Viết bởi Pháp Tử, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 22-02-2009] Cha mẹ tôi bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp từ tháng Hai năm 2008 và tôi học cùng với họ từ tháng Ba. Tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của tôi với quý đồng tu.

Vào một ngày tháng Ba, mẹ tôi đưa cho tôi một đĩa DVD Chín bài bình luận về ĐCS. Từ khi còn nhỏ tôi luôn bực mình khi xem thời sự, do đó tôi ít bị đầu độc bởi những lời dối trá xấu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi không có bất cứ một sự hiểu lầm nào về Đại Pháp; và thật dễ dàng cho tôi để chấp nhận sự thật.

Điểm hóa của Sư Phụ

Một đêm tôi nằm mơ thấy tôi cùng một nhóm bạn cùng lớp đang ngồi trong một ngôi trường nọ. Thình lình, tôi nghe thấy một tiếng động mạnh. Một bạn cùng lớp chạy đến nói: “Một con quỷ đang vồ lấy người ta ở ngoài kia, nhanh lên và chạy đi!” Mọi người bao gồm cả tôi sợ hãi và chạy tán loạn. Hầu hết bạn của tôi đều bị bắt, rồi bị ăn thịt hay bị giết. Tôi là người duy nhất chạy ra được bên ngoài cổng trường, rồi đâm sầm vào một con quỷ khác đang đợi ở đó. Nó thích bộ da người, cho nên nó cố gắng lột da tôi và làm thành một đôi găng tay. Tôi chạy một cách điên dại và đọc tụng những câu thơ trong giới luật Phật giáo, nhưng con quỷ không sợ tý nào. Dẫu nó không bắt được tôi, nó vẫn không ngừng đuổi theo tôi. Tôi bèn chạy về nhà mẹ đẻ tôi; tôi thấy mẹ tôi và tôi trốn phía sau bà. Con quỷ lập tức biến thành người bạn cùng lớp của tôi, và mẹ tôi đang chuẩn bị chào hỏi nó. Tôi túm lấy bà và kéo lưng bà một cách lo sợ. Đến khi chạm vào bờ tường, tôi thình lình nhớ ra mẹ tôi là người tu luyện cho nên tôi vội vàng hỏi: “Mẹ, Sư Phụ của chúng ta tên là gì nhỉ?” Bà nhìn tôi và nói: “Ông Lý Hồng Chí.” Ngay khi bà thốt ra những lời này, con quỷ biến trở lại thành hình thù lúc ban đầu và tôi nói ngay, “Ông ấy {Ông Lý Hồng Chí} cũng là Sư Phụ của tôi!” Tôi vận hết sức bình sinh hết lên, “Sư Phụ Lý, xin giúp con!” Ngay khi tôi nói đến chữ “Lý”, sự nghiêm trọng hiện trên nét mặt con quỷ thay cho vẻ nhạo báng. Nghe tên Sư Phụ, khuôn mặt đỏ của nó chuyển thành màu tái nhợt vì sợ hãi. Trước khi tôi có thể thốt ra hết câu, con quỷ cố gắng chạy trốn nhưng nó mất tự chủ và không thể nhấc chân lên được. Nguy hiểm đã qua đi. Tôi sà vào vòng tay của mẹ tôi rồi khóc nức nở. Rồi tôi thức giấc và bật khóc.

Giờ đây khi nghĩ về nó, tôi thấy mỗi người trong chúng ta đến thế gian này là để đắc Pháp. Giấc mơ này là một điểm hóa cho tôi rằng hiện nay không có thần nào trông coi bất cứ tôn giáo nào, và ma quỷ đã phá hủy hoàn toàn xã hội này. Sư Phụ từng giảng:

“Tôi cũng biết rõ tình thế khí công trên toàn quốc. Cả trong ngoài nước hiện nay, về việc truyền công lên cao tầng một cách chân chính, thì chỉ có mình cá nhân tôi đang làm.”

