Bài viết của Phi Vũ
[MINH HUỆ 24-08-2013] Ca hát là một chủng hình thức nghệ thuật phổ biến dùng để thể hiện sự tán tụng đối với cái đẹp và biểu đạt tâm tình vui thích. Tuy nhiên, Trung Cộng lại lợi dụng ca hát để tiến hành tẩy não người dân Trung Quốc, không ở đâu là không có, trong các bài hát thường thường bao hàm cả tội ác.
Trẻ em bị ép phải hát trong các cuộc hành quyết
Trung Cộng chiếm đoạt quyền lực quốc gia thông qua việc giết người và khủng bố để ép người ta phải quy phục nó. Thậm chí sau đó, các quan chức Đảng biết rất rõ cách để che đậy tội ác của họ bằng những bài hát. Cuốn sách Cửu Bình Cộng sản Đảng đã trích dẫn một đoạn trong cuốn sách “Kẻ thù bên trong” của Cha Raymond J. de Jaegher:
“…một hôm ĐCSTQ yêu cầu tất cả mọi người đi ra một khu đất trống trong làng. Các giáo viên dẫn các em nhỏ đi từ trường ra khu đất trống. Mục đích của việc tập trung là để chứng kiến việc giết chết 13 thanh niên yêu nước. Sau khi thông báo các tội danh được bịa đặt ra để chống lại các nạn nhân, ĐCSTQ ra lệnh cho một giáo viên đang khiếp sợ bắt nhịp cho các em nhỏ hát các bài hát yêu nước. Ở trên khán đài cùng với các bài hát không phải là các vũ công mà là một tên đao phủ đang cầm lăm lăm chiếc mã tấu sắc trong tay. Đao phủ là một tên lính cộng sản trẻ khỏe mạnh và hung tợn với đôi tay chắc khỏe. Tên lính đi đến đằng sau nạn nhân đầu tiên, nhanh chóng giương cao thanh mã tấu sắc ngọt rồi chém xuống và cái đầu thứ nhất rơi xuống đất. Máu phun ra như một cái vòi phun nước trong khi cái đầu lăn trên mặt đất. Các em nhỏ đang hát một cách kích động đã gào khóc lên một cách hoảng loạn. Người giáo viên vẫn giữ nhịp và cố giữ cho các em tiếp tục hát; cái chuông của cô vẫn tiếp tục rung lên trong nỗi kinh hoàng.Tên đao phủ chém 13 lần và 13 cái đầu đã rơi xuống đất. Sau đó, nhiều tên lính cộng sản đi đến, mổ tung lồng ngực của các nạn nhân và moi tim họ ra để làm một bữa tiệc. Tất cả những cảnh dã man đó đã diễn ra trước mặt các em nhỏ. Các em đã bị khủng bố tái xanh cả mặt và một số bắt đầu nôn. Cô giáo chửi rủa các tên lính và bảo các em xếp thành hàng quay trở về trường.”
“Sau đó, Cha De Jaegher thường thấy các em nhỏ bị bắt buộc phải xem cảnh chém giết. Các em trở nên quen với các cảnh đổ máu và lãnh cảm; một số thậm chí còn bắt đầu cảm thấy thích thú.”
Đây là cách mà đảng dùng các bài hát để phá hủy nhân tính, quả thực là tà ác cùng cực.
“Nhạc đỏ” được hát hàng ngày để ca ngợi đảng
Trong mười năm Cách mạng Văn hóa (1966-1976), nhân tính ở Trung Quốc đã hoàn toàn bị méo mó và đạo đức bị phá hủy. Trong thời gian này, người Trung Quốc khó mà có được bất kỳ hình thức văn nghệ nào, ngoại trừ tám vở “Kịch cách mạng” được diễn lại nhiều lần trên sân khấu. Ngập tràn trong đầu não người dân chính là đấu tranh giai cấp và giai cấp vô sản chuyên chính. Ít nhất hai lần một ngày, họ phải hát “Nhạc đỏ”, được dùng để ca ngợi lãnh tụ cộng sản. Ước tính có ít nhất một tỉ người Trung Quốc hát Nhạc đỏ mỗi ngày. Khi hát những bài hát như “Không có Đảng Cộng sản thì không có Trung Quốc mới,” “Chủ nghĩa xã hội là tốt,” “Đại Cách mạng Văn hóa đúng là tốt,” chẳng khác nào người dân đã đem hoàn toàn tư tưởng của mình giao cho Trung Cộng.
