Bài viết của Trọc Thế Thanh Liên (Bông sen tinh khiết giữa dòng đời vẩn đục)
[MINH HUỆ 05-12-2013] Vua Nghiêu trị quốc, điều ông áp dụng rộng rãi là “đại đạo của Thiên địa”. Nhưng Thiên địa không lời, đại đạo đó thế nhân không rõ, làm thế nào để có thể tuân theo? Cho nên vua Nghiêu coi việc xây dựng Pháp Lịch là đại sự hàng đầu quan trọng nhất của quốc gia, biến những quy luật Thiên đạo mà con người không dễ nhận biết thành thời tiết Pháp lịch mà cung kính tuân theo, từ đó khiến thời tiết trong Pháp Lịch hòa nhập vào lời nói việc làm những điều tai nghe mắt thấy hàng ngày, trở thành những câu thúc tâm pháp mà mỗi người tự giác tuân theo.
Vậy thì, Thiên đạo đã minh, thời tiết Pháp Lịch đã chính, vậy ai sẽ hiệp trợ vua Nghiêu mở rộng thực hiện thiên đạo, dẫn dắt vạn dân hướng đạo đây? Đương nhiên là quân vương và quan lại các cấp. Vua Nghiêu hiểu rõ: “Vi chính tại nhân, nhân tồn chính cử, nhân vong chính tức” (Triều chính tồn tại là vì con người, người còn triều chính còn, người mất triều chính cũng tan); “Nhất nhân nhân, nhất quốc hưng nhân, nhất nhân nhượng, nhất quốc hưng nhượng, nhất ngôn phẫn sự, nhất nhân định quốc (Một người nhân đức, cả nước nhân đức, một người nhường nhịn, cả nước nhường nhịn, một lời bại sự, một người định quốc). Do đó, sau khi sắp sếp xong đại sự hàng đầu là việc lập Pháp Lịch, ông lại coi “Vi thiên hạ đắc nhân” (Tìm người tài trị thiên hạ) cũng lại là một việc quan trọng. Trong câu chuyện thứ hai được ghi chép tại “Nghiêu Điển, Thượng Thư”, có nói đến việc vua Nghiêu tuyển quan, đặc biệt là quá trình chọn lọc kỹ lưỡng thử thách người kế vị. Những lời vi diệu hàm xúc đó đã được thể hiện trong những ký sự ghi chép lại việc này.
Trong “Nghiêu Điển” có ghi lại: Vua Nghiêu để cho thủ lĩnh bốn phương tiến cử người có thể kế thừa ngôi vị hoàng đế, các vị đại thần tiến cử Đan Chu, con trai của Nghiêu. Nghiêu cho rằng con mình nói lời không chân thành, tính tình hiếu thắng, không được. Thiên địa chí chân chí thành, người không chân thành là trái với thiên đạo, không được. Hồng thủy tràn lan, dân sinh khổ nạn, Nghiêu trưng cầu ý kiến tìm người trị thủy, chúng dân tiến cử Cổn, Nghiêu cho rằng ông ta làm trái thiên ý, không tuân theo giáo mệnh, hủy hoại thị tộc, không được. Đại thần cho rằng có thể dùng thử, Nghiêu vẫn tôn trọng ý kiến chúng thần, thử lệnh cho Cổn trị thủy. Cổn trị thủy chín năm sau cũng thất bại cáo chung.
Từ nguyên nhân mà Nghiêu phủ định ý kiến đại thần có thể thấy được nguyên tắc tuyển chọn quan viên của vua Nghiêu coi trọng nhất là có tôn kính, thuận theo Thiên thượng, tuân theo Thiên đạo hay không. Những người đi ngược lại với Thiên đạo, ông liền thẳng thừng phủ quyết, tuyệt đối không tin dùng. Dùng lời của hậu nhân là tín dụng người hiền, ranh giới giữa người hiền và không hiền là có thể kính thuận Thiên thượng, tuân thủ Thiên đạo hay không. Hơn nữa vua Nghiêu tuyển quan và chọn lọc người kế vị, hoàn toàn xuất phát từ nghĩa công, không luận thân sơ xa gần, nhất loạt đều dùng tiêu chuẩn kính thuận Thiên thượng, hiếu thuận thuần chính, đức dày mà có lợi cho trăm dân thiên hạ, không hề mang chút tư lợi cá nhân. Đại thần tiến cử Đan Chu con trai ông, vua Nghiêu cho rằng Đan Chu con trai mình không thể thành vật quý, nhượng ngôi cho Đan Chu, người trong thiên hạ ắt chịu thiệt hại, còn một mình Đan Chu hưởng lợi, vì lợi ích của một mình Đan Chu mà tổn hại đến đại đạo Thiên thượng và người trong thiên hạ, vua Nghiêu quyết không làm.
