Bài viết của phóng viên Minh Huệ Hà Vũ và Thập Phương

[MINH HUỆ 24-11-2013 ] (Tiếp theo Phần 1)

Thành phố cổ Lucerne ở Thụy Sĩ, một quốc gia được nhiều người gọi là “thiên đường trên mặt đất.” Nằm bên bờ hồ Lucerne, tựa lưng vào núi Pilatus, thành phố thơ mộng này với kiến ​​trúc cổ kính, nhiều cửa hàng, khu mua sắm cao cấp là một địa điểm du lịch nổi tiếng với người dân từ khắp nơi trên thế giới, gồm cả Trung Quốc.

Dù nắng hay mưa, Thục Trân cũng dành ba giờ một ngày đi lại giữa Bern và Lucerne trong nhiều năm để gặp du khách Trung Quốc tới thăm Lucerne. Một số người sẽ tự hỏi tại sao bà ấy lại phải vất vả như vậy, trong khi bà có thể nghỉ ngơi và tận hưởng thời gian nghỉ hưu của mình ở “thiên đường trên mặt đất” này.

Thục Trân tại Cầu Nhà Thờ, Hồ Lucerne.

Cầu vồng sau cơn bão

Từng là một quản lý cấp cao tại Học viện Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Thục Trân đã có nhiều năm tu Đạo cùng cha. Mặc dù rất tinh tấn, nhưng bà vẫn mắc phải nhiều căn bệnh mãn tính.  May mắn thay, bà biết đến Pháp Luân Đại Pháp, pháp môn đã mang lại ánh sáng và niềm hy vọng mới cho cuộc đời bà.

Khi Pháp Luân Đại Pháp mới được phổ truyền ra công chúng vào năm 1992, những thay đổi kỳ diệu về sức khỏe, và tinh thần mà mọi người đều trải nghiệm khi họ bắt đầu tu luyện đã giúp pháp môn nhanh chóng hồng truyền tới hàng triệu người dân Trung Quốc và nhiều nước khác. Tuy nhiên, cuộc sống yên bình của những học viên đã bị phá vỡ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột nhiên phát động một chiến dịch bức hại chống lại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Cựu chủ tịch ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, do tật đố, đã bắt đầu phát động một chiến dịch toàn quốc phỉ báng và bức hại khắc nghiệt.

“Vào thời điểm đó, hai vợ chồng tôi khá nổi tiếng trong xã hội Trung Quốc. Các nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc đều biết chúng tôi, và khi người đứng đầu của Ủy ban khoa học và công nghệ Nhà nước tới Zurich tổ chức một hội nghị khoa học, hai vợ chồng ông ở nhà chúng tôi mà không ở tại Đại sứ quán. Thậm chí chúng tôi đã giúp Đại sứ quán bằng cách giới thiệu những tài năng hàng đầu trở về Trung Quốc, hợp tác với các đồng nghiệp Trung Quốc.

Đại sứ quán nói rằng chúng tôi đã cống hiến rất nhiều cho đất nước và là những công dân trung thành của Trung Quốc. Trên thực tế, nhiều học viên Pháp Luân Công là những người giỏi giang, chăm chỉ nhất trong công việc của họ. Họ đều được công nhận công khai là những người tốt. Tuy nhiên, chỉ trong chốc lát, ĐCSTQ đã đổi trắng thay đen. Họ đột nhiên coi một lượng lớn người lương thiện là mục tiêu cần hủy diệt, phỉ báng và bức hại.”

Khi đối mặt với các cuộc tấn công chống lại Pháp Luân Công, hàng chục ngàn học viên bước về phía trước để chia sẻ với thế giới những lợi ích về sức khỏe và tinh thần tuyệt vời mà họ đã trải nghiệm. Họ phơi bày cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công giúp thế giới nhận ra những điều dối trá của ĐCSTQ để họ có thể lựa chọn một tương lai tốt đẹp hơn.

Hai vợ chồng Thục Trân phản đối một cách ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc hàng ngày từ năm 2002-2004. Hàng xóm của họ nhận thấy rằng, mặc dù đã nghỉ hưu, hai vợ chồng đã rời khỏi nhà hàng ngày cùng lúc. Một số người hỏi, “Cả hai ông bà đều là những người tốt như thế, tại sao ông bà lại muốn dây dưa với Trung Cộng? Những người ở Đại sứ quán luôn mỉa mai và xúc phạm ông bà. Ông bà không khó chịu sao? Ông bà đúng là những vị thần!”