Trong suốt giai đoạn cải cách, vợ và chồng trở thành kẻ thù của nhau, con cái tách khỏi cha mẹ, học sinh ‘phê phán’ giáo viên, và những thành phần khác nhau tranh đấu với nhau. Từ thành phố về nông thôn, từ dân thường đến lực lượng quân đội, toàn bộ xã hội hoàn toàn bị hỗn loạn – thậm chí chủ tịch nước không thể tự cứu lấy mình. Tuy nhiên, sau khi đảng đã kéo toàn bộ đất nước vào hỗn loạn và đau thương như vậy, không có ai nghe thấy lời phàn nàn nào về đảng; thay vào đó, người ta vẫn hát ca tụng công đức của Trung Cộng. Đây là cách mà người dân Trung Quốc bị tẩy não triệt để.
“Đồng nhất thủ ca” làm lệch hướng chú ý về vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn
Đảng đã tạo ra những bài hát đỏ theo thời gian để phù hợp với nhu cầu của nó. Những bài hát khác mà tác giả của nó không có bất kỳ dụng ý khác hay chủ trương chính trị nào cho bản thân, cuối cùng cũng phải phục vụ cho đảng. Bởi vì các tác giả đã thấm nhuần tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nên các bài hát họ viết ra đã vô tình hàm chứa nhân tố tẩy não người dân trong đó, và nó có nguy cơ bị đảng lợi dụng. “Đồng nhất thủ ca” là một trong những bài hát bị ĐCSTQ lợi dụng.
“Đồng nhất thủ ca” được viết và biên soạn vào năm 1990. Nó hát về con người được hưởng cuộc sống hạnh phúc với nhau. Chỉ một năm trước, chế độ Trung Cộng đã thảm sát hàng nghìn sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn trong sự kiện Lục Tứ, và Trung Quốc vẫn còn bị bao phủ bởi một không khí khủng bố. Một phong trào dân chủ đã bị dập tắt một cách tàn bạo, và chế độ đang bị phản đối gay gắt. Nhiều nước phương Tây đã tiến hành các biện pháp trừng phạt Trung Quốc và một số thậm chí đề xuất biện pháp chống lại Á vận hội được tổ chức ở Bắc Kinh vào năm 1990. ĐCSTQ đã chọn “Đồng nhất thủ ca” để giảm sự căng thẳng và chuyển hướng chú ý của người dân khỏi vụ thảm sát. Đảng đã tiêu một lượng tiền khổng lồ để quảng bá bài hát này trên khắp Trung Quốc và dùng nó làm ca khúc chủ đạo của nước chủ nhà trong suốt Á vận hội.
Khi hát “Đồng nhất thủ ca”, vì giai điệu và lời bài hát tình cảm của nó, người dân phản ánh kinh nghiệm cuộc sống của họ và cảm thán sự đoàn tụ quý giá với bạn bè. Khi Đảng lãnh đạo dân chúng từ mọi tầng lớp của xã hội, đặc biệt là những nhân sĩ có bối cảnh Trung Cộng đặc thù, hát cùng với nhau, nó làm người ta dần quên đi vụ thảm sát đẫm máu trên Quảng trường Thiên An Môn, và thậm chí vô tình bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với chế độ. Dưới kế hoạch chiến lược và tô vẽ bởi các bộ phận tuyên truyền của đảng, bài hát đã khiến nhiều người Trung Quốc đứng về phía ĐCSTQ mà không nhận ra.
