Bài viết của Chính Thiện

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đàn áp Pháp Luân Công mà không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Tất cả các hành động của nó giống như một băng đảng xã hội đen và “bắt cóc” là một trong những thủ đoạn thường xuyên được sử dụng.

Các đặc vụ ĐCSTQ thường theo dõi và giám sát học viên trong một thời gian dài và sau đó bắt họ mà không cần thông báo cho nơi làm việc của họ hoặc người nhà. Việc bắt giữ như vậy không tuân theo bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Khi người nhà lo lắng cố gắng tìm kiếm các học viên bị mất tích ở khắp nơi, các cơ quan ĐCSTQ đùn đẩy cho nhau bằng cách lừa họ hoặc làm khó dễ và thậm chí các cơ quan thường làm cho họ lâm vào cảnh họa vô đơn chí.

Trong khi đó, các học viên bị “bắt cóc” bị đưa ra xét xử mà không có pháp luật bảo vệ. Các cơ quan ĐCSTQ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn đối với các học viên. Các học viên đã bị bức hại tàn nhẫn, tra tấn để lấy lời khai, đưa vào bệnh viện tâm thần, các trại lao động cưỡng bức, hoặc các trung tâm tẩy não, hoặc bị tùy tiện kết án tù.

Bắt cóc bí mật

Phó giáo sư Chúc Thanh Khải của Đại học Khoa học và Công nghệ Thành Đô đã được tuyển dụng làm trợ lý đặc biệt cho giám đốc Khách sạn Vọng Giang (trước đây là Nhà khách Quân đội Vũ trang Thành Đô) vào năm 1998. Năm 2000, ông Chúc đến Quảng Châu để tham dự một hội nghị. Lúc đó, ông không biết rằng vợ ông đã bị bắt cóc bởi các nhân viên từ Quân khu Thành Đô và cũng không biết rằng điện thoại nhà ông đã bị ngắt kết nối. Khi trở về Thành Đô sau hội nghị, ông cũng đã bị bắt cóc bởi Phòng Vũ trang Quân khu Thành Đô ngay sau khi đáp xuống sân bay và đã bị giam giữ bí mật trong một nhà kho tại Cục Thiết bị tại thành phố Thập Phương, Đức Dương. Ông đã bị nhốt ở đó hơn 40 ngày và nơi làm việc cũng như gia đình ông không nhận được bất kỳ tin tức gì về ông.

ĐCSTQ không từ thủ đoạn nào để bắt cóc các học viên Pháp Luân Công, bao gồm lợi dụng thiện ý và tình bạn của mọi người. Ông Quảng Lương là một học viên ở thành phố Trùng Khánh. Ông là Chủ tịch Công đoàn kinh doanh của Công ty Muối huyện Vạn Châu và là một quan chức cấp quận – đoàn. Vào ngày 28 tháng 06 năm 2012, sau khi điều tra kỹ lưỡng, các cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa Vạn Châu đã yêu cầu một người bạn của ông Quảng, cũng là một sĩ quan an ninh nội địa, gọi điện cho ông và tổ chức một cuộc họp. Không nghi ngờ gì, ông Quảng đã đến cuộc họp và ngay lập tức bị bắt cóc. Gia đình ông không thể có được bất kỳ tin tức nào về nơi ở của ông trong hơn hai tháng.

Hầu hết các vụ bắt cóc được thực hiện bí mật bởi Phòng 610 địa phương cấu kết với Đội An ninh Nội địa của sở cảnh sát địa phương. Ví dụ, vào đầu năm 2011, Giám đốc Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Chu Vĩnh Khang đã đến Vũ Hán. Hai tuần sau, họ đã tiến hành một vụ bắt giữ các học viên địa phương quy mô lớn, từ 40 đến 50 học viên đã bị bắt trong tháng 04 và tháng 05. Riêng ngày 20 tháng 04, 11 học viên đã bị bắt giữ bí mật. Các cơ quan ĐCSTQ tránh mặt người thân của các học viên trong mọi trường hợp và sau đó được biết rằng hoạt động này đã được lên kế hoạch bởi Phòng 610 thành phố Vũ Hán và được thực hiện bởi Đội An ninh Nội địa của Sở cảnh sát Vũ Hán. Các cơ quan có liên quan trước đó đã theo dõi các học viên và cố tránh mặt người thân của họ.

