[MINH HUỆ 05-11-22013]
Thể ngộ của tôi về từ bi
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
Tôi nhớ một câu Sư phụ giảng: “Khi chư vị đụng phải kiếp nạn, thì tâm từ bi ấy sẽ giúp chư vị vượt qua quan [ải] khó khăn ấy.“ (Pháp Luân Công) Đã có nhiều lúc, đặc biệt lúc khó khăn, tôi luôn nhớ câu này và thật sự cảm thấy từ bi có năng lực vô hạn.
Trong suốt quá trình tu luyện cá nhân trước khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đã có nhiều thể ngộ về sự từ bi. Khi trạng thái tu luyện tốt và nội tâm thuần tịnh, tôi cảm thấy mỗi tế bào trong cơ thể tôi đều chứa đầy từ bi và tôi có thể ảnh hưởng đến người khác. Khi nói chuyện với người khác, ngôn từ của tôi có thể cảm động sâu sắc đến họ. Khi tôi đương đầu với khổ nạn và giữ tâm từ bi, tôi cảm thấy tà ác không thể nào đụng đến tôi thậm chí nếu chúng có thể, cũng không thể làm gì được tôi. Sư phụ đã giúp tôi giải quyết nhiều khó khăn và tôi cảm thấy tầng thứ tu luyện của mình đề cao nhanh chóng. Tôi cũng duy trì một trạng thái tu luyện tốt ở nơi làm việc, nên môi trường làm việc lúc nào cũng bình ổn, điều này đóng vai trò tích cực sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Tôi không hề cảm thấy chút áp lực nào ở nơi làm việc, bạn đồng nghiệp và cấp trên cũng giúp tôi đến một mức độ nhất định.
Sau này, khi cuộc bức hại ngày càng tồi tệ, năng lượng từ bi đã thể hiện sức mạnh cự đại.
Năm 2008 khi tôi bị bức hại trong trại lao động cưỡng bức, tôi bị phân ở chung với vị tổ trưởng được xem là tàn ác nhất lúc đó. Ông ấy bắt tôi đứng dưới nắng gắt giữa trưa và đánh đập tôi vào buổi tối hôm sau. Ông luôn chất vấn tôi nhiều câu và mỗi lần tôi từ chối trả lời, ông ta lại tát tôi rất mạnh. Ông đánh rất mạnh đến nỗi tôi bị ngã ra khỏi ghế vài lần. Ông đánh khoảng 20 lần thì miệng tôi chảy máu.
Tôi không sợ, cũng không tức giận hay phẫn uất. Tôi nghĩ rằng dù bề ngoài trông ông ta rất hung dữ nhưng ông vẫn là một con người nên cũng có mặt lương thiện. Tôi giữ sự chân thành với ông, nghĩ rằng miễn là tôi có đủ sự từ bi thì tôi có thể khiến ông cảm động và thay đổi.
Sau đó tôi nhận ra những con tốt này đầu tiên bị lựa chọn để phục vụ “bộ phận kiểm soát đặc biệt”, họ được huấn luyện bởi những cảnh sát chịu trách nhiệm tẩy não với những lời lăng mạ và dối trá về Pháp Luân Công và họ phải vượt qua những bài kiểm tra.
Không cần biết ông ta la mắng hay tra tấn tôi thế nào, tôi luôn cố gắng giảng chân tướng cho ông bất cứ khi nào có cơ hội. Tôi nhận ra sâu bên trong ông vẫn còn sự lương thiện. Khi có người khác, ông không dám nghe tôi nói (vì sợ bị báo cáo). Khi chỉ còn hai người, tôi nói với ông chi tiết về Pháp Luân Công và cách tôi thay đổi cả tâm lẫn thân của mình. Sau khi nghe chân tướng, ông không còn vẻ mặt tà ác nữa và nói: “Vậy Pháp Luân Công thật sự tốt. Tôi không dám nghe lời cậu nói nữa. Nếu nghe, tôi lại bị cậu làm thay đổi, chứ không phải tôi làm thay đổi cậu nữa.”
Sau này, ông không bao giờ đánh tôi nữa và tôi luôn nói với ông những đạo lý chân chính. Dần dần, ông ngừng làm những gì cảnh sát bắt ông phải làm và ông chỉ quát nói tôi ngồi ngay ngắn mỗi khi có công an đến kiểm tra. Sau một thời gian, ông ấy bị chuyển sang một nhóm khác, tại đó cũng có các học viên Đại Pháp khác giảng chân tướng cho ông. Ông đã thay đổi từ người nổi tiếng độc ác nhất trong trại thành người không làm điều xấu nữa. Một đồng tu khác nói rằng có lần ông đã hứa với học viên Đại Pháp ở chung phòng rằng mình sẽ không bao giờ cư xử như trước đây nữa.