Bài hát còn bị dùng nhiều hơn sau khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Phòng 610 trung ương đã dùng một lượng tiền lớn và thuê các chuyên gia tâm lý để tìm cách tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Vào đầu năm 2000, các quan chức bắt đầu dùng “Đồng nhất thủ ca” tại Trại lao động cưỡng bức Đoàn Hà, Bắc Kinh để tẩy não các học viên Pháp Luân Công bị giam. Ngay sau đó, bài hát nhanh chóng được quảng bá trong khắp các trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc. Các học viên Pháp Luân Công bị giam bị ép phải hát “Đồng nhất thủ ca” và xem trình diễn “Đồng nhất thủ ca” trên kênh truyền thông quốc gia CCTV vào mỗi tối thứ sáu. Trong thời gian này, việc đầu tiên mà các học viên Pháp Luân Công bị ép làm sau khi bị tẩy não không phải là viết cái gọi là “hối quá thư” hay là “tam thư” mà là hát “Đồng nhất thủ ca”. Học viên Pháp Luân Công – bà Thạch Thắng Anh ở thành phố Thẩm Dương đã chết do bị tra tấn tại Nhà tù nữ Liêu Ninh sau khi từ chối hát. “Đồng nhất thủ ca” đã trở thành tượng trưng cho sự bức hại về tinh thần đối với Pháp Luân Công và trở thành nhạc nền cho ĐCSTQ để che đậy tội ác của nó.
Các bài hát được dùng để tra tấn các học viên Pháp Luân Công
Ca hát cũng được đảng dùng như là một hình thức bức hại. Một ví dụ điển hình là tra tấn bằng “Mỗi ngày một bài hát” tại Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình, thành phố Trùng Khánh: nạn nhân bị đè xấp xuống sàn bê tông, hai tay bị trói ra phía sau, trong khi ba hay bốn tù nhân bước lên chân nạn nhân. Sau đó, một tù nhân nắm đầu nạn nhân và đập mạnh vào đầu bằng một chiếc ghế nhựa. Một tù nhân khác đánh vào lưng, bụng và mắt cá chân nạn nhân bằng một thanh gỗ, những người khác đánh vào khớp cổ chân nạn nhân bằng ghế nhựa hay hộp đựng thức ăn. Họ đánh đá nạn nhân tàn bạo. Một số người cũng dùng giày để đánh đập các học viên. Trong khi nạn nhân bị đánh đập, một số tù nhân hát to bên cửa số để người khác không nghe âm thanh đánh đập và tiếng thét của nạn nhân.
Minh họa tra tấn: Đánh đập tàn bạo
Ngoài việc buộc các tù nhân phải hát, trại lao động cưỡng bức cũng phát những bài hát với âm lượng lớn để che giấu hành vi phạm tội của họ. Học viên Pháp Luân Công Hoàng Chính Lan, người đã bị tra tấn tàn bạo trong Trại lao động cưỡng bức nữ Mao Gia Sơn, nói rằng mỗi lần họ tra tấn các học viên Pháp Luân Công, lính canh sẽ bật nhạc với âm lượng rất lớn để người ta không thể nghe tiếng tra tấn hay tiếng thét của nạn nhân.
Một vài công an thậm chí tự hát trong khi họ đang tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Học viên Lỗ Hưng Đức ở Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông và con trai ông đã bị bắt giữ ở Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1999 khi họ thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Họ bị đưa đến Văn phòng đại diện Lâm Nghi. Công an còng tay họ ra phía sau, bắt đầu uống rượu và hát điên cuồng, sau đó công an tát mạnh vào mặt ông Lỗ Hưng Đức. Khi công an mệt, họ sẽ đi uống thêm chút rượu, trở lại và tiếp tục tát vào mặt ông Lỗ. Việc này kéo dài trong nhiều giờ, cho đến khi họ tự “thỏa mãn” cho là đủ.
Trong trại lao động cưỡng bức, các lính canh không chỉ bắt tù nhân hát, mà họ còn phát các bài hát qua loa phóng thanh, và cũng tự hát. Họ buộc các học viên Pháp Luân Công hát những bài ca ngợi đảng. Học viên Triệu Tú Vân ở huyện Y Lan, tỉnh Hắc Long Giang đã bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Vạn Gia, Cáp Nhĩ Tân trong thời gian dài. Bà nói rằng mỗi đêm, trưởng Đội 7, Trương Ba Cường, đã ép các học viên Pháp Luân Công hát ca ngợi ĐCSTQ. Nếu một học viên từ chối hát, cô ấy sẽ bị cấm ngủ, bị lôi ra ngoài và đánh đập.