“Truyền công lên cao tầng, mọi người nghĩ xem, [đó] là vấn đề gì? Đó chẳng phải độ nhân sao?”

“Vào thời mạt Pháp, hoà thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.”
(Bài giảng thứ Nhất, Chuyển Pháp Luân)

Sư Phụ không thể giúp tôi bởi vì tôi đã không tập Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì Sư Phụ đến đây để độ nhân. Tôi đã gọi tên Sư Phụ trong giấc mơ khi mà chủ ý thức của tôi không thật mạnh. Tuy nhiên, tôi đã có thể nhận ra bản thân mình là đệ tử của Sư Phụ, cũng như nói rằng: “Tôi muốn tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Sư Phụ đã bắt đầu dẫn dắt tôi bước đi trên con đường tu luyện.

Sau giấc mơ này tôi bật khóc khi tôi nhìn thấy bức hình Sư Phụ. Tôi phấn khích và hơi buồn, và tôi cảm thấy Sư Phụ là thành viên gia đình gần gũi nhất, người mà tôi đã xa cách trong một thời gian dài, rồi cuối cùng [tôi] đoàn tụ trong cuộc đời này.

Khảo nghiệm tâm tính

Khi tôi bắt đầu tập luyện Đại Pháp, chồng của tôi không ủng hộ tôi. Từ lúc chúng tôi cưới nhau vừa mới đây, tôi đã cố gắng tránh những xung đột bằng cách tập các bài công Pháp khi anh ấy không có nhà hay là tập ở nhà bố mẹ đẻ tôi. Một ngày, sau khi chồng tôi đã đi làm, tôi nghĩ về việc mua một chiếc đài và mang các đoạn băng về nhà vào ngày hôm sau. Tôi có thể nói với anh ấy [về việc tập công] và anh ấy có thể thay đổi [thái độ] từ từ, và tôi có thể tập công tại nhà. Khi ý nghĩ này nổi lên, một giọng nói cố gắng can ngăn tôi bằng cách thuyết phục tôi đừng nên tập các bài công Pháp tại nhà. Tôi nghĩ: “Nếu mi can nhiễu ta lần nữa, ta sẽ tiêu hủy mi bằng chính niệm.” Giọng nói ngưng ngay lập tức. Tôi tự nói với chính mình rằng: “Tôi không thể đợi đến ngày mai, tôi phải làm nó ngay hôm nay. Tà ác càng cố gắng ngăn cản tôi bao nhiêu, tôi sẽ càng quyết tâm bấy nhiêu.” Vào buổi chiều, cha mẹ tôi mang tới một chiếc đài lớn và ba chúng tôi tập công cùng nhau. Sư Phụ đã khuyến khích và gia cường công lực cho tôi ngày hôm đó, và trường năng lượng thật lớn mạnh. Mẹ tôi nói bà ấy thấy rất nhiều Pháp Luân nhiều màu đang xoay chuyển.

Tà ác đã cố gắng ngăn cản tôi tập công, nhưng tôi đã kết thúc bằng việc làm chúng {tập công} cùng cha mẹ tôi. Tôi không chỉ làm tan rã tà ác mà còn vượt qua được khảo nghiệm về tâm tính này.

Tôi nhớ Sư Phụ từng giảng rằng:

“Đối với các đệ tử mới đắc Pháp, tôi nói chư vị thật là quá may mắn.”

