Bài viết của Thanh Triệt, đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-07-2013] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 05 năm 1996, nhưng đã không tinh tấn tu luyện. Hàng ngày tôi đều đọc một chút cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Mặc dù vẫn đọc sách hàng ngày nhưng tôi không ngộ được các nội hàm thâm sâu hơn của Pháp. Vào khoảng thời gian đó, tôi cũng không có liên hệ với các đồng tu khác.

Đến tháng 06 năm 2010, tôi đột nhiên thấy thôi thúc muốn liên lạc với các đồng tu khác và tôi đã nhanh chóng có thể làm như vậy.

Vào thời gian đó, tôi thường xuyên nghe các bài giảng Pháp của Sư phụ và Tuần báo Minh Huệ trên máy nghe nhạc MP3, nhưng chúng tôi lại không có các học viên có hiểu biết về kỹ thuật để xử lý một số vấn đề. Tôi muốn học những kỹ thuật này để có thể trợ giúp họ. Sau đó không lâu, Sư phụ đã an bài cho tôi gặp một đồng tu, người sau này giúp tôi gặp gỡ với nhiều đồng tu hơn nữa. Trong suốt quá trình cùng nhau chia sẻ và học hỏi kỹ thuật, tôi rất cảm kích trước những suy nghĩ đáng quý của họ. Tôi cũng nhận thấy những sự thay đổi dần dần trong suy nghĩ của mình.

Khi tôi ít học Pháp, cảnh giới tư tưởng của tôi rất thấp. Bất cứ khi nào gặp các khảo nghiệm về tâm tính, tôi thường mang ra kể lể với các đồng tu. Một nữ đồng tu lớn tuổi rất kiên nhẫn nghe tôi nói. Cô ấy phân tích tình huống và dùng các Pháp lý để hướng dẫn tôi vượt qua khảo nghiệm. Sau khi nói chuyện với cô, tôi thường phát hiện ra các thiếu sót của mình ngay lập tức và cô cũng khuyến khích tôi làm theo lời dạy của Sư phụ: “Đọc sách nhiều, học Pháp nhiều.” (Giảng Pháp tại Thụy Sỹ, Tạm dịch) Nhưng tôi vẫn không thực sự nhận ra được tầm quan trọng của việc học Pháp, tôi không để tâm nhiều lắm tới lời khuyên của cô ấy.

Dần dần, tôi bắt đầu nhận ra đó là một sự an bài hoàn hảo. Với sự phụ trợ của vị đồng tu đó, tôi đã tiến bộ một cách nhanh chóng mà không hề biết được rằng tôi đã trở nên lệ thuộc vào cô ấy. Từ đó về sau, bất cứ khi nào mà gặp phải khảo nghiệm về tâm tính, tôi cảm thấy rất khó chịu nếu như không được tâm sự với cô và sự lệ thuộc này đã đến mức mà tôi cảm thấy nếu như không nói chuyện được với cô thì tôi không thể vượt qua được khổ nạn đó. Cô ấy đã ân cần nhắc nhở tôi, nhưng tôi đã không để tâm. Tôi đã rất lười biếng và không chịu hướng nội để tìm nguyên nhân. Đôi lúc khi không gặp được cô ấy, tôi đã đi tìm bạn đồng tu khác để giãi bày.

Khi khảo nghiệm tới, tôi không nghĩ là tự mình phải giải quyết vấn đề mà lại nghĩ rằng mình sẽ dựa vào các đồng tu khác để vượt qua khảo nghiệm. Do đó, tôi đã không tu luyện một cách tinh tấn và đã không vượt qua được khảo nghiệm một cách triệt để. Đôi khi các khảo nghiệm này được lặp đi lặp lại nhiều lần và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Sư phụ đã từng giảng rằng không có đường tắt trong tu luyện. Tôi nhận ra rằng mình phải cần hướng nội bất cứ khi nào gặp mâu thuẫn. Tôi phải tự mình tu và tự mình ngộ ra các Pháp lý. Nhưng ngay từ ban đầu, tôi đã đi nhầm đường.

