Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Nam

[MINH HUỆ 31-12-2013] Trong suốt một thời gian dài, một bộ phận tương đối các đồng tu vẫn còn tồn tại một thiếu sót rất lớn, đó là trong khi gặp mặt hoặc trao đổi giữa các đồng tu thường vô tình hay hữu ý khen ngợi đồng tu, nào là tu tốt ra sao, giỏi như thế nào, mà không phải là động viên đồng tu phải tinh tấn hơn nữa trong tu luyện, thậm chí có người còn tâng bốc nói đồng tu tu rất tốt! Sự sùng bái quá mức như vậy đối với đồng tu không chỉ khiến người đó không đạt được tín Sư tín Pháp, dĩ Pháp vi Sư, mà còn dấy khởi lên tâm chấp trước của rất nhiều đồng tu, đã gây nên một loại tác dụng rất tiêu cực trong quá trình chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp.

Sư phụ dạy chúng ta phải “dĩ Pháp vi Sư”, khi chúng ta nói rằng đồng tu tu luyện tốt nghĩa là đã mang theo nhân tâm mà nói rồi, đã không ở trong Pháp rồi, bởi vì chúng ta cũng chỉ mới nhìn được một hoặc hai phương diện tu tốt của đồng tu đó, các phương diện khác người ấy tu có tốt hay không thì chúng ta đều không nhìn thấy. Mà mặt tu tốt ấy cũng không nhất định là yêu cầu của Sư phụ đối với người ấy và tiêu chuẩn của vũ trụ mới, bởi vì trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp là rất trọng đại, quả vị thành tựu được rất lớn, hơn nữa tầng thứ ban đầu của mỗi người là khác nhau, có người đến từ những thiên thể rất cao rất xa, như vậy những sinh mệnh mà họ đại biểu cũng rất lớn, yêu cầu của Pháp đối với họ cũng cao hơn, họ đi đến bước này có thể vẫn còn rất xa mới đạt được tiêu chuẩn của Đại Pháp, nhưng bạn lại nói họ tu tốt lắm, những lời nói còn mang nặng nhân tâm của bạn cũng lại cấp thêm những vật chất bất hảo vào trong trường không gian của họ, thử nghĩ xem bạn đã tăng thêm cho họ biết bao nhiêu trở ngại nữa, chẳng phải bạn đã vô tình khởi tác dụng phụ diện rồi sao? Có những đồng tu lẽ ra có thể làm tốt hơn nữa, phát huy năng lực lớn hơn nữa, nhưng chỉ vì có nhiều người nói họ tốt nên họ cũng tự cho rằng mình tu như vậy là được rồi, khiến cho những năng lực của họ bị đóng lại. Điều này thật vô cùng đáng tiếc, nếu cả một khu vực có rất nhiều đồng tu cũng nghĩ như vậy, hoặc nói những lời như vậy, ở không gian khác sẽ hình thành nên một trường vật chất bất hảo to lớn. Bởi vì suy nghĩ và niệm đầu của đệ tử Đại Pháp đều có năng lượng, do vậy sẽ can nhiễu đến việc chỉnh thể đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp và tu luyện, nó cũng gây ra rất nhiều tổn thất cho đệ tử Đại Pháp. Trong một thời gian lâu như vậy, có một số đệ tử Đại Pháp vì bị tà ác bức hại mà qua đời sớm, một số người trước đây tu rất tốt nhưng sau lại thành ra đi đường vòng, có nhiều người bị bức hại khá nghiêm trọng. Điều này không chỉ do bản thân họ còn thiếu sót trong tu luyện, mà còn do nhiều học viên Đại Pháp chỉ học người khác mà không học Pháp, nhân tố chỉnh thể không chính, những trường hợp như vậy có khá nhiều, có rất nhiều bài học giáo huấn sâu sắc về vấn đề này. Bản thân tôi vì được rất nhiều đồng tu ngưỡng mộ một cách thái quá nên gần như đã bị đẩy sang bước đường cùng, cuối cùng nhờ sự chịu đựng lớn lao của Sư phụ mới hóa giải được hết thảy, nhưng cũng đã gây ra nhiều tổn thất.