“Tuy nhiên sẽ không vì chư vị mới vào đây, mà tiêu chuẩn tu luyện đối với chư vị được hạ xuống, cho nên trong tu luyện nhất định phải nỗ lực làm thật tốt ba việc đệ tử Đại Pháp cần làm, đồng thời, cứu độ chúng sinh, khởi tác dụng của đệ tử Đại Pháp.”
(Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)

Vài ngày sau, khi tôi đang ở nhà một mình đọc Tinh tấn yếu chỉ thì nghe một giọng nói đầy hăm dọa và chế nhạo: “A, ngươi dám đọc sách Đại Pháp và tập công à? Hiện nay, người ta đang bị bắt ngoài kia kìa! Nếu ngươi tiếp tục tập, ngươi sẽ bị bắt và bị tra tấn cho đến chết!” Tôi rất bình tĩnh và ngay lập tức nhớ lại một đoạn Pháp của Sư Phụ, do vậy tôi trả lời, “Sư Phụ của ta đã nói, ‘được nghe đạo vào buổi sáng thì có thể chết vào buổi chiều [mà không hối tiếc].’ Mặc dù tôi đắc Pháp khá muộn, thậm chí nếu tôi có chết ngay bây giờ, tôi cũng sẽ không hối tiếc.” Giọng nói ngay lập tức im bặt. Tôi cũng cảm thấy rằng trường không gian của tôi là trong sạch và dễ chịu. Tôi nhận ra rằng đây là điều mà Sư Phụ từng giảng:

“Tôi truyền rộng Đại Pháp là để cứu độ cho tất cả. Bất kể ai học, đều là đệ tử của tôi. Không theo những tập quán tục lệ cổ xưa , tôi bỏ qua hình thức bên ngoài và chỉ xét đến tâm người học.”

“Tất nhiên Thầy sẽ cho pháp-thân lặng lẽ bảo vệ họ. Bằng tinh tấn kiên trì, họ chắc chắn sẽ đạt chính-quả trong tương lai.” (“Bái Sư”, Tinh tấn yếu chỉ)

Khảo nghiệm tiếp theo là liệu tôi có đủ dũng cảm để bước ra chứng thực Pháp hay không. Sau khi tôi bắt đầu tập Đại Pháp, tôi thường nói với chồng tôi Đại Pháp là tốt và nó là chính Pháp; nó không giống với những gì được nói trên TV, và ĐCSTQ đã dàn dựng vụ tự thiêu với những người không phải là học viên Pháp Luân Công tại quảng trường Thiên An Môn để công kích Pháp Luân Công. Tuy nhiên, lúc đầu tôi đã không nói lưu loát và đã không có hiểu biết đầy đủ về những sự kiện xảy ra vào những năm đầu của cuộc đàn áp, trong khi chồng tôi cãi lại với những quan niệm của người thường. Anh ấy rất hùng hổ, và tôi đã kết thúc bằng việc lắng nghe anh ấy một lúc lâu mà không sót từ nào. Tôi có thể đã không bỏ cuộc, tuy nhiên, bởi vì mỗi người đến đây là vì Pháp. Tôi hiểu rằng chồng tôi và tôi phải có một cơ duyên tiền định mà gắn kết chúng tôi trong đời này, và từ khi tôi đắc Pháp, tôi phải làm cho anh ấy hiểu Đại Pháp là tốt.