Sự kiện dưới đây đã khiến tôi nhận ra rằng trạng thái tu luyện của mình là không phù hợp.

Tính cách của tôi rất khác với chồng tôi. Tính cách anh ấy rất dửng dưng, lại còn chậm chạp, ngờ nghệch khiến tôi vô cùng khổ não. Nhưng tôi minh bạch Pháp lý người tu luyện không thể ly hôn. Tôi đã thường lấn lướt anh ấy. Mặc dù mối quan hệ của chúng tôi đã được cải thiện sau khi tôi đã tu luyện, nhưng chúng tôi vẫn thường bất đồng với nhau ở nhiều mặt. Chồng tôi rất tốt nhưng anh ấy không giỏi thể hiện bản thân mình. Bất cứ khi nào giận tôi, anh ấy sẽ không thể hiện sự tức giận của mình. Khoảng 10 giờ đêm vào dịp Tết Nguyên đán, anh ấy trở về nhà sau khi đi gặp gỡ với khách hàng.

Lấy lý do rằng mình đang say rượu, anh ấy bắt đầu chửi rủa tôi và nói rất nhiều điều kinh khủng. Thấy rằng anh ấy đang trong tình trạng say rượu nên tôi rất bình tĩnh. Tôi lặng lẽ phát chính niệm nhưng trong tâm lại mang đầy những chấp trước của người thường và niệm đầu của tôi không chính. Tôi sợ rằng hàng xóm có thể nghe thấy được chúng tôi cãi nhau, sợ rằng anh ấy trở nên mất lý trí. Do đó, tôi đã chịu đựng thái độ của anh ấy bởi tôi biết đó không phải là con người thật của anh ấy, nhưng tôi không cho phép anh ấy vu khống Sư phụ. Do đó, tôi đã phát chính niệm để loại bỏ nhân tố tà ác phía sau anh ấy.

Bởi do tâm tính của tôi không ổn định, anh ấy làm ầm ĩ trong khoảng hai giờ đồng hồ. Tôi tự hỏi tại sao mình đã phát chính niệm mà nó lại không có tác dụng. Tôi rất bối rối. Tôi tiếp tục phát chính niệm cho đến nửa đêm thì anh ấy đột nhiên trở nên im lặng. Vào lúc đó, tôi hiểu rằng không phải là không có hiệu quả. Nếu như phát chính niệm mà không có tác dụng, thì có thể là anh ấy đã làm điều gì khác kinh khủng. Khi nằm ngủ trên ghế sofa, cảm thấy ủy khuất, oán hận và suy nghĩ chấm dứt cuộc hôn nhân này ngập tràn trong tâm trí tôi.

Sáng hôm sau, tôi quyết định tới cơ quan vì không muốn ở nhà nhìn thấy mặt chồng. Tôi muốn tới đó để học Pháp, nhưng thực chất là tôi muốn đi tìm một đồng tu khác để giãi bày tâm sự. Khi đẩy xe đạp ra, tôi tự hỏi mình nên đi gặp ai đây. Bây giờ đang là ngày nghỉ Tết Nguyên đán và sẽ không ai có thời gian rảnh để ngồi nghe tôi nói. Nếu tôi đến tìm một người học viên mà tôi vẫn thường hay tâm sự, cô ấy có thể không có ở nhà. Nếu tôi đến nhà học viên A, chồng cô ấy có thể đang có mặt ở nhà và do đó cô ấy cũng không có thời gian. Nếu tôi tìm một học viên lớn tuổi khác, cô ấy lớn tuổi hơn tôi nhiều liệu cô ấy có hiểu được tôi không? Và hơn nữa tôi không muốn làm phiền cô ấy.

Vậy tôi nên đi tìm ai đây? Tôi chán nản và đột nhiên nhớ tới học viên B. Cô ấy thường rảnh rỗi và khi nói chuyện thường hay đoán được suy nghĩ của tôi. Tôi nghĩ chắc chắn cô ấy có thể giúp được tôi, do đó tôi đã nhanh chóng gọi điện cho cô ấy, nhưng cô nói mình đang bận và không thể gặp tôi được. Trước khi đặt máy xuống, tôi đã bật khóc và giọng tôi nghẹn lại. Tôi đang phải chịu đựng những điều tồi tệ như thế này nhưng lại không có ai để giãi bày.