Thục Trân nói: “Từ chỗ được kính trọng đến khinh thường chắc chắn là một khảo nghiệm ban đầu đối với chúng tôi. Nhưng khi chúng tôi nghĩ về cách Đại Pháp dạy người ta trân trọng đức, làm người tốt, và chúng tôi nhớ rằng tất cả các bệnh của mình đều đã khỏi, chúng tôi không thể phản bội lương tâm của chính mình. Những người đang đứng về phía những kẻ bức hại rất đáng thương, và họ cần chúng tôi giúp họ nhận ra chân tướng về Pháp Luân Công, vì vậy chúng tôi vẫn tiếp tục.

Trong cuộc họp Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc năm 2003, các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Geneva, họ kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp ngăn chặn cuộc bức hại. Để đe dọa, các nhân viên đại sứ quán Trung Quốc đã chụp ảnh các học viên và chụp cận cảnh Thục Trân. Lúc đầu, Thục Trân đã lo lắng rằng bà sẽ làm liên lụy tới gia đình mình ở Trung Quốc, nhưng ngay lập tức bà nghĩ, “Mình phải sợ điều gì ở đây chứ? Mình đường đường chính chính tu luyện Đại Pháp, và mình sẽ tiếp tục tu luyện dù có chuyện gì đi chăng nữa! ”

“Tại thời điểm đó, Sư phụ đột nhiên khai mở thiên mục cho tôi (Tianmu). Tôi thấy nhiều Pháp Luân rất lớn đang quay và trong đó là vô lượng tầng tầng thế giới rộng lớn, muôn vàn các vị Phật, Đạo, Thần. Một số vị đang đứng, một số vị đang đả tọa, một số vị đang bay. Cảnh tượng tôi được chiêm ngưỡng thật hùng tráng, tươi sáng, và tuyệt vời một cách khó tả – Tôi vẫn còn nhớ như in tới ngày hôm nay. Nó khích lệ tôi kiên tín Sư, Pháp.”

Một ngày khi Thục Trân và các học viên khác đứng bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc, Đại sứ quán đang tiếp nhiều vị khách quan trọng. Hổ thẹn trước sự hiện diện của những học viên – họ mặc áo phông vàng mang dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và phát tờ rơi về cuộc bức hại – nhiều nhân viên Đại sứ quán cố gắng đuổi họ đi, thậm chí đe dọa gọi cảnh sát.

Thục Trân nhớ lại ngày hôm đó: “Chúng tôi đã sử dụng công năng được gia trì nhờ Đại Pháp thanh trừ tà ác đang thao túng các nhân viên Đại sứ quán. Thông qua thiên mục, tôi có thể nhìn thấy hết thảy tà ác dơ bẩn tràn ngập tầng không gian u ám nhanh chóng bị thanh lý bởi năng lượng của chúng tôi. Chẳng bao lâu, bầu trời quang đãng, những nhân viên Đại sứ quán trong cõi người đã thay đổi. Những khuôn mặt từng hăm dọa, trở nên hoàn toàn khác. Họ chào đón chúng tôi và nói: “Các bác có khỏe không? Các bác làm việc vất vả quá!” Tôi nói, “Không có gì đâu. Anh có muốn nhận tờ rơi này không?” Họ thân thiện trả lời, “Không, xin cảm ơn, chúng tôi đã biết chân tướng. Xin đưa nó cho người khác.”

Từ bi “năng dung thiên địa xuân”

Thục Trân và chồng sau đó hướng những nỗ lực của mình tới thành phố cổ Lucerne để giúp du khách Trung Quốc tìm hiểu chân tướng. “Các du khách Trung Quốc tới đây có tư tưởng rất phức tạp. Vào những năm trước, nhiều người rõ ràng bị đầu độc bởi những lời dối trá của ĐCSTQ. Một lần, tôi đưa một ấn bản đặc biệt về Pháp Luân Công cho một cặp vợ chồng lớn tuổi và con trai của họ, anh ta khoảng 20 tuổi. Cặp vợ chồng không nhận tập san, khi con trai ông ta với tay ra lấy, người cha ngăn anh ta lại và nói rằng đó là một “tờ báo của Pháp Luân Công.” Người con trai đẩy tờ báo vào mặt tôi. Sau đó anh ta đã ném nó xuống đất và hiên ngang bước đi.”