Một ngày, tôi lại nói với anh ấy Pháp Luân Đại Pháp là tốt nhưng anh ấy đổi chủ đề và nói: “Em không làm cái gì lâu được. Khi cha mẹ em bỏ tập thì em cũng sẽ bỏ theo thôi.” Tôi nói, “Không thể như thế được. Cha mẹ em sẽ không bao giờ từ bỏ Đại Pháp, và em sẽ tiếp tục tập thậm chí nếu họ bỏ.” Anh [cảm thấy] bị xúc phạm và thách thức tôi bằng cách nói rằng: “Từ khi em tập Pháp Luân Công, em có nói với người ta về Pháp Luân Công ở nơi công cộng không? Họ đang lùng bắt các học viên Pháp Luân Công ngoài kia kìa! Bây giờ anh thấy không [có] vấn đề gì, nhưng thực ra chính phủ hoàn toàn không cho phép {tập Pháp Luân Công}.” Anh muốn ám chỉ: “Anh biết em cũng vậy thôi.” Vào lúc đó, cảnh sát đang lục soát các cơ sở sản xuất tài liệu giảng rõ sự thật tại nhà. Tôi nói ngay không ngập ngừng: “Tất nhiên là em có thể. Em sẽ đi ra ngoài và nói, ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ và giải thích với mọi người. Em sẽ nói với họ tôi có thể làm điều đó bởi vì gia đình tôi đồng ý như vậy.” Anh cảm thấy sửng sốt và không nói được gì nữa. Bình thường tôi vẫn hay chịu thua khi tranh cãi với anh, nhưng lần này quyết tâm của tôi thật mạnh mẽ và tôi đã thắng. Dần dần anh ấy tôn trọng niềm tin của tôi và thậm chí anh còn xem những bài giảng Pháp tại Quảng Châu cùng với tôi. Đôi lúc anh ấy hỏi tôi: “Em đã hoàn thành bài tập thiền định chưa?” “Em đã hoàn thành bốn bài tập còn lại chưa?” Đôi khi anh nhắc nhở tôi vào thời điểm phát chính niệm [đồng bộ toàn cầu].

Tôi hiểu rằng nếu tôi có thể thực sự buông bỏ được chấp trước sinh tử và thực sự muốn đắc Pháp rồi tu luyện, thì không ai có thể ngăn cản tôi được. Tôi đã có cơ hội và thật là một may mắn lớn khi tôi trở thành một đệ tử Đại Pháp bởi vì tôi đã có thể buông bỏ được chấp trước vào sinh tử.

Ngay khi chúng ta có chính niệm mạnh mẽ, chúng ta có thể vượt qua bất kỳ một khảo nghiệm tâm tính nào. Nếu chúng ta không có chính niệm đầy đủ, chúng ta sẽ thấy khảo nghiệm đó là một chướng ngại lớn. Nếu bạn nghĩ nó lớn, nó sẽ trở nên lớn hơn; nếu bạn nghĩ nó nhỏ, nó sẽ trở nên nhỏ hơn. Điều quan trọng nhất là nhìn nhận các khổ nạn với chính niệm và không cảm thấy nản lòng bởi chúng.

‘Hướng nội’ tại mọi thời khắc trong quá trình tu luyện

Sư Phụ liên tục đề cập đến cụm từ ‘hướng nội’ trong Chuyển Pháp Luân, điều đó có nghĩa những chữ này mang một nội hàm sâu sắc. Tôi nhận thấy chúng ta phải luôn luôn ‘hướng nội’ chừng nào mà chúng ta còn tu luyện và đề cao tâm tính chúng ta.

Tôi thường chú ý đến những chấp trước mà trỗi dậy trong suy nghĩ của tôi, nhưng thật không dễ dàng làm điều đó. Một đêm, trong một giấc mơ tôi thấy tôi đang chụp lấy và bóp vỡ rất nhiều quả khí cầu trong bàn tay tôi cho đến khi không còn quả nào. Sau khi thức dậy, tôi nhận ra rằng Sư Phụ đang nhắc nhở tôi loại bỏ tất cả truy cầu và chấp trước cho đến khi chúng không còn nữa (chữ ‘truy cầu’ và ‘khí cầu’ trong tiếng Trung Quốc đọc khá giống nhau). Từ lúc đó, tôi chú ý hơn nữa đến mỗi ý nghĩ phát xuất ra, bất kể đó là khi đang học Pháp, tập công hay nói chuyện với người khác.

