la’ và ‘tàng tự thạch’ lên bảng và yêu cầu các học sinh về nhà tìm hiểu. Tôi biết rằng không phải mọi học sinh đều sẽ làm bài tập, nhưng miễn là một trong số đó tìm hiểu, cả lớp sẽ biết về nó khi chúng tôi thảo luận trong buổi học tiếp theo.

Giới thiệu chương trình truyền hình Tân Đường Nhân

Trong lớp tôi thường giới thiệu các chương trình của đài truyền hình Tân Đường Nhân.

Khi học sinh học từ ‘Chinatown,’ tôi bảo với các em rằng đây là nơi mà nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đặt trụ sở và nơi mà người Trung Quốc sinh sống. Chinatown cũng được gọi là khu phố của người dân thuộc triều đại nhà Đường bởi vì thời Đường là thời đại vàng kim với văn hóa, nghệ thuật, thời trang v.v của Trung Quốc, phát triển rực rỡ, và có nhiều ảnh hưởng đến các nước khác. Sau đó tôi giới thiệu cho các em một cách tự nhiên về NTDTV.

Tất cả các học sinh của tôi đều thích thú với các chương trình NTD, như những thông tin về Trung Quốc bị kiểm duyệt. Khi ở Trung Quốc có bất kỳ ‘tin’ quan trọng nào xuất hiện, các em học sinh hỏi tôi, “Thưa cô, Tân Đường Nhân đã nói gì ạ?”

Mặc dù đã giới thiệu nhiều chương trình của NTDTV, tôi không cho các em xem ở trong lớp bởi vì tôi có chấp trước và quan niệm người thường, những thứ đó đã cản trở tôi. Mãi cho đến buổi tối trước buổi học cuối trước kỳ thi tôi mới nhận ra đây là cơ hội cuối cùng để tôi mở các chương trình cho học sinh xem. Tôi cảm thấy Sư phụ đang điểm hóa mình.

Ngày tiếp theo, tôi bật băng video bình luận về Thần Vận trên khắp thế giới. Tất cả các em học sinh rất phấn khích, chỉ vào ký tự “Đường” trên màn hình, và hỏi, “Thưa cô, đây có phải là chương trình của NTDTV?” Tôi đáp lại, “Đúng thế. Ký tự ‘Đường’ là biểu tượng của NTDTV.”

Khi tôi giải thích rằng Thần Vận đang trở nên phổ biến trên thế giới, và rằng có nhiều khán giả đã ca ngợi chương trình biểu diễn, một học sinh đề nghị, “Thưa cô, thế thì chúng ta có thể dừng học và xem Thần Vận không?” Thật đáng buồn, tôi không mang theo đĩa DVD Thần Vận, và tôi chỉ có thể hẹn các em đến nhà tôi xem sau kỳ thi.

Ở một lớp học khác mà tôi dạy, có nhiều học sinh không thích học. Việc duy trì trật tự trong lớp học còn khó khăn hơn. Một hôm trong lớp học tôi quyết định bật chương trình mà tôi đã tải về từ NTDTV. Tất cả học sinh đều trật tự xem chương trình, và bầu không khí trở nên yên tĩnh. Tôi chân thành thầm tạ ơn Sư phụ. Sau khi chương trình kết thúc, các học sinh nói, “Thưa cô, lần tới chúng ta hãy xem lại nhé.”

Hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp

Trong buổi học đầu tiên, tôi bảo với học sinh rằng nguyên tắc dạy học của tôi là chân thành, tốt bụng và vị tha. Trong một lớp, vài học sinh lập tức hiểu ra hàm nghĩa và nói, “Chân – Thiện – Nhẫn.” Một số học sinh biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, vì vậy các em thoải mái bày tỏ quan điểm trong lớp mà không sợ hãi.

Vào ngày 13 tháng 5, một học sinh hỏi tôi, “Thưa cô, hôm nay là ngày gì?” Tôi giật mình bởi câu hỏi của em ấy và không trả lời ngay. Em tiếp tục, “Nó được viết trên bức tường bên ngoài.” Sau đó tôi hiểu ý em muốn nói gì và bảo, “Hôm nay là ngày lễ của chúng ta. Đó là ngày thiên địa đều chúc mừng.” Một học sinh khác nói, “Ngày Pháp Luân Đại Pháp!”

