Bài viết của hai phóng viên Minh Huệ, Hà Vũ và Thạch Phương Thải

[MINH HUỆ 23-11-2013] Bà Thục Trân sinh ra trong một gia đình tu Đạo. Ông bà nội ngoại và cha mẹ của bà đều là truyền nhân trong môn phái tu Đạo của họ. Ngay sau khi chào đời, bà đã trở thành người kế tục duy nhất của môn phái. Mặc dù trải qua 50 năm tu luyện bền bỉ và trung thành, sự tín Đạo đã không giúp bà có được một cơ thể khỏe mạnh hoặc tìm được hạnh phúc. Mãi cho đến khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì các bệnh mà bà đã phải chịu đựng trong hàng thập kỷ mới được chữa khỏi. Hiện tại, cuộc sống của bà đầy ý nghĩa và an bình.

Một gia đình tu Đạo

Cha của Thục Trân là một Đạo sư trong thế tục. Cha của bà đã bắt đầu dạy bà thiền định ngay khi bà đủ tuổi. Bà đã học được từ cha mình rằng cần phải trung thực và tôn trọng người khác không kể tuổi tác. Bà cũng học được rằng không bao giờ nên sát sinh hay tham lam.

Bà nhớ lại một tai nạn thời thơ ấu: “Cha tôi thích uống một chút rượu mỗi ngày và thường yêu cầu tôi đi mua cho ông. (Điều này là bình thường ở Trung Quốc). Cha tôi là bằng hữu tốt đối với chủ quán rượu nên ông thường trả tiền rượu vào cuối mỗi tháng. Một ngày do bị mệt nên tôi đã nói dối ông rằng người chủ quán đã từ chối bán rượu cho tôi vì tôi không mang theo tiền.

Cha tôi đã nhìn chằm chằm vào tôi và hỏi: ‘Con đang nói thật đấy chứ? Chủ quán rượu đã thực sự nói với con như vậy sao?’ Lúc đó, tôi đã không còn lựa chọn ngoài việc tiếp tục nói dối ông. Cha cầm tay tôi và nói một cách nghiêm nghị: ‘Con sẽ không được ăn bữa tối nếu còn tiếp tục lừa dối cha. Hãy nghĩ về những điều con nên nói với cha.’ Tôi đã nói với nước mắt chảy dài trên má: ‘Con đã nói dối cha nhưng giờ con biết mình đã sai’. Từ đó, tôi không bao giờ nói dối nữa.”

Hai bên gia đình của cha mẹ Thục Trân đều giàu có, cha bà có tiếng là người hào phóng. Ông thường hay giúp người nghèo và những ai cần sự giúp đỡ. Tuy nhiên, ba năm trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chiếm quyền kiểm soát Trung Quốc vào năm 1949, cha của bà bắt đầu có vấn đề về tài chính. Cuối cùng một căn bệnh nặng đã làm khánh kiệt tài chính của toàn gia đình. Vì điều này, gia đình bà được ĐCSTQ xếp vào loại “bần nông”, là tầng lớp mà ĐCSTQ coi là một giai tầng “vinh dự” ở Trung Quốc. Bởi vậy, việc được xếp loại “bần nông” đã giúp cho gia đình bà tránh khỏi việc bị bức hại. Dù sao, cha bà đã truyền Đạo ra sâu rộng và với sự giúp đỡ của ông, nhiều dân làng đã trở thành những người tu Đạo, bao gồm cả những quan chức của ĐCSTQ. Dân làng đã thừa nhận rằng cha của bà là một người đàn ông đáng kính.

Tuy nhiên, sau cùng ông đã bị một người gọi là “Đạo thủ” tố cáo và bị quản chế trong năm 1957. Cha của bà bị bắt đứng trong mưa để tự kiểm điểm về “những hành vi sai trái” mà ông làm trong quá khứ vì ông đã từ chối báo cáo về những người khác. Thục Trân đã trở về nhà để nói với mẹ tất cả những gì xảy ra với cha của bà. Không hề hoang mang, mẹ của bà đã bảo cả gia đình ngồi xuống và cầu Trời bảo hộ cho ông. Quả thực cha của bà đã trở về một cách an toàn và lành lặn, còn người tố cáo ông với chính phủ cuối cùng đã qua đời trong tủi hổ. Trải nghiệm này đã dạy cho Thục Trân biết rằng thiện ác hữu báo.