(1) Các chấp trước là nguyên nhân cản bản mà ngăn cản tôi đạt được tâm thanh tịnh

Trong khi học Pháp và tập công tôi thường nghĩ về những thứ khác; đặc biệt trong bài công Pháp số hai và bài tập thiền định, mọi loại ý nghĩ trỗi dậy trong đầu tôi, gồm cả những thứ mà đã xảy ra trong một thời gian lâu, và tôi không thể tĩnh lại được. Khi tôi đọc Pháp, nó không tệ đến vậy, nhưng những suy nghĩ tùy tiện đôi khi vẫn nổi lên. Tôi nhận ra rằng nghiệp tư tưởng đã bị khuấy động, và hầu hết các ý nghĩ còn lại là can nhiễu từ bên ngoài. Tôi cần phải thanh lọc tâm trí trước khi tôi có thể tĩnh lại, và để làm điều đó, tôi phải nhìn vào trong để xác định các chấp trước.

Tôi liên tục nhìn vào trong cho đến khi tôi khám phá ra nguồn gốc của các chấp trước và loại bỏ nó. Trong quá trình này tôi biêt rõ là tôi phải nhận ra những ý nghĩ mà không phải là tôi, đó là những quan niệm con người mà [cần] phải bị tống khứ. Chúng ta đang hành động với chính niệm nếu như chúng ta nhìn nhận mọi thứ bằng những tư tưởng thiêng liêng.

Tôi xem tôi như là cái tự ngã thật sự và người với những ý niệm hỗn loạn là cái tự ngã ‘giả’. Mặc dù cái ‘tôi’ thật sự không thể ngăn cản cái ‘tôi’ giả liên tục phát sinh ra các ý niệm xấu, cái ‘tôi’ thật sự lại có thể tìm ra những chấp trước vào danh, lợi, tình và nó còn có thể loại bỏ chúng khi mà chúng tương phản với [đặc tính] Chân Thiện Nhẫn. Sư Phụ từng giảng rằng:

“Chư vị nhìn vào đan điền, thấy cái đan ấy sáng tinh anh rất đẹp, một lúc cái đan ấy biến hoá, biến thành căn hộ. “Phòng này để con trai lấy vợ rồi sẽ dùng, phòng này để cho con gái, hai vợ chồng mình là ở phòng này, ở giữa là phòng khách, tuyệt quá! Căn hộ này có thể cấp cho mình không? Mình phải nghĩ ra cách nào để có thôi, làm thế nào đây?” Con người cứ chấp trước vào những thứ ấy, chư vị nói xem thế có tĩnh lại được không?” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Khi những ý nghĩ hỗn loạn tiếp tục can nhiễu đến tôi, tôi đầu tiên suy xét xem liệu chúng có bắt nguồn từ sự truy cầu tiện nghi vật chất và thoải mái hay không, từ đó có thể dẫn tới tâm tự mãn, tâm nghi ngờ, tâm tranh đấu và tham lam, tất cả những thứ đó đều không phù hợp với Pháp. Chấp trước vào ‘tình’ của tôi cũng được phơi bày: sự ám ảnh của tôi vào con cái là một chấp trước vào ‘tình’, và còn tình yêu của tôi với chồng mình, tất cả chúng đều dựa trên sự ích kỷ. Khi chúng xuất hiện, tôi có thể tống khứ đi những chấp trước về cái ‘tôi’ giả và dơ bẩn, những quan niệm hậu thiên và sự can nhiễu từ nghiệp tư tưởng, và rồi tôi nhìn lại mọi thứ với chính niệm. Cuối cùng nghiệp tư tưởng [của tôi] đã bị thanh lý sạch bởi vì nguồn gốc của những chấp trước đã bị loại bỏ.

(2) Loại bỏ những chấp trước bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt

Tôi nhìn vào trong với từng suy nghĩ và hành động và cố gắng ghi nhớ Pháp trong đầu càng nhiều càng tốt.

Sư Phụ đã an bài cho chúng ta tu luyện giữa người thường. Tất cả chúng ta đều có công việc và gia đình; do vậy sẽ là không khả thi nếu chúng ta không đọc, không nghe hay không nhìn vào những thứ [của người] bình thường. Tuy nhiên, bằng cách nhìn vào trong, chúng ta có thể phân biệt được những quan niệm hậu thiên mà đã hình thành từ khi còn nhỏ. Cũng như vậy, chúng ta thường tiếp xúc với những thứ đã lệch lạc của người thường, và chúng ta phải cẩn thận để không bị ô nhiễm bởi chúng.