Thục Trân tin rằng các học viên cần phải từ bi và đồng thời biết về luật pháp, vì vậy bà nói với anh ta: “Này chàng trai, mặc dù ở tuổi này, tôi tới đây để nói cho cháu biết chân tướng về Pháp Luân Công vì muốn tốt cho cháu. Đánh người dân nơi đây là phạm pháp. Nếu tôi báo cháu cho cảnh sát, cháu sẽ không được phép rời khỏi đất nước này đâu.” Cậu thanh niên trẻ lo sợ, cha mẹ cậu ta vội vàng bắt đầu xin lỗi. Thục Trân nói với họ, “Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi sẽ không tha thứ cho ông bà. Pháp Luân Công dạy chúng tôi rằng người luyện công các vị đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.’ (Bài giảng thứ Chín Chuyển Pháp Luân) Vì ông bà đã xin lỗi, tôi sẽ bỏ qua.”

Khi về đến nhà, tâm Thục Trân nặng trĩu, và bà khóc mãi. “Mọi người nói với tôi trước đó rằng chúng tôi thật ngớ ngẩn. Chúng tôi đã lớn tuổi và nên ở nhà chăm sóc các cháu, tận hưởng những năm cuối đời. Tại sao hàng ngày chúng tôi tiêu những đồng tiền tiết kiệm nhọc nhằn kiếm được của mình, không quản gió, mưa để làm việc này? Chúng tôi không nhận được bất cứ điều gì, thậm chí có nguy cơ bị bức hại. Đúng vậy, tôi đã trên 70, lớn tuổi hơn cha mẹ người thanh niên đó. Cha mẹ của tôi chưa bao giờ đánh tôi. Tôi muốn cứu họ, nhưng thay vào đó tôi đã bị tấn công. Thật là rất nản.”

Sau khi bình tĩnh, bà hướng nội tìm những thiếu sót của mình: “Sư phụ giảng rằng ‘Từ bi năng dung thiên địa xuân” (“Pháp chính càn khôn” Hồng Ngâm II.).Tôi đã không đủ từ bi, nên người thanh niên không thể cảm nhận rằng tôi muốn điều tốt nhất cho cậu ấy. Nhờ học Pháp, tôi biết rằng những người chuyển sinh ở Trung Quốc có căn cơ khá cao. Họ vững tin rằng Đại Pháp sẽ cứu họ, đó là lý do họ mạo hiểm giáng hạ xuống nhân gian.

“Nhưng họ đã bị lừa bởi những lời dối trá của ĐCSTQ, hiểu lầm và thù hận với Đại Pháp. Sinh mệnh của họ đang gặp lâm nguy và họ không biết điều đó. Làm sao tôi lại không cứu họ chứ? Đây là sứ mệnh của tôi, cho dù mọi việc có khó như thế nào đi chăng nữa, tôi phải kiên trì. Trải qua quá trình khổ tu, chấp trước tự ngã của tôi dần dần được loại bỏ, tâm tính của tôi liên tục đề cao.”

Khi nhìn thấy những du khách lớn tuổi đang xếp hàng chờ đợi tàu điện, Thục Trân không hề có cảm giác tự mãn. Thay vào đó, bà thấy cảm thương cho nỗi đau thể xác của họ ở tuổi cao niên này và chân thành hy vọng rằng họ cũng sẽ được hưởng phúc từ Đại Pháp. Bà sẽ nói với họ, “Núi Männlichen, đối diện với đỉnh chính Jungfrau, cao 2.300 mét trên mực nước biển. Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi cũng bị bệnh tật dày vò, và giống như các bác, tôi đã phải đi tàu điện lên núi. Giờ đây tôi không còn bệnh tật và có thể leo núi không cần bắt tàu điện. Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi tất cả những điều này.”

Một số người hỏi Thục Trân bao nhiêu tuổi. Bà sẽ nói với họ: “Tôi sinh năm 1940, tôi 73 tuổi.” “Bà trông không giống 73 tuổi chút nào! Đây là tóc thật của bà sao?” Thục Trân sẽ trả lời, “Đây không phải là tóc giả đâu. Các học viên trông trẻ hơn tuổi, và tôi chắc chắn không phải là ngoại lệ.”

Sau đó Thục Trân sẽ nói về việc Đại Pháp đã hồng truyền tới hơn một trăm quốc gia trên thế giới như thế nào. Một người thanh niên nói, “Nhìn bác thật khỏe mạnh.” Sau đó anh hô lớn, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Một số khách du lịch thậm chí hỏi xin cuốn Chuyển Pháp Luân.

Các học viên Pháp Luân Công kiên trì giúp mọi người hiểu được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, càng ngày càng nhiều người có suy nghĩ chân chính về pháp môn này. Bây giờ khi một du khách xúc phạm hoặc nói điều gì đó thiếu tôn trọng, nhiều du khách khác thường nói, “Hãy yên lặng, tôi muốn nghe tiếng nói của Pháp Luân Công. Nếu anh không muốn nghe, hãy đi chỗ khác!” Khi một số du khách nhìn thấy những người phát tờ rơi, họ sẽ hỏi liệu tờ rơi đó có phải về Pháp Luân Công không.