Tùy ý xử lý

Trong lúc giam giữ ông Chúc, ông bị canh gác bởi năm binh sĩ được trang bị vũ trang đầy đủ. Cục Tình báo Quân khu Thành Đô và Cục Thiết bị đã thẩm vấn ông nhiều lần, tra hỏi ông địa chỉ liên lạc, nguồn cung cấp và nơi cung cấp các tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở nhà ông (họ đã không tìm thấy bất kỳ tài liệu nào) và buộc ông phải từ bỏ tu luyện. Họ cũng buộc ông phải viết ba tuyên bố và các bài viết khác phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ của môn tập luyện, ông Lý Hồng Chí. Điều này đã khiến ông Chúc căng thẳng tột độ. Khi trở về nhà sau hơn 40 ngày, toàn bộ thân thể ông xanh xao và tâm trí ông cảm thấy hỗn loạn. Một mắt cá chân của ông bị sưng to và ông không thể đi lại được. Có vẻ như ông đã bị đầu độc bằng thuốc được trộn vào thức ăn của ông trong khi bị giam giữ.

Sau hai tháng tìm kiếm tin tức về ông Quảng, gia đình ông cuối cùng biết được rằng ông đã bị Sở Cảnh sát Vạn Châu kết án phi pháp một năm rưỡi lao động cưỡng bức. Nhưng thay vì bị giam giữ tại trại lao động, ông đã bị giam tại Bệnh viện Tâm thần quận Vạn Châu và bị bức hại ở đó, cuộc sống của ông gặp nguy hiểm. Theo các nhân chứng, ông Quảng đã bị giam giữ trên tầng ba của bệnh viện. Ông bị bức thực bằng các loại thuốc mỗi ngày và thường đánh đập bằng dùi cui điện. Người nhà của ông đã tham khảo một luật sư và được bảo rằng: “Nếu một người bị rối loạn tâm thần thì ông ta không nên bị kết án tù hoặc lao động cưỡng bức. Nếu bị kết án, thì có nghĩa là ông đã không được chẩn đoán lâm sàng là có vấn đề tâm thần.”

Trong số 11 học viên bị bắt giữ ở Vũ Hán, ông Trương Tô và ông Trương Vĩ Kiệt cũng đã bị tra tấn và bị thẩm vấn. Họ bị buộc phải tham dự các lớp tẩy não, bị đánh đập và bị cấm ngủ. Thuốc được trộn vào trong thực phẩm của họ. Việc tra tấn ông Trương Vĩ Kiệt được coi là một dự án nghiên cứu cho ĐCSTQ: Họ bắt ông đứng, cấm ngủ và cấm ăn, và bức thực ông bằng cách liên tục chèn vào rồi rút ra một cái ống, tất cả để xem ông có thể chịu được bao lâu. Ngay sau đó, các cơ quan ĐCSTQ đã chế tạo cái gọi là vụ án “bảy người tòng phạm” chống lại hai học viên và kết án tù họ cùng năm học viên khác từ ba đến sáu năm.

Đùn đẩy trách nhiệm

Học viên ông Tiếu Hồng Minh ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị bắt giữ và bị cầm tù trong hơn bốn tháng, tuy nhiên, gia đình ông chưa bao giờ nhận được bất kỳ thông báo hoặc thông tin nào về ông, và không ai nhận trách nhiệm về sự mất tích của ông Tiếu.

Vào ngày 26 tháng 04 năm 2012, ông Tiếu đã bị bắt giữ bởi các viên chức từ Đội An ninh nội địa. Người nhà ông đã tìm ông khắp nơi, vào ngày 21 tháng 05, họ đã đến Trung tâm giam giữ thành phố Thành Đô và được biết rằng ông bị giam giữ ở đó. Lính canh nói rằng họ cần phải trình thông báo giam giữ của ông Tiếu để có thể cung cấp quần áo và tiền cho ông. Lính canh bảo họ đến sở cảnh sát để lấy nó.

Người nhà ông đã đến Sở Cảnh sát Khiêu Đặng Hà và Sở Cảnh sát đường Thái Thăng ở quận Thành Hoa nơi ông Tiếu thuê phòng. Cả hai sở đều nói rằng họ không biết ông Tiếu bị giam giữ. Đến lượt Sở Cảnh sát đường Thái Thăng đã tra hỏi người nhà ông làm sao họ biết ông Tiếu ở đâu và đòi số điện thoại của người đã nói với họ. Người nhà ông không bao giờ biết ai đã tiến hành vụ bắt giữ. Do đó họ không thể gửi bất kỳ quần áo sạch nào cho ông Tiếu.