Một ngày nọ trong khi đang chuẩn bị nấu ăn tôi nghĩ, “Tôi nên làm [món] gì đây? Chồng tôi thích ăn [món] gì nhỉ?” Rồi tôi nhận thấy tôi có chấp trước vào mùi vị và có chấp trước vào chồng tôi. Tôi liền phát chính niệm tiêu trừ chúng trước khi [tôi] tiếp tục nấu ăn.

Tôi cũng đã học thuộc lòng Pháp của Sư Phụ. Tôi nhận thấy tôi đã loại bỏ được nhiều thứ xấu khi tôi học thuộc Pháp. Tôi thường học thuộc lòng các bài thơ trong tập Hồng Ngâm. Tôi đọc thuộc lòng chúng khi đang nấu ăn, giặt là quần áo, lau nhà, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng, và trong khi đi bộ hay mua đồ. Tôi học Pháp bất cứ khi nào có thể. Điều tuyệt vời nhất mà tôi khám phá ra là [cách] ngăn chặn các ý nghĩ xấu để chúng không có cơ hội gây rối, đó là tôi chứa đầy Pháp trong đầu tôi và tăng cường chủ ý thức của tôi, từ đó tôi có được chính niệm mạnh mẽ. Khi tôi đối mặt với một tình huống khó khăn, tôi phán xét nó dựa trên tiêu chuẩn của Pháp để từ đó đồng hóa với Pháp ở mọi thời khắc. Đó là cách mà tôi đã cố gắng để trừ bớt can nhiễu và bức hại trong khi vẫn làm tốt những gì cần phải làm.

Nhằm đạt đến điều mà Sư Phụ từng mô tả: “Nghe mà chẳng theo – Tâm đâu rối loạn.” (“Đạo trung”, Hồng Ngâm), tôi không ngừng nhìn vào trong. Khi đồng nghiệp của tôi, bà con họ hàng và các đồng tu nói chuyện phiếm với tôi và phàn nàn về thứ này thứ nọ hay bàn cãi về các vấn đề, tôi lắng nghe một cách chăm chú và cố gắng tìm ra chấp trước mà là nguồn gốc của vấn đề. Nếu những ý nghĩ của họ mà không phù hợp với Pháp, tôi liền xem xem liệu tôi có những chấp trước tương tự không. Bằng cách này, tôi sẽ không cho phép những ý nghĩ xấu đi vào đầu óc tôi và cùng lúc đề cao bản thân, cũng như loại bỏ những quan niệm hậu thiên và nghiệp [tư tưởng].

Sư Phụ từng giảng:

“Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm, chứ không hướng ngoại mà tìm.” (Bài giảng thứ Chín, Chuyển Pháp Luân)

Can nhiễu từ cựu thế lực

Trong một quãng thời gian, tôi bận rộn với những việc lặt vặt và có ít thời gian để ghi nhớ Pháp, và đôi khi tôi thậm chí quên học thuộc Pháp. Chủ ý thức của tôi không mạnh, và kết quả là cựu thế lực thường xuyên can nhiễu tôi.

(1) Tâm sắc dục

cựu thế lực nhận thấy tâm sắc dục là chấp trước tồi tệ nhất, và chúng sẽ khai thác điều này nếu chúng ta không loại bỏ chúng trong quá trình tu luyện.

Một ngày, một người đàn ông mà tôi đã từng hẹn hò trước khi tôi lấy chồng gọi điện cho tôi và hẹn gặp tôi. Tôi nghĩ có lẽ anh ta cần tôi giúp điều gì đó, cho nên tôi hỏi anh ta có việc gì khẩn cấp không. Anh ta nói không, anh ta đơn giản chỉ muốn gặp tôi. Tôi cảm thấy rằng có điều gì không đúng và tôi đã kiên quyết từ chối [anh ta].