Các quan chức chính phủ đã yêu cầu cha bà viết một “bản thú tội.” Bà đã viết một bản và đem nộp vì không muốn cha mình phải chịu nhục. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ đã chửi mắng bà, đập bàn và quát mắng một cách ác ý vì bà quay sang một điều gì đó mà không đủ “chân thành”. Bà đã không nói với cha về việc này và chịu đựng mọi thứ một mình. Khó khăn và gian khổ đã dạy Thục Trân phải mạnh mẽ.

Dưới áp lực to lớn, Thục Trân đã không luyện tập công khai. Trong trường đại học, bà ngồi thiền vào buổi tối muộn để không làm ảnh hưởng đến các bạn cùng phòng. Bà đã chuyên tâm tu Đạo trong gần 50 năm tiếp theo.

“Con gái của Thần sẽ không kết giao với ĐCSTQ”

Thục Trân là một sinh viên ưu tú. Do vậy, sau khi tốt nghiệp đại học, bà đã được phân một công việc tại Học viện Khoa học Trung Quốc, nơi mà bà gặp chồng mình, ông tốt nghiệp Đại học Công Nghệ Trung Quốc. Khi Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Diệu Bang, là chủ tịch của học viện Khoa học Trung Quốc, chồng bà đã trở thành thư ký của ông ta. Hồ Diệu Bang đã mời chồng bà đến làm việc cho ông ta trong Trung Ương ĐCSTQ, nhưng Thục Trân đã khăng khăng khuyên chồng mình không nên tham gia vào chính trị: “Cha em đã khuyên em từ lâu rằng không nên gia nhập ĐCSTQ vì nó không đáng tin cậy và nó đối địch với Thần Phật. Con gái của một vị Thần không thể kết giao với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã làm nhiều điều ác và bất cứ ai là thành viên của tổ chức đó sẽ chắc chắn bị chôn vùi theo.”

Thục Trân(淑珍) và chồng bà Dương Lễ Phương (杨礼方)

Cha của Thục Trân đã qua đời ở tuổi 70. Dân làng gần xa đã đến để nói lời vĩnh biệt với ông ấy. Họ đã quỳ xuống bên lề đường khi xe chở linh cữu đi qua để thể hiện sự kính trọng với ông. Ước nguyện tôn sùng Thần linh của mọi người đã không bị ĐCSTQ xóa sổ hoàn toàn. Thục Trân đã nói thêm: “Ông ấy bảo với tôi rằng ông sẽ ra đi nội trong mười ngày nhưng tôi đã không muốn tin vì ông dường như còn rất trẻ đối với tôi. Sau khi thu xếp ổn thỏa, ông đã thực sự qua đời. Trước khi ra đi, ông dặn dò tôi nhớ kiên định tu luyện. Ông đã tiếp tục bảo vệ tôi trong các không gian khác để tôi tu luyện sau khi ông rời đi.”

Học viện Khoa học Trung Quốc thành lập nhiều nhà máy trong những năm 80. Do vậy chồng của Thục Trân đã mở một công ty quang điện quốc tế do bộ Kinh tế và Thương mại đầu tư. Công ty của ông đã hợp tác với công ty Thụy Sĩ trong năm 1987 và ông đã trở thành giám đốc điều hành người Trung Quốc trong liên doanh đặt tại Bern. Do vậy bà đã chuyển tới Thụy Sĩ cùng với chồng.

Thục Trân chuyên tâm tu Đạo trong 50 năm nhưng bà đã không thể giải thoát được khỏi bệnh tật. Thực tế là bà đã trải qua nhiều loại bệnh mãn tính, chẳng hạn như viêm đại tràng đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy. Bà đã thử cả Tây y và Trung y nhưng đều vô ích. Bà nói: “Tiêu chảy xảy đến khi tôi mệt mỏi, trong một tâm trạng xấu hoặc lo lắng. Tôi đã phải vào nhà vệ sinh khi đi ra ngoài vào ngày có gió, vào mùa hè lẫn mùa đông. Vì vậy, tôi biết chính xác vị trí tất cả các nhà vệ sinh công cộng ở Bern.”