Vào đầu tháng 07, người nhà ông bất lực đến Phòng 610 quận Thành Hoa. Phó Giám đốc là Tần Quang Dũng lúc đầu nói rằng ông ta không biết gì về ông Tiếu, nhưng sau đó một nhân viên khác lập tức phát hiện địa chỉ của ông Tiếu trong cơ sở dữ liệu của họ và thậm chí cả nơi cư trú và nơi làm việc của người thân của ông cũng bị liệt kê. Tần lúc đầu từ chối cung cấp bất kỳ thông tin nào và sau đó bắt đầu gay gắt thẩm vấn các thành viên gia đình để xem họ có tập Pháp Luân Công không.

Vào ngày 31 tháng 07 năm 2012, sau khi bà Hàn Phượng Hoa, một giáo viên 58 tuổi ở thành phố Cát Lâm, bị bắt, người nhà bà đã đến các tổ chức liên quan để tìm ra ai đã bắt giữ và lục soát nhà của họ. Tất cả các nhà chức trách đều từ chối trách nhiệm. Khoảng một tháng sau đó, người nhà bà biết rằng bà Hàn đã bị đưa tới Trại lao động cưỡng Hắc Chủy Tử tại thành phố Trường Xuân và đang bị bức hại ở đó. Họ đã đến trại lao động cưỡng bức ba lần và mỗi lần yêu cầu thăm viếng của họ đều bị từ chối.

Vụ bắt giữ quy mô lớn các học viên tại thành phố Vũ Hán đã được tiến hành mà không cần bất kỳ thủ tục nào. Không ai thông báo cho người nhà nơi giam giữ các học viên hoặc lý do họ bị bắt. Khi người nhà cố gắng bằng mọi cách để tìm kiếm thông tin, các cơ quan ĐCSTQ chỉ cần đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Ngoài biết rằng Đội An ninh Nội địa của Sở Cảnh sát Vũ Hán đã tiến hành các vụ bắt giữ thì các thành viên gia đình không biết gì cả. Trong quá trình này, sau khi dành nhiều nỗ lực tìm kiếm người thân của họ, một số thành viên gia đình cuối cùng cũng biết rằng người thân của họ đang bị giam giữ trong các trung tâm tẩy não của tỉnh. Khi họ đến đó, các lính canh chỉ đơn giản là chối bỏ sự thật.

Bộc lộ bản chất phản nhân đạo của ĐCSTQ

Cách đây vài năm, Liên Hợp Quốc đã thông qua “Công ước quốc tế về bảo hộ tất cả những người bị bắt cóc” và thừa nhận rằng “bắt cóc” là một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Hoạt động “bắt cóc” quy mô lớn và có hệ thống là phạm tội chống lại nhân loại.

Vào đầu năm 2012, phản lại các giá trị phổ quát được cộng đồng quốc tế tán thành, ĐCSTQ đã thông qua một sửa đổi Điều 73 trong Luật Hình sự của họ. Quy định mới quy định rằng cảnh sát có thể giám sát và phong tỏa nơi cư trú của bất kỳ kẻ tình nghi nào mà không cần thông báo cho người nhà khi các trường hợp liên quan đến việc phá hoại an ninh quốc gia hoặc các hoạt động khủng bố. Nhiều người dân cảm thấy rằng ĐCSTQ ban hành quy định này để hợp pháp hóa việc sử dụng “bắt cóc”. ĐCSTQ bóp méo luật pháp của mình đến cùng cực để tăng cường sự kiểm soát giống như băng đảng xã hội đen của nó.

ĐCSTQ đã bí mật bắt giữ, giam cầm, tra tấn và giết người tùy ý. ĐCSTQ mô tả sai trái về rất nhiều những người này như “phá hoại an ninh quốc gia” và tham gia vào “các hoạt động khủng bố”. Tuy nhiên, chính ĐCSTQ đã tiến hành các hoạt động khủng bố quy mô lớn trong khi công khai sử dụng các thủ đoạn xã hội đen. Như vậy, nó đã hoàn toàn bộc lộ bản chất phản nhân đạo của nó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/12/22/“强迫失踪”暴露中共的黑帮本性-266840.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/1/15/137115.html

Đăng ngày 17-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share