Đại Pháp thậm chí có một đòi hỏi nghiêm khắc hơn nữa đối với học viên. Quan đầu tiên mà chúng ta phải vượt qua khi tu luyện là [quan về] sắc dục, và có nhiều hơn một quan về phương diện này, điều đó cho thấy tu luyện là nghiêm túc [đến dường nào].

Sư Phụ giảng:

“Người ham sắc sẽ không khác gì kẻ ác. Miệng niệm kinh mà mắt liếc (trộm) ngang dọc; họ quá rời xa Đạo, và chỉ là kẻ ác bình thường.” (“Người tu phải tránh”, Tinh tấn yếu chỉ)

Tâm sắc dục là một chướng ngại lớn cho người tu luyện; do vậy chúng ta phải kiên quyết loại trừ nó và tất cả những can nhiễu mà nó gây ra.

(2) Những con quỷ trong giấc mơ của tôi

Khoảng thời gian sau đó, hàng ngày tôi thường có những giấc mơ khá lộn xộn. Đôi khi có những điều mà một người tu luyện không nên làm trong giấc mơ, và tôi đã cố gắng tỉnh dậy và ngồi thật ngay ngắn. Tôi ngồi trong thế kết ấn, nhìn vào trong để tìm ra những chấp trước và phát chính niệm. Tôi là một đệ tử Đại Pháp và tôi sẽ đi trên con đường mà Sư Phụ an bài cho tôi và tôi không muốn thứ gì khác.

Những giấc mơ vẫn tiếp tục trở lại vào đêm hôm sau. Tôi đã ghi nhớ Pháp, cho nên tôi [ngay lập tức] đọc: “Pháp chính càn khôn, tà ác toàn diệt” ngay khi tôi bắt đầu mơ. Tôi đã có thể làm như vậy và thoát khỏi những con quỷ.

Bởi vì tôi có chính niệm mạnh, tôi đã có thể phủ nhận sự an bài của cựu thế lực và khi tôi vượt qua can nhiễu, tôi nâng cấp tâm tính; do đó Sư Phụ có thể tách phần mà đã tu xong của tôi. Chính vì vậy, tà ác không còn lý do gì để tiếp tục can nhiễu tôi.

Giờ đây, tôi đã tiếp tục học thuộc Pháp, bởi vì chỉ khi ở trong Pháp ở mọi thời khắc [tôi] mới có thể day trì chính niệm mạnh mẽ. Tôi phán xét mọi thứ dựa trên Pháp.

Nhìn vào trong giúp tôi làm sáng tỏ sự thật

Nhìn vào trong là một kho báu mà Sư Phụ đã ban cho đệ tử của Người, và nó là cách nhanh nhất để một con người chuyển hóa thành một vị thần. Chúng ta có thể sử dụng nó ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Khi mà tôi đã hình thành thói quen nhìn vào trong, nó trở thành công cụ tốt nhất giúp tôi giải thích sự thật với mọi người. Mặc dù tôi vẫn còn thiếu kinh nghiệm, khi tôi nói chuyện với người khác, tôi có thể tìm ra chấp trước của họ và từ đó nói chuyện sao cho họ đáp lại một cách có thiện ý; đó chính là thuận theo chấp trước của người khác.

(1) Nhắm thằng vào chấp trước của người khác

Hầu hết con người ngày nay đều rất ích kỷ, và họ tìm kiếm lợi ích cá nhân bất cứ khi họ làm điều gì đó. Vì vậy, khi tôi giải thích sự thật với họ, tôi giải thích lợi ích từ việc thoái Đảng dưới dạng làm sao để thỏa mãn mong muốn của họ. Lúc đó, họ trở nên chăm chú hơn. Hầu hết mọi trường hợp, tôi nói họ có thể thoái Đảng bằng cách gật đầu hay đồng ý, bởi vì nếu tôi nói quá nhiều, họ sẽ trở nên nghi ngờ.