Mong rằng tất cả người dân đều được cứu

Cửu Bình được phát hành vào năm 2004. Cuốn sách rất sâu sắc và là minh chứng một cách có hệ thống bản chất tà ác của ĐCSTQ. Ấn phẩm này khuấy động một phong trào thoái ĐCSTQ và những tổ chức liên đới trên toàn cầu. Sau khi đọc cửu bình, Thục Trân hiểu tại sao cha của bà kịch liệt ngăn cản con gái mình trở thành một đảng viên. Bà nói: “Tà đảng này, đã bức hại Phật Pháp dạy các giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, sắp bị trời diệt. Nhưng Đảng vẫn tiếp tục kéo nhiều người xuống mồ cùng với nó, chỉ bằng cách tránh xa thế lực tà ác này người ta mới có thể tránh được việc bị trời diệt cùng với nó.”

Một lần, Thục Trân gặp một du khách trung niên trên một con phố la liệt cửa hàng. Ông cũng là một học giả tại viện Khoa học Vật lý của Trung Quốc, ông đã có một nhận thức tốt về Pháp Luân Công, nhưng ông lịch sự từ chối thoái ĐCSTQ.

“Tôi nghĩ rằng thật là uổng phí nếu như một người tốt như vậy lại không được cứu, vì vậy tôi đã xin Sư phụ cho ông ấy một cơ hội khác. Có rất nhiều cửa hàng bán đồng hồ dọc trên phố, tình cờ tôi gặp người đàn ông này hơn tám lần.”

Thục Trân cho ông ta lời khuyên về các thương hiệu đồng hồ khác nhau, giá cả và kiểu dáng của chúng, cũng như thông tin về hoàn thuế. Khi họ xem những con thiên nga điềm tĩnh bơi trên hồ Lucerne, Thục Trân nói về việc nhiều con sông và môi trường sống tự nhiên của Trung Quốc đã bị ĐCSTQ phá hủy. Bà nói về việc thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, thoái ĐCSTQ bảo bình an. Mặc dù nói chuyện với ông ấy bảy lần, không một lần nào du khách này bày tỏ lập trường của ông về quan điểm thoái Đảng.

“Vừa lúc ông ấy sắp lên xe buýt du lịch và rời đi, tôi thầm cầu xin Sư phụ cứu ông ấy. Tôi đã nói với ông ấy rằng, “Ông là một người tốt, hôm nay tôi đã nói chuyện với ông tám lần. Hy vọng ông sẽ thoái Đảng, được bình an, không phải hối tiếc bất cứ điều gì.” Cảm động trước sự chân thành của tôi, cuối cùng hai vợ chồng du khách đã sử dụng bí danh thoái Đảng. Họ nói rằng khi họ trở về nhà, họ sẽ tìm những người thân tu luyện Pháp Luân Công để học cách tu luyện. Nhìn họ rời đi, tâm tôi vô cùng biết ơn Sư phụ vì lòng từ bi vô bờ bến của Ngài.”

Một lần Thục Trân đã giúp hơn 130 người thoái Đảng trong khoảng hai tiếng rưỡi. Tất cả bọn họ đều kịch liệt chỉ trích ĐCSTQ, thậm chí nói với bà rằng bây giờ nhiều người Trung Quốc đến Bắc Kinh tìm cách đòi bồi hoàn những sai lầm mà ĐCSTQ đã gây ra cho họ. Tuy nhiên, công an đã đánh đập, chửi rủa, bắt giữ họ một cách tàn bạo, bất công mà người ta khó có thể đứng nhìn. ĐCSTQ không đối xử với dân như những con người. Bây giờ, sự oán hận với ĐCSTQ gần như đang sục sôi, chỉ cần một chút tác động nữa thôi mọi thứ sẽ bùng nổ.

“Căn cứ vào ghi chép của tôi bắt đầu từ tháng 5 năm 2008, tôi đã giúp hơn 40.000 người thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới. Một số là các gia đình đi nghỉ, các chuyên gia, giáo sư, thậm chí các quan chức cao cấp của Đảng. Bây giờ, mọi người thường thoái theo nhóm, thậm chí ngay cả theo đoàn xe. Tôi nhận thấy rằng, cho dù có khó khăn đến đâu, mọi thứ đều rất bõ công sức. Tôi chỉ sợ mình sẽ bỏ lỡ một người có tiền duyên được cứu. Tôi hoàn toàn hiểu được sự cấp bách trong việc giúp thế nhân biết chân tướng.”