Bà đã thường mang các loại thuốc thảo dược từ Trung Quốc và thỉnh thoảng bà đã vận chuyển chúng vì khối lượng thuốc quá nhiều để có thể mang theo người. Các loại thuốc thảo dược rất đen và dính, giống như thuốc phiện. Do vậy các cán bộ hải quan Thụy Sĩ từng có lần nghi ngờ bà là một kẻ buôn thuốc phiện.

“Nhà tôi giống như cửa hàng thuốc với các loại thuốc Trung y và Tây y xếp đầy trên vách tường. Tôi đã phải dùng một lượng lớn thuốc hàng ngày của cả Trung y và Tây y. Khi thuốc không còn hiệu quả, tôi đã chuyển qua sử dụng các thiết bị và kỹ thuật chẳng hạn như thiết bị từ, thiết bị điện, máy phân tích quang phổ Chu Lâm, thuật châm cứu, giác hơi, v.v… Chồng tôi đã trở nên thành thục với các thiết bị và ông gần giống như một bác sĩ.”

Trước khi các căn bệnh đó được chữa trị, bà đã bị mắc nhiều bệnh hơn, bao gồm viêm khớp ven, đau gân, xơ cứng động mạch, tăng nhãn áp, gãy xương bàn chân do loãng xương và u nang buồng trứng. Hai ca phẫu thuật chỉ làm tình trạng của bà trở nên tồi tệ hơn và thậm chi bà trở nên yếu ớt hơn. Tình trạng toàn thân vô lực đã khiến bà có một tính khí xấu. Bà mệt mỏi cả ngày và cảm thấy chán nản. Bà đã nói: “Mọi người bảo rằng sống ở Thụy Sĩ thì giống như sống ở trên thiên đường. Nhưng các bệnh của tôi đã khiến tôi khổ sở và tôi thường hỏi Trời rằng khi nào thì việc này sẽ kết thúc.”

Một thay đổi nhanh chóng

Thục Trân đã gặp một học viên Pháp Luân Công khi bà cùng chồng tới Hồng Kông vào năm 1996. Bà đã lấy một cuốn Chuyển Pháp Luân nhưng đã không đọc nó cho đến khi bà phải nằm nhà vì bị gãy chân vào năm sau đó.

Bà đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân và đã có một ấn tượng sâu sắc. Bà đã hiểu tại sao mà mình đến thế giới này và tại sao mà bà cần trở thành một người tốt. Bà đã hiểu làm thế nào để tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn và trở thành người tốt. Bà đã nhận ra rằng nghiệp lực là nguồn gốc của bệnh tật và sự bất hạnh. Bà đã hiểu làm thế nào mà đức có thể chuyển hóa thành công và đề cao tâm tính là then chốt để đề cao công. “Đây thực sự là một cuốn sách rất quý giá. Ngài Lý Hồng Chí đã giải thích rất dễ hiểu về chân tướng vũ trụ. Sau khi đọc cuốn sách, tôi đã trở nên minh bạch.”

Bà đã không thể quyết định rằng mình nên tu luyện Đại Pháp hay là tiếp tục tu môn Đạo mà cha đã truyền lại mà bà đã theo nó trong 50 năm. Tuy nhiên, bà lầm tưởng rằng có lẽ bà không có duyên tiền định để tu luyện Đại Pháp, do vậy thay vào đó, bà đã khuyến khích chồng tu luyện Đại Pháp. Sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, chồng bà đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp ngay lập tức, để lại cho bà một cảm giác hối hận sâu sắc.

Sự quyết định

Thục Trân đã đi cùng chồng tới Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Sĩ vào năm 1998. Bà nhớ lại: “Ngay khi Sư phụ Lý Hồng Chí bước vào phòng, tôi có thể nói rằng Sư phụ Lý không phải là một người bình thường mà chắc hẳn là một đại giác giả. Tôi đã ấn tượng sâu sắc và đã mong muốn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ngay lúc đó. Nhưng khi nhớ lại những gì mà cha mẹ đã dặn tôi trước khi họ qua đời, tôi đã không biết cách nào để nói cho họ và cũng lo sợ rằng 50 năm tu luyện của tôi sẽ là vô ích.”