Đa số những người trẻ tuổi bị đầu độc bởi thuyết vô thần, nhưng họ rất tò mò. Tôi thường kể với họ về những điều kỳ diệu mà tôi đã đọc được trên Minh Huệ Net (www.minghui.org) để khơi gợi trí tò mò của họ, hay là tôi nói về vi phạm nhân quyền và sự tàn bạo tại Trung Quốc.

Phụ nữ thường kiêu căng và họ thích hiển thị [bản thân]. Khi tôi nói chuyện với một phụ nữ, tôi trước hết khen ngợi bề ngoài cô ấy, kiểu tóc, quần áo và trang sức, trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng. Tôi dần đổi chủ đề sang [vấn đề] thoái Đảng. Những người mà đã có con [luôn] yêu thương con cái họ, và tôi nói với họ về những điều liên quan tới trẻ em.

Người già muốn giữ tiền của họ. Thường họ đồng ý thoái Đảng khi tôi giải thích với họ sự nguy hiểm đến mạng sống nếu họ không làm. Với những người mà đã quen với những tội ác của ĐCSTQ, tôi giảng giải cho họ bản tính độc ác của ĐCSTQ và đạo đức đồi bại của xã hội, và họ có xu hướng đồng tình. Khi tôi nói với họ “Chân Thiện Nhẫn là tốt”, đa số họ gật đầu và nói họ chắc chắn sẽ ghi nhớ nó.

(2) Giảng rõ sự thật với mọi người

Đôi khi tôi nói những điều mà người ta có thể tiếp thu nhưng lại tránh nói quá nhiều để không đẩy họ ra xa.

Tôi thường thuê xe ba bánh khi tôi đi ra ngoài, và tôi nói chuyện với người tài xế. Có lần, tôi nói chuyện với một người tài xế đã nhiều tuổi, và chúng tôi đã nói chuyện về tham nhũng của ĐCSTQ và tôi hỏi ông đã từng gia nhập tổ chức nào của Đảng chưa. Ông ta nói chưa và tôi nói ông hãy nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” để ông có thể an toàn nếu các thảm họa xảy ra. Ông ta vui vẻ đồng ý.

Khi chúng ta cứu thêm được một người, chúng ta đã chiến thắng trong trận chiến với cựu thế lực vì đã độ thêm một sinh mệnh. Sân khấu được bày đặt vì Pháp Luân Đại Pháp, và chỉ có các đệ tử Đại Pháp là diễn viên chính. Chỉ bằng cách làm tốt ‘ba điều’ với chính niệm, chính hành, chúng ta mới có thể hoàn thành sứ mạng mà Đại Pháp giao phó.

Trong vài tháng sau khi chúng tôi đắc Pháp, cha mẹ tôi đã giảng rõ sự thật cho nhiều người; nhiều bạn bè và họ hàng [của chúng tôi] đã biết được sự thật và vài người thậm chí đã tham gia tập luyện cùng chúng tôi. Chỉ sau khi học Pháp tôi mới tìm được sự giải đáp cho những điều mà tôi cảm thấy có tồn tại nhưng không cách nào làm sáng tỏ. Chỉ có Đại Pháp mới cho tôi câu trả lời cho câu hỏi: “Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta tồn tại để làm gì?

Sự đắc Pháp của bản thân tôi cũng là một chứng cứ cho sự vĩ đại của các bạn đồng tu. Ngày càng nhiều người đã biết được sự thật, từ đó nhiều người hơn đến học Đại Pháp. Tôi hy vọng tất cả chúng ta có thể kiên định đi trên con đường chứng thực Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/15/191472.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/2/22/105031.html

Đăng ngày 26-02-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share