Hỡi các đồng tu, các bạn có biết chăng, khi chúng ta đang tâng bốc hoặc sùng bái thái quá các đồng tu khác thì chúng Thần trông thấy đều rất xem thường, bởi vì họ cho rằng việc các bạn đề cao quá mức đồng tu khác chính là đã đặt Đại Pháp ở vị trí thứ yếu, không đạt được tín Sư tín Pháp, chúng ta không có lý do để tự tâng bốc mình, làm được tốt hay không còn phải xem chúng Thần đánh giá thế nào. Kỳ thực đồng tu tu luyện tốt hay không thì chỉ có Sư phụ thấy rõ nhất, đệ tử Đại Pháp đều không nhìn thấy được bản chất thực sự, thứ chúng ta cho là tốt cũng chỉ là so sánh với đồng tu khác, hoặc so với bản thân mình trước đây, chứ không phải là lấy tiêu chuẩn Đại Pháp để đối chiếu với bản thân. Sư phụ đã giảng cho chúng ta trong bài “Đối thoại với Thời gian” trong Tinh tấn yếu chỉ:

“Thần: Trong số họ còn có người đến tìm ở Pháp phía được họ cho là tốt đối với họ, chứ không buông phía mặt kia vốn dẫn đến việc bản thân họ không thể toàn bộ nhận thức Pháp.

Sư phụ: Người như thế cũng có trong các học viên tu lâu, ngoài ra một biểu hiện nổi cộm nhất là: họ cứ mãi tự so sánh với con người, so sánh với bản thân họ trong quá khứ, chứ không thể theo yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ mà đo lường bản thân mình.

Thần: Vấn đề này đã nghiêm trọng phi thường, họ làm thế nào đưa những gì mà họ thấy ở đối phương, xoay trở lại nhìn bản thân họ vậy là tốt rồi.

Sư phụ: Là nên bảo họ thanh tỉnh ra, cải biến hoàn cảnh của họ thành một hoàn cảnh tu luyện chân chính, làm một vị Thần chân chính.”

Tất nhiên có thể khẳng định và khích lệ một cách thích đáng đối với tất cả những điều mà đồng tu làm, nhưng tâm thái nhất định phải thuần chính, trước mặt đồng tu chúng ta có thể nói như sau: “Lần này bạn làm được tốt như vậy quả là thần kỳ, Pháp này thật vĩ đại, Sư phụ thật vĩ đại!” Hoặc là: “Đã nhiều năm nay bạn luôn làm được rất tốt, con đường này hoàn toàn nhờ vào sự gia trì và bảo hộ của Sư phụ, sau này còn cần phải tinh tấn hơn nữa, làm được tốt hơn nữa, chân chính hoàn thành thệ ước của chúng ta”, v.v.

Khi các đồng tu nghe được những lời tâng bốc hoặc khen nịnh thì cũng đừng động tâm, nên bảo trì trạng thái tâm trong Pháp mọi lúc, đồng thời lập tức chỉnh lại những lời nói không chính xác của đồng tu, không để cho những vật chất không tốt này hình thành trong trường không gian của bản thân, từ đó mà ảnh hưởng đến việc chứng thực Pháp và tu luyện của bản thân. Thực ra giữa các đồng tu không nên có chuyện tâng bốc lẫn nhau, chỉ có khuyến khích, động viên lẫn nhau, cùng nhau tìm ra và bổ sung những thiếu sót, có như vậy thì toàn bộ trường của chúng ta mới thuần chính hơn, mới có lợi hơn cho chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, như Sư phụ đã dạy:

“Chư vị nếu làm thế nào để trong các đệ tử Đại Pháp hình thành chính niệm mạnh mẽ hơn nữa thì mới thật là vĩ đại. Khởi từ mỗi cá nhân mà làm nên, [sao cho] thật sự khiến hoàn cảnh này của chúng ta trở nên rất [ngay] chính, hết thảy các nhân tố bất chính thảy đều giải thể, hết thảy các học viên nào làm chưa tốt đều nhận ra chỗ thiếu sót của mình, [qua đó] thúc đẩy họ thực hiện cho thật tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Mấy lời đơn giản này đã chứa đựng vô số khổ tâm và kỳ vọng của Sư phụ.

Hỡi các đồng tu, không thể để Sư phụ vất vả vì chúng ta thêm nữa, chúng ta hãy thực sự kính Sư kính Pháp, mọi thời khắc đều dĩ Pháp vi Sư, không ngừng tinh tấn trong Pháp, hãy thực sự viên dung với những điều Sư phụ yêu cầu! Hãy cùng nhau cố gắng!

Trên đây là những thể ngộ tại tầng thứ của bản thân tôi, mong các đồng tu chỉ ra những gì thiếu sót.

Con xin cảm tạ Sư phụ. Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/31/当面夸同修不一定是好事-284862.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/6/144230.html

Đăng ngày 19-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share