Bà đã không thể ngủ trong vài ngày sau đó. “Trong một giấc mơ, tôi áng chừng nhìn thấy bản thân đang đi một đôi ủng đen với hai chiếc hoàn toàn khác biệt. Tôi nhận ra giấc mơ nói rằng tôi đã đặt chân trên hai chiếc thuyền cùng một lúc, ngoài ra tôi phải tu luyện chuyên nhất theo một con đường. Đó là một điểm hóa khiến tôi bừng tỉnh ngay lập tức.”

Một điểm luyện công đã được thiết lập tại Bern và các học viên từ Geneva và Zurich đều đã đến để chúc mừng. Các đồng tu đã chia sẻ kinh nghiệm của họ và lời nói của một học viên lâu năm đã thức tỉnh bà: “Việc  tu luyện 50 năm của bà sẽ không vô ích vì Sư phụ sẽ giúp bà giữ lại những thứ tốt, còn thứ xấu bỏ đi.”

Bà đọc Chuyển Pháp Luân vào buổi tối hôm đó, đoạn Sư phụ giảng:

“Những sự tình ấy chúng tôi đều phải giải quyết, cái tốt lưu lại, cái xấu bỏ đi; đảm bảo từ nay trở đi chư vị có thể tu luyện; nhưng [chư vị] phải đến học Đại Pháp một cách chân chính.”

“Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.”

“Sự việc như thế này, cơ hội không nhiều, và tôi cũng không truyền [giảng] lâu theo cách này. Tôi thấy rằng những người trực tiếp nghe tôi truyền công giảng Pháp, tôi nói thật rằng…… sau này chư vị sẽ hiểu ra; chư vị sẽ thấy rằng khoảng thời gian này thật đáng mừng phi thường. Tất nhiên chúng tôi nói về duyên phận; mọi người ngồi tại đây đều là duyên phận.”

(Chuyển Pháp Luân)

Tại thời điểm này, Thục Trân đã cảm động sâu sắc: “Thật khó để gặp được một minh Sư như vậy và cũng khó không kém để được trải qua thời kỳ Chính Pháp. Điều tôi đang chờ đợi là gì? Tôi nên bắt đầu tu luyện Đại Pháp ngay lúc này!”

Bà đã quỳ trước di ảnh của cha mẹ mình và nói: “Cha, mẹ, con rất cảm kích việc cha mẹ đã dẫn dắt con đến cánh cửa tu luyện và bảo vệ con trong 50 năm. Tuy nhiên, con đã không thực sự hiểu các Pháp lý và đã không gặp được một vị minh Sư có thể dạy con làm cách nào để quay trở về Thiên thượng. Con đã chịu đựng nhiều bệnh tật và rất khổ sở. Nhưng giờ đây con đã gặp Sư phụ chân chính và Pháp Luân Đại Pháp, con muốn tu luyện Đại Pháp. Cha mẹ đã nuôi dạy một cô con gái ngoan và con chắc chắn rằng khi mình đạt viên mãn thì cha mẹ sẽ rất tự hào về con. Con đang từ biệt cha mẹ vì con sẽ tu luyện Đại Pháp. Con chân thành hy vọng rằng nếu một ngày nào đó cha mẹ gặp được Đại Pháp, xin đừng để lỡ mất cơ hội!”

Bà đã nhớ lại rằng khi mở cửa sổ vào buổi sáng ngày hôm sau, bà đã nhìn thấy trên không trung một vị đạo gia chân nhân trông rất trẻ, sáng ngời và cao lớn mặc một đạo bào màu đỏ, hào quang chói lọi. Bà đã nghe thấy giọng của cha nói với mình: “Con chưa bao giờ nhìn thấy một Sư phụ Đạo gia. Giờ con đã thấy.” Nhưng bà đã trả lời ông rằng: “Bây giờ con đã nhìn thấy ông ấy, nhưng Sư phụ của con là ngài Lý Hồng Chí. Con đã quyết định tu luyện Đại Pháp và giờ đây không gì có thể thay đổi suy nghĩ của con.”

Khi bà ấy đã chọn lựa. Sư phụ ngay lập tức giúp đỡ bà. Bà đã nhìn thấy hai con rồng, một màu trắng và một màu đen rời khỏi bà và cha của bà không bao giờ quay lại gặp bà nữa. Ông ấy gần như biết rằng bà sẽ tu tốt trong Đại Pháp. Sau khi bà tu luyện Đại Pháp vài năm, một thành viên gia đình cũng tu luyện Đại Pháp đã nhìn thấy cha mẹ bà đang đọc Chuyển Pháp Luân trong một không gian khác. Bà đã rất vui mừng khi nghe điều đó.