Ngoài các bài hát ca ngợi đảng, công an cũng buộc các học viên Pháp Luân Công hát những bài hát tà ác. Lấy Trại lao động cưỡng bức Tây Sơn Bình, thành phố Trùng Khánh làm ví dụ, những con nghiện ma túy được chỉ đạo ép các học viên Pháp Luân Công ngồi cạnh giường của họ. Tay chân học viên bị trói chặt, trong khi những tù nhân khác kéo tóc họ và giật đầu họ ngẩng lên, ép họ nhìn vào những bức ảnh khiêu dâm. Một vài tù nhân khác đứng đằng sau cầm gậy gỗ, sẵn sàng đánh các học viên. Họ cũng ép các học viên hát những bài có ca từ như “chặt nhỏ bạn ra thành một mớ thịt, từng nhát dao chặt bạn đến chết…” Đội trưởng Lý Kỳ Vỹ hét lớn: “Bắt các học viên Pháp Luân Công hát những bài ca xấu xa, bắt họ nhìn những bức ảnh khiêu dâm. Điều này giúp họ trở về với xã hội.”
Bạc Hy Lai phát động chiến dịch “Nhạc đỏ” mới
Bạc Hy Lai, cựu bí thư ĐCSTQ của Trùng Khánh, hiện giờ là một tù nhân, đã phát động một chiến dịch “Nhạc đỏ” vài năm trước. Đột nhiên, mọi truyền thông và báo chí bắt đầu tuyên truyền phong trào, với báo cáo nói rằng một tù nhân hát “Nhạc đỏ” có thể giảm được án tù. Được biết, một người đàn ông xem việc hát “Nhạc đỏ” quan trọng đến nỗi ông ấy lỡ mất đám tang của mẹ mình. Các báo cáo khác cho rằng hát “Nhạc đỏ” có thể chữa được bệnh tâm thần, v.v. Trong chiến dịch, người ta cũng thấy một cảnh kỳ lạ nhất: tín đồ của năm tôn giáo lớn cùng nhau hát “Nhạc đỏ” trên một sân khấu. Những người theo thuyết hữu thần đến với nhau và hát ca ngợi ĐCSTQ vô thần, họ đã bị đe dọa và tẩy não nghiêm trọng bởi tín phụng tà giáo Trung Cộng.
Ảnh hưởng lâu dài của tuyên truyền thông qua bài hát
Tẩy não người dân bằng bài hát là rất tinh vi, vì bài hát có thể đầu độc nặng một người trong thời gian dài mà họ thậm chí không biết. Ví dụ, một đầu bếp Trung Quốc đã di cư đến California sau khi gia đình ông bị chế độ bức hại nghiêm trọng. Trong khi chuẩn bị thức ăn, ông vui vẻ ngân nga bài hát. Dù ghét ĐCSTQ, nhưng ông đã hát những lời như: “Tôi thích đọc các tác phẩm của Mao Chủ tịch nhất; tôi đọc chúng cả nghìn lần…” Khi người khác chỉ ra điều này, ông ấy thấy rằng nó hài hước và thật đáng xấu hổ. Trong nhiều thập kỷ, ý thức hệ của đảng đã đầu độc nặng tâm trí người dân Trung Quốc.
Gần đây, ban tuyên giáo của Đảng đã thực hiện một tuyên bố chung với bốn bộ phận khác để chính thức ngừng phát sóng bài “Đồng nhất thủ ca (Hát chung một bài)”. Thậm chí ĐCSTQ cũng tự nhận ra rằng người Trung Quốc không còn muốn “hát chung một bài” với nhau nữa và giờ đã sẵn sàng rời khỏi sân khấu. Bạc Hy Lai, người phát động phong trào “Nhạc đỏ,” đã bị xét xử, và bản thân ông ta cũng trở thành một nạn nhân của những đấu đá vô tận giành quyền lực trong nội bộ Đảng. Rõ là người Trung Quốc đang thức tỉnh và chế độ đang đi đến hồi kết thúc.
Chúng tôi hy vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ nhận ra sự suy đồi đạo đức được bọc trong các bài hát của ĐCSTQ, thấy rõ bản chất tà ác thật sự của nó và nhanh chóng thoát khỏi nó.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/24/歌声里的罪恶-278580.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/19/142155.html
Đăng ngày 18-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.