Một lần một nam học sinh hỏi liệu tôi có biết về cuốn Chuyển Pháp Luân không. Tôi đáp, “Đó là một cuốn sách quý giá, và đã được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, gồm cả tiếng Anh. Cô vẫn đọc hàng ngày.” Một học sinh khác nói, “Thưa cô, hãy cho chúng em mượn để đọc nhé.”

Đôi khi các học sinh mang tài liệu giảng chân tướng đến lớp và truyền tay nhau. Một học sinh ngồi đầu lớp còn mang đến một tờ rơi có từ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ được viết trên đó, và gắn vào cạnh bàn của mình. Tôi chỉ tờ rơi cho cả lớp, và cả lớp bàn tán sôi nổi về nó. Cuối cùng các em đề nghị tôi nói cho các em biết thêm về Pháp Luân Đại Pháp.

Có một bảng đen ở một trong những lối đi ở trường. Một lần có ai đó đã viết ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ lên đó. Nó bị xóa đi, nhưng ai đó lại viết lại lên đó. Hiệu trưởng trở nên sợ hãi và tháo bảng đen xuống.

Thường xuyên có thể nhìn thấy các em học sinh đọc to những từ giảng chân tướng được viết trên tiền giấy.

Đôi khi, trong giờ giải lao tôi hát những bài hát do các học viên sáng tác. Phần lớn các em đều thích nghe.

Dạy dỗ học sinh trong một lớp học kém

Tại một trong những lớp học tiếng Anh của tôi, phần lớn các em không thích học tiếng Anh, vì vậy các khảo nghiệm thường đến với tôi một cách bất ngờ. Nếu trạng thái tu luyện của tôi tốt, các từ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân – Thiện – Nhẫn Hảo!” sẽ xuất hiện trên bảng đen, và các em học sinh sẽ đợi tôi trong lớp với giấy dán trên tường và nói “Pháp Luân Công thật tuyệt!” Khi trạng thái tu luyện của tôi không tốt, họ sẽ đặt tiền giảng chân tướng lên bảng đen, nhưng cạo mất chữ. Khi tôi trách mắng các em, các em nhắc tôi, “Cô ơi, [hãy nhớ] Chân – Thiện – Nhẫn.”

Có lần một học sinh nói, “Thưa cô, em đã tố cáo hai bác gái tu luyện Pháp Luân Công bởi vì họ luôn chạy theo em và bảo em thoái Đoàn Thanh niên.” Trong lòng tôi trở nên giận giữ nhưng ngoài mặt vẫn giữ bình tĩnh. Tôi tĩnh tâm lại, và chân thành cân nhắc tình huống của em ấy. Bằng tâm từ bi, tôi giải thích với em tiêu chuẩn đạo đức cơ bản của con người và chân tướng của Đại Pháp. Cuối cùng em đã minh chân tướng.

Một học sinh khác luôn cãi lại khi tôi sửa lỗi sai tiếng Anh của em. Một lần tôi đã không giữ vững tâm tính và yêu cầu em ra khỏi lớp. Sau đó em gọi cho bố mình và nói với ông rằng em muốn báo với chính quyền việc tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Gần đây em cũng đã tố cáo một giáo viên khác cũng là học viên.

Bố em biết rằng tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và rất kính trọng tôi. Ông mắng con trai mình vì muốn báo tôi cho chính quyền. Vài ngày sau người bố đã gọi cho tôi và xin lỗi thay cho con trai mình.

Tôi thường hối tiếc về những mâu thuẫn mà mình đã có với học sinh. Đôi khi tôi nghe cựu thế lực cười tôi, “Nhìn xem, cô ta lại thất bại trong việc giữ gìn tâm tính kìa.” Nhiều lần tôi đã hối hận trước ảnh Sư phụ, nhưng Sư phụ luôn nhìn tôi cười, khích lệ tôi.

Một lần, khi tôi đã không xứng đáng với mong đợi của Sư phụ, tôi bắt đầu nhẩm bài thơ của Sư phụ, “Thiểu biện”

Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến

Tạm dịch

Gặp thời xảo biện tạm lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Càng giải thích nhiều tâm càng nặng
Bỏ chấp mở lòng sáng trong tim

            (Hồng Ngâm III)

Sau khi niệm thơ của Sư phụ, mâu thuẫn giữa tôi và học sinh dần dần biến mất. Tâm tính tôi cũng được đề cao.