Thần kỳ triển hiện tại nhân gian

Bà đã ước rằng mình đã có thể bắt đầu tu Đại Pháp sớm hơn. Sư phụ giảng:

“Ở đây chúng ta không luyện khí, không yêu [cầu] chư vị luyện gì ở tầng thấp ấy hết; chúng tôi đẩy chư vị vượt qua, để cho thân thể chư vị đạt đến trạng thái vô bệnh. Đồng thời chúng tôi còn cấp cho chư vị một bộ đã hình thành đầy đủ mọi thứ cần thiết cho [việc tạo] cơ sở của tầng thấp; như thế, chúng ta sẽ ở trên tầng rất cao [mà] luyện công.” (Chuyển Pháp Luân)

Nước mắt lăn dài trên má bà: bà đã đi chệch đường trong nửa thập kỷ và chỉ gần đây mới bước vào tu luyện cao tầng. Quả đúng là Phật ân hạo đãng!

Giờ đây bà đã hiểu lý do khiến công của bà không đạt đến trình độ cao là vì bà không biết Pháp ở cao tầng và bà đã không biết rằng đề cao tâm tính là then chốt. Bà đã bắt đầu chăm chỉ đọc Chuyển Pháp Luân. “Có các Pháp khác nhau ở các tầng khác nhau và do vậy tôi ngộ Pháp từng tầng từng tầng. Học Pháp càng nhiều thì càng thấu hiểu Pháp lý của vũ trụ. Tôi đọc ba bài giảng mỗi ngày, do vậy tôi đọc xong toàn bộ cuốn sách trong ba ngày. Bất cứ khi nào xảy ra xung đột, tôi sử dụng các Pháp lý để thực sự tu luyện bản thân; nhờ đó tâm tính của tôi đã đề cao rất nhanh.”

Bà có tín tâm vào việc tu luyện. Bà biết rõ bản thân có thể trở về Thiên thượng và giờ đây cảm thấy trầm tĩnh, an bình và hạnh phúc rằng mình đã minh bạch “Đạo” (con đường) thực sự là gì.

“Vào ngày tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, Sư phụ đã cài đặt toàn bộ cơ chế vào bên trong tôi. Tôi có thể thấy các Pháp Luân xoay tròn xung quanh những vùng bị bệnh. Tôi đã nôn trong vài ngày sau khi các Pháp Luân thanh lý cơ thể tôi và tôi biết rằng Sư phụ đã chịu đựng nó thay tôi. Sau khi bị nôn trong sáu ngày, dạ dày của tôi cảm thấy rất dễ chịu. Giờ đây tôi có thể ăn kem và uống nước lạnh. Tôi không còn cần đến phòng vệ sinh khi ra ngoài nữa.”

Sư phụ đã thanh lý cơ thể bà trong năm mươi ngày; sau này, bà đã vô bệnh và tính khí của bà đã thay đổi từ bị trầm cảm, dễ kích động sang cởi mở, vui vẻ và an hòa. Chồng của bà đã bình luận về sự thay đổi này: Đại Pháp quả thực là tuyệt diệu. Chỉ trong 50 ngày, Đại Pháp đã cải biến một con người từ trong ra đến ngoài. Ông ấy đã viết một câu để diễn tả lòng biết ơn đối với Sư phụ:

“Lộ mạn mạn, ngũ thập niên, bách bệnh triền thân công vị viên, cảm khái vạn vạn thiên; Pháp chiêu chiêu, ngũ thập thiên, thân khinh bách bội tinh thần đẩu, thần kỳ hiển nhân gian.” (Đường đằng đẵng, năm mươi năm, trăm bệnh trên thân viên mãn chưa tròn, ai oán suốt ngày; Pháp rọi soi, năm mươi ngày, thoát khỏi bệnh tật thân nhẹ trăm phần, tinh thần sáng, thần kỳ triển hiện tại nhân gian.)

(Còn tiếp)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/23/半生修道彷徨-一朝得法破迷(图)-283027.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/25/143805.html

Đăng ngày 04-02-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share