Có một giai đoạn thời gian, mỗi khi thấy tôi, ông đều hỏi: “Cậu ghét tôi phải không?” Tôi đáp: “Tại sao tôi phải ghét anh? Tôi chỉ mong anh có một tương lai tốt đẹp.” Ông đã chứng kiến cách hành xử đứng đắn của những đệ tử Đại Pháp kiên định. Sau này một đồng tu nói với tôi rằng trước khi đi, ông nói: “Trên tầng lầu này (nơi có “bộ phận kiểm soát đặc biệt”) sẽ thật sự có người đạt viên mãn trong tương lai.” Con người hung dữ đã từng bị tẩy não bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tàn ác và hành động một kẻ đại ác nhân đã có suy nghĩ tích cực này nhờ sự từ bi của các đệ tử Đại Pháp.
Trên bề mặt, các đệ tử trông có vẻ bình thường và yếu thế. Tuy nhiên, nhờ tuân theo các nguyên lý, chúng tôi có sự từ bi thông qua tu luyện và nó có năng lượng hóa giải tất cả mọi yếu tố tà ác.
Tôi sâu sắc cảm nhận sự từ bi đó có sức mạnh to lớn, có được từ các chính Thần.
Thể ngộ của tôi về việc: ”Làm mà không truy cầu”
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
Khoảng hai ngày trước đây, sau khi giải quyết một việc quan trọng và đạt kết quả tốt trong công việc, cấp trên đã khen ngợi chúng tôi. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy không dễ chịu và không thoải mái cả ngày, nhưng không thể nhận ra vì sao.
Trong suốt một thời gian dài, cấp trên không bao giờ ghi nhận công sức của tôi và trong lòng tôi vẫn để ý đến việc này. Do tính chất công việc, cấp trên hiếm khi nhắc đến tôi khi báo cáo với lãnh đạo cấp trên nữa. Nên tôi đã nghĩ rằng những người khác sẽ không biết tôi làm những gì và cảm thấy mất mặt. Tôi cảm thấy mình không có cơ hội để thể hiện hết khả năng của mình nên đã không được trọng dụng. Thời điểm đó, tôi cảm thấy là một học viên, mình đã không tu tốt, điều đó sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực và ảnh hưởng đến việc giảng chân tướng của tôi với các bạn đồng nghiệp. Vì những điều này mà tôi luôn cảm thấy buồn phiền. Dù sao đây cũng là lúc tôi nhận ra chấp trước của mình, dù không dễ dàng.
Tôi biết có điều gi đó không đúng trong cách nghĩ và nhìn nhận của tôi trong vấn đề được và mất của cá nhân. Tôi nhớ điều mà mình thường nói trong quá khứ: “Tôi luôn cảm thấy bình thản khi người khác chỉ trích mình nhưng cảm thấy phiền khi có ai khen ngợi mình.” Nhưng có thật sự là tôi cảm thấy bình thản và không động tâm khi bị ai đó chỉ trích không? Đúng là tôi cảm thấy như vậy với những thứ tôi không quan tâm nhưng với những thứ tôi quan tâm thì tôi lại cư xử khác hoàn toàn. Tôi vẫn còn để tâm vào “danh tiếng và sự công nhận.” Lý do khiến tôi buồn mỗi khi có ai khác khen ngợi mình là vì tôi muốn giữ mãi hư danh này và không muốn ai khác lấy nó đi.
Nhìn lại, tôi nhận ra mình đã phát triển thói quen rất xấu vì tôi liên tục được khen ngợi khi còn nhỏ. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy xấu hổ khi làm điều gì mà vì nó mình sẽ không được khen ngợi và tôi luôn cố gắng cư xử sao cho mọi người khen mình. Điều này đã trở thành một phần tính cách của tôi và thật khó để nhận ra nó.
Tôi đọc một bài chia sẻ của một đồng tu nói rằng cảm giác thua kém hay kiêu ngạo về bản chất là như nhau, chúng có mối quan hệ tương hỗ. Vậy mà sao tôi vẫn cân nhắc và so sánh hai tâm đó? Tôi cảm thấy thể ngộ mình thật thấp kém.
Thực ra, tôi chỉ cần làm tốt công việc của mình với tâm minh bạch thay vì cảm thấy buồn phiền với suy nghĩ và lời nói của người khác về mình. Suy cho cùng, một người không thể đạt được kết quả mong muốn bằng cách truy cầu với những dục vọng mong muốn của mình.
Lo lắng liệu tâm đó có thể ảnh hưởng việc giảng chân tướng của tôi không cũng là một trở ngại. Trong quá khứ, tôi thường cảm thấy hồi hộp khi nói chuyện trước đám đông, vì tôi lo lắng mình sẽ không nói hay. Sao tôi không thể nói một cách bình thản? Vì tôi luôn muốn mình là giỏi nhất và đứng đầu. Đây là một chấp trước về danh và sự thừa nhận được ẩn giấu sâu bên trong. Tâm này liên quan đến tâm danh lợi, tâm lợi dụng và tâm tật đố. Tôi cảm thấy bàng hoàng khi khám phá ra những chấp trước này.