Sự việc tiền giả

Vài năm trước, tôi chịu trách nhiệm thu tiền của học sinh. Nếu một giáo viên thu phải tiền giả, người đó sẽ phải bồi hoàn phần tổn thất bằng chính tiền túi của mình. Tất cả các giáo viên ở trường tôi đều viết tên của mình trên tờ tiền khi thu tiền, nhưng tôi thì không. Tôi cảm thấy điều đó là không tôn trọng học sinh hoặc các bậc phụ huynh.

Có lần nhà trường đã tìm thấy một tờ tiền giả từ lớp tôi. Nhân viên kế toán đề nghị tôi trả khoản tiền đó. Tôi nói, “Hãy để tôi điều tra xem sao trước đã.” Nhân viên đó nghĩ thật phí thời gian để điều tra vụ việc bởi vì họ không nghĩ tôi có thể tìm ra sự thật.

Khi tôi nói với học sinh của mình về tiền giả, tất cả các em đều sốc và nói, “Ai đã làm một việc tồi tệ đến thế? Điều này chẳng phải làm tổn thương thầy cô của chúng ta sao? Các bạn không biết là làm người thì phải trung thực sao?” Tôi giải thích, “Đó có lẽ là một sự nhầm lẫn. Hãy về nhà và suy nghĩ về nó. Nếu không ai nhận đó là tiền của mình, cô sẽ xé nó trước lớp.” Tôi đã không quá lo lắng về vấn đề này và để nó diễn ra một cách tự nhiên.

Ngày hôm sau, một học sinh giải thích rằng bố em đã nhận tiền giả, và mẹ em đã đưa nhầm cho em. Sau đó em học sinh đã đưa lại tiền thật cho tôi. Tôi rất xúc động bởi tính trung thực của em và nói, “Cảm ơn em, và cảm ơn bố mẹ em cho cô nhé. Cô đã thấy được lòng tốt của em.”

Tất cả các đồng nghiệp ngạc nhiên rằng em học sinh đã bước ra nhận lỗi. Họ không nghĩ rằng trong xã hội hiện tại của chúng ta có ai đó sẽ thừa nhận mình đã dùng tiền giả. Một giáo viên nói với tôi, “Các nguyên lý Pháp Luân Công của chị đang đơm hoa kết trái.”

Đột phá phong tỏa internet

Các em học sinh rất thích thú những bài giảng của tôi, và mong đợi được nghe những câu chuyện của tôi bởi vì tôi thường kể cho các em những thông tin bên ngoài Trung Quốc. Tôi nói với các em về phần mềm có thể đột phá phong tỏa Internet, như Aibo TV và Freegate. Tuy nhiên, vì tâm sợ hãi tôi chưa bao giờ cung cấp phần mềm cho các em.

Một ngày một học sinh nói, “Thưa cô, em đã vào trang web hải ngoại và đã có thể xem NTDTV.” Khi tôi hỏi em có được phần mềm như thế nào, em nói với tôi rằng em tải nó về từ internet.

Tôi đã tìm kiếm trên mạng vài lần nhưng chưa bao giờ tìm thấy phần mềm. Sau đó em đã hướng dẫn tôi cách làm. Khi tôi thử ở nhà, nó hoạt động rất tốt. Tôi nhận ra là Sư phụ đang giúp đỡ tôi. Sư phụ cho phép em ấy tải được phần mềm, nhờ vậy em có thể chia sẻ với các bạn khác. Tôi không cần phải trực tiếp đưa cho các em. Tôi thầm tạ ơn Sư phụ từ bi vô hạn.

Chấp trước người thường và quan niệm của tôi đã yếu dần đi và biến mất khi tôi chứng thực Pháp. Tuy nhiên, đôi khi tôi bị ảnh hưởng bởi tâm danh lợi, và cảm xúc, và không thể đặt giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh lên ưu tiên hàng đầu. Tôi cần sống xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư phụ. Tôi phải học Pháp và phát chính niệm nhiều hơn, và tống khứ mọi chấp trước.

Tạ ơn Sư phụ! Con xin chúc Sư phụ một năm mới vui vẻ!


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/5/三尺讲台传真相-284051.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/16/145469.html

Đăng ngày 11-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share