Phước lành lớn nhất trong đời

Hàng ngày Thục Trân thức dậy trước 6 giờ sáng để luyện công và học Pháp. Sau khi ăn sáng, bà rời nhà lúc 10 giờ đến Lucerne. Mặc dù tuổi đã cao, bà mang một ba lô nặng và hai túi đầy tờ rơi giảng chân tướng. Sau khi đi xe điện và xe lửa mất một giờ rưỡi, cuối cùng bà cũng đến khu du lịch Lucerne, nơi bà giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho du khách Trung Quốc. Bà không dừng lại cho tới khi du khách rời đi hoặc bà đã hết tờ rơi. Lúc về đến nhà bà đã mệt mỏi và đói, còn trời đã về khuya.

“Chúng tôi không có quầy để bày tài liệu, và cũng không có xe ô tô. Nhiều tài liệu có thể thực sự rất nặng khi mang theo. Vào mùa hè, tôi mang nhiều tài liệu, khi đi bộ và nói chuyện với du khách, ánh nắng mặt trời chiếu vào người, tôi thường ướt đẫm mồ hôi. Vào mùa đông, nhiệt độ giảm xuống 14 độ C và thậm chí dưới 0 độ. Gió lạnh thấu xương và hai chân của tôi thường run lên vì lạnh. Để phát tài liệu dễ dàng hơn, tôi không đi găng tay ngay cả khi nhiệt độ dưới 14 độ. Mùa đông có ít du khách hơn, nhưng cũng vì thế tôi cố gắng đứng chờ lâu hơn một chút, hy vọng có nhiều người qua. Ngay cả khi tôi chỉ phát được một tờ rơi ngày hôm đó và cứu được một người việc đó cũng không lãng phí thời gian.”

“Hơn 10 năm qua, ngoài việc đi luyện công nhóm vào cuối tuần và làm việc nhà, hàng ngày tôi đều đến khu du lịch. Chúng tôi cố gắng tiết kiệm nhất có thể đối với nhu cầu thiết yếu hàng ngày, sử dụng số tiền chúng tôi đã tiết kiệm cho tiền tàu xe để đi tới các khu du lịch và chi phí cho tài liệu giảng chân tướng. Thực tế, các đệ tử Đại Pháp đang dốc hết sức để cứu người. Con gái của tôi rất thấu hiểu và ủng hộ, cháu nói rằng những nỗ lực của chúng tôi thật cao quý. ”

Cảm động trước lòng vị tha và nỗ lực không ngừng nghỉ của các học viên, một số người đã mua cho chúng tôi đồ uống lạnh vào mùa hè, cà phê nóng hoặc sô cô la vào mùa đông. Các du khách Trung Quốc hiểu được chân tướng cũng lên tiếng khích lệ và ủng hộ: “Hãy cố lên, chắc chắn các bạn sẽ chiến thắng!”

“Ngã  môn vi liễu thùy phong vũ vô trở
Ngã môn vi liễu thùy phong xan lộ túc
Trạm tại nhai đầu đích thị Đại Pháp đệ tử
Thủ trung đích truyền đơn sấm thấu trước tù bi dữ tân khổ
Chỉ vi bả nhĩ tùng nguy nạn trung cứu độ
Minh bạch chân tướng nhĩ tài hội khán thanh tiền đồ
Ngã môn bất thị vi liễu hồi báo
Chỉ tưởng cấp nhĩ nhất điều hy vọng đích lộ”

(“Cấp nhĩ hy vọng đích lộ” Hồng Ngâm III)

Đây là bài thơ yêu thích của Thục Trân. Nó biểu đạt những lời chúc chân thành của các học viên. Thục Trân luôn luôn khóc khi nghe nó, không phải vì những khổ nạn bà đã phải chịu đựng, vì bà cảm thấy may mắn đã trở thành một người vô ngã nhờ Đại Pháp.

Một hướng dẫn viên đã quan sát hai vợ chồng Thục Trân trong nhiều năm. Một ngày nọ anh ấy đến và hỏi, “Bác sống ở nơi được mệnh danh là “thiên đường trên trái đất “, vậy tại sao bác không nghỉ ngơi và tận hưởng những năm cuối đời?” Thục Trân trả lời: “Để có thể cứu người mỗi ngày bằng cách giúp họ thoái ĐCSTQ và qua đó đề cao trong tu luyện là phước lành lớn nhất của đời tôi.”

(Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/24/天堂的使者(图)-283028.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/12/145345.html

Đăng ngày 09-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share