Tôi nhớ lời Sư phụ giảng: “Tố nhi bất cầu – Thường cư đạo trung.” (Đạo trung, Hồng Ngâm) và đột nhiên thấy minh bạch vấn đề. Thực ra không cần phải có tâm hồi hộp hay cảm thấy gánh nặng về việc đó. Chỉ cần làm việc với tâm thái đơn thuần, trong sạch và hoà tan với Pháp trong mọi lúc. Con đường tuyệt vời nhất chính là con đường đơn giản và dễ dàng nhất.
Kinh nghiệm của tôi trong việc học thuộc Pháp
Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc
Hôm nay, trong lúc học thuộc Pháp, tôi đột nhiên có thể ngộ sâu sắc về nguyên lý tương sinh tương khắc. Sư phụ giảng: “Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ.” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
Tôi hiểu rằng vật chất trong Tam giới này luôn tồn tại dưới dạng đối lập hoặc tồn tại thành cặp và không bao giờ tồn tại một mình. Khi có người can nhiễu tôi, nếu tôi không phản ứng lại và giữ tâm bất động, và tôi không tin can nhiễu đó tồn tại hay không thừa nhận sự tồn tại của nó, và tôi không để nó trong tâm thì tôi sẽ không gặp những mâu thuẫn này. Khi có mâu thuẫn xảy đến tất phải có hai bên mâu thuẫn. Nếu thiếu một mặt nào thì mâu thuẫn sẽ không tồn tại. Từ thể ngộ này dựa trên Pháp, nếu một người có thể thực sự không động tâm thì không gì có thể can nhiễu được người đó.
Tôi không được lãnh đạo ở chỗ làm đánh giá tốt và luôn cảm thấy buồn phiền cách anh ta xử lý công việc và nghĩ rằng anh ấy bị văn hoá đảng quá nặng. Tôi luôn giữ thái độ thù địch chống lại anh ấy và cảm thấy anh ta cũng không vui và không thích mình. Đây chẳng phải là điều gây ra mâu thuẫn sao? Theo thời gian, nó sẽ thực sự trở thành mâu thuẫn.
Hôm nay khi học thuộc Pháp, tôi nhận ra tâm này thật nguy hiểm và đáng sợ. Tôi hiểu rằng mình không nên cư xử với người khác theo cách này nữa. Tôi không được phép cư xử với người khác theo cách này và cần quên đi thiếu sót của họ. Khi tôi có thể thực sự bỏ đi tâm oán ghét thì liệu anh ta có thể tức giận lại tôi được không? Nếu tôi thực sự có thể hoàn toàn tống khứ những suy nghĩ đó, anh ta thậm chí sẽ không thể ghét tôi được. Nếu tôi giữ thiện niệm và từ bi với anh, thì theo thời gian anh ấy sẽ ở trong trường thiện này và sẽ đồng hoá với nó. Anh ấy sẽ trở nên thiện. Điều đó sẽ xảy ra, vì Pháp lý ước chế hết thảy mọi thứ.
Tôi đã từng có thói quen xấu là tìm cách đoán suy nghĩ và tâm lý của người khác. Mặc dù tôi làm vậy một cách không cố ý hay nghiêm túc nhưng tôi vẫn cư xử như vậy và thỉnh thoảng tôi bị cảm xúc của người khác ảnh hưởng mình. Đây là một thói quen rất xấu. Lẽ ra tôi nên giữ một tâm thái thuần tịnh và làm sạch mội trường của tôi cũng như tâm người khác.
Ở chỗ làm có một người đàn ông không làm được việc gì tốt và thiếu trách nhiệm trong công việc. Anh cũng không hợp tác tốt với mọi người và cũng không ai cảm thấy thoải mái với anh. Dù chúng tôi không có mâu thuẫn gì nhưng tôi cũng nhận thấy khó chịu đựng được anh ta và thỉnh thoảng tôi phàn nàn anh ta với mọi người và cảm thấy không có gì sai khi làm vậy, tôi cảm thấy anh ấy thật sự không còn hi vọng gì. Dù đã giúp anh thoái khỏi ĐCSTQ nhưng tôi cảm nhận anh vẫn còn nhiều nhân tố đảng và vẫn có tâm oán trách anh.
Khi nhìn lại, tôi cảm thấy mình đã tu luyện quá hời hợt. Sao anh ấy luôn nổi cáu khi ở gần tôi? Để tu thành giác giả, tấm lòng cần phải khoan dung và bình thản vô tỉ. Tôi cần phải giúp anh ấy một cách chân thành, tôi cần phải từ bi và khoan dung hơn.
Tôi đã không thể nhận ra cho đến khi học thuộc Pháp. Chỉ khi có Pháp trong tâm, chúng ta mới có thể thoát khỏi can nhiễu thường ngày, không bị bất tri bất giác mà cuốn theo suy nghĩ và cảm xúc của người thường.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/11/5/大法修炼感悟三则-282255.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/11/16/143268.html
Đăng ngày 15-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.