Tôi đến cơ quan với một tâm trạng đầy chán nản, mở sách Chuyển Pháp Luân ra và lặng lẽ đọc. Khi đọc, các Pháp lý đã triển hiện cho tôi và đột nhiên tôi hiểu được lý do tại sao tôi không thể tìm thấy một đồng tu nào để tâm sự, đó là vì Sư phụ muốn tôi tự đề cao bản thân. Một thời gian dài, tôi thường giãi bày với các đồng tu và coi đó là quá trình chia sẻ. Tôi nghĩ đó là cách tốt vì Sư phụ dạy chúng ta nên cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Tôi luôn đòi hỏi được an ủi và hướng dẫn mà không hể lăn tăn gì và cho rằng đó là hành vi đúng đắn vì Sư phụ muốn chúng ta phải giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng tôi lại không nhận ra rằng Sư phụ cũng giảng:

“Chư vị phải tự mình mà tu, tự mình mà ngộ; nếu tôi giảng hết cả ra rồi, thì chư vị tu gì nữa.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Tôi có cảm giác như thể mình vừa tỉnh khỏi giấc mơ.

Sư phụ từ bi đã an bài cho các đồng tu giúp tôi vượt qua khổ nạn trong giai đoạn đầu tiên trên con đường tu luyện, nhưng tôi không thể tiếp tục dựa dẫm vào các đồng tu khác như thế này được nữa. Bây giờ tôi phải học cách để tự mình bước đi trên con đường của riêng mình. Tôi phải hiểu được Pháp một cách rõ ràng và sẽ thăng tiến theo cách này. Sư phụ muốn chúng ta dĩ Pháp vi Sư và chừng nào tôi còn hành xử theo các Pháp lý, thì tôi có thể đi nốt phần còn lại trên con đường tu luyện của mình một cách vững chắc. Chắc chắn tôi sẽ có thể thành công.

Sau khi đã trải qua nhiều khổ nạn và khảo nghiệm, tôi đã trở nên trưởng thành và lý trí hơn. Giờ đây khi đối mặt với khổ nạn, tôi không còn lo lắng nữa. Nhiều lần, đầu tiên là tôi nghĩ về Pháp trước và cố nhớ lại lời Sư phụ giảng. Tôi biết, tôi cần phải thường xuyên hướng nội để tìm ra những thiếu sót của mình. Sau khi đã nhận ra được những chấp trước và những suy nghĩ bất hảo, tôi cố gắng hết sức phủ định và giải thể nó. Vào lúc đó, mọi khổ nạn dường như đã trở nên dễ dàng hơn và tôi có thể vượt qua được nó.

Khi tâm tính không ngừng được đề cao, tôi có cảm giác rất đặc biệt trong tâm. Một loại cảm giác an lạc dần dần lan tỏa trong tâm hồn. Sự an lạc này cũng được thể hiện ra trên nét mặt một cách tự nhiên. Tôi đã hiểu tu luyện là gì và tu luyện một cách vững chắc là như thế nào. Khi nghe các đồng tu chia sẻ kinh nghiệm, tôi cũng chia sẻ về việc tôi đã vượt qua khảo nghiệm như thế nào. Giờ đây, tư duy của tôi đã khác. Khi các đồng tu nhìn thấy sự thay đổi ở tôi, họ đã rất vui mừng cho tôi. Đây mới là giao lưu chia sẻ thực sự. Mặc dù tôi vẫn làm chưa được tốt trong nhiều trường hợp, nhưng tôi đã biết rõ hơn về việc mình cần làm thế nào để bước đi trên con đường tu luyện một cách vững chắc.

Con xin đa tạ ơn cứu độ từ bi của Sư phụ, cảm ơn các bạn đồng tu đã giúp đỡ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/30/放下总是由同修牵着走的手-277398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/25/144578.html

Đăng ngày 12-02-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share