Vua Nghiêu lại trưng cầu ý kiến những vị thủ lĩnh tứ phương nói: “Ta tại vị đã 70 năm, các ngươi ai có thể thuận theo Thiên ý, tiếp quản chức vị của ta?” Các vị thủ lĩnh nói: “Chúng tôi vô đức, không xứng tiếp quản vương vị.” Nghiêu nói: “Các vị cũng có thể minh xét và tiến cử những bậc hiền giả cấp dưới ẩn cư.” Chúng thần nhao nhao tiến cử với vua Nghiêu rằng: “Có một vị nam tử độc thân ẩn cư tại nhân gian, gọi là Ngu Thuấn.” Vua Nghiêu nói: “Được! Ta cũng từng nghe nói đến người này. Ông ta thế nào?” Các vị thủ lĩnh nói: “Ông ấy là con trai của nhạc sư Cổ Tẩu. Phụ thân ngoan cố ngu xuẩn, mẹ kế ăn nói hỗn xược, huynh đệ ngạo mạn hung ác, Thuấn cũng có thể dùng hiếu lễ sống hòa hợp với bọn họ, dùng đức sáng cung kính, sáng suốt lo liệu việc nhà chu toàn, trong lòng không hề có bất kỳ tà niệm nào.” Vua Nghiêu nói: “Ta muốn thử ông ta xem! Gả con gái cho ông ta, khảo nghiệm xem đạo đức mà ông dùng để chung sống với hai con gái ta.” Nên bèn lệnh cho hai người con gái đến bến Cô Nhuế gả làm vợ Thuấn.
Ngu Thuấn xuất thân hèn kém, ẩn cư tại nhân gian. Vua Nghiêu nghe nói ông thông minh, hiền tài, vốn định nhường ngôi vị hoàng đế cho ông, bèn gả hai cô con gái cho Thuấn, thử xem phẩm cách đạo đức và tài năng lo liệu việc nhà của ông thế nào, còn phong chức quan cho Thuấn, nhiều lần giao việc khó làm cho ông, đồng thời cử chín nam tử cùng ông chung sống, quan sát nguyên tắc hành sự triều chính của ông, và dặn ông phải dốc lòng tận hết trách nhiệm. Thuấn trồng trọt tại Lịch Sơn, người Lịch Sơn đều nhường nhau mốc giới thửa ruộng; ông đánh cá tại Lôi Trạch, mọi người xung quanh đều nhường nhau chỗ ở; ông làm gốm sứ bên dòng sông Hoàng Hà, gốm sứ do người dân bên dòng sông sản xuất ra không thô ráp, vỡ hỏng. Nơi Thuấn ở, một năm đã biến thành thôn trang, hai năm thành thị trấn, ba năm thành đô thị. Nên Nghiêu ban thưởng cho ông y phục và đàn, cho ông sửa kho chứa, ban tặng trâu dê.
Phụ mẫu, huynh đệ của Thuấn muốn giết Thuấn, Thuấn mấy lần dùng trí huệ trốn thoát. Sau khi trở về, Thuấn lại càng hiếu thuận với phụ mẫu, thiện đãi huynh đệ. Nên Nghiêu bèn cho ông đi phổ truyền ngũ giáo, lệnh cho ông tán dương đạo đức tốt đẹp nhân luân ngũ thường, nghiêm khắc dùng năm đạo đức luân lý là “nghĩa phụ, ơn mẫu, huynh hữu, đệ kính, tử hiếu” là quy phạm dẫn dắt bách tính. Khi bách tính đều có thể tuân theo năm quy phạm đạo đức này, vua Nghiêu liền lệnh cho Thuấn tới phủ các quan làm việc. Thuấn đều làm rất tốt. Ba năm sau vua Nghiêu truyền ngôi cho Ngu Thuấn.
Thời thượng cổ bậc hiền giả rất nhiều, vua Nghiêu vì cớ gì lại xem trọng một người cung kính hiếu lễ như Ngu Thuấn? Còn lệnh cho ông phổ truyền đạo đức nhân luân ngũ thường giáo hóa bách tính? Những hàm nghĩa sâu sắc trong những lời hàm xúc đó thật sâu xa làm sao!
Lão tử nói rằng: “Nhân pháp địa, địa pháp Thiên.” Thiên địa chí tôn chí chính, đại địa chí thuận chí trinh; thiên thượng sáng tạo vạn vật, đại địa thuận thừa Thiên thượng mà nuôi dưỡng vạn vật. Nhân pháp Thiên tắc địa, hơn nữa trời cao đất thấp, là đạo của thiên địa, còn nguyên tắc của quân thần là quân nhân (nhân từ) thần trung, nguyên tắc phụ tử là phụ nghĩa tử hiếu. Như vậy “Quân hành quân đạo, thần tận thần trách, phụ hành phụ nghĩa, tử tận tử hiếu” (Vua làm theo đạo vua, thần tận trách nhiệm làm thần, cha làm nghĩa làm cha, con tận hiếu làm con). Đạo thiên địa nếu từ trên xuống dưới đều thông suốt như một cái trục lớn, quân thần phụ tử, chí sỹ hiền nhân và vạn dân trong thiên hạ, đều quy định vị trí của mình trên trục lớn đó, ai an phận nấy, ai giữ đạo nấy, cùng hoạt động vận hành đồng bộ với thiên địa theo sự dẫn động của cái trục đó, người người đều tự giác cung kính Thiên đạo. Nếu như vậy, thiên tử quân thần sẽ không phải lao tâm tổn sức, sắc mặt thần thái có thể sai khiến người khác, thuận theo đó mà trị thiên hạ. Nếu không tu cương thường luân lý, nghĩa phụ tử không minh, người người không tu thân, nhà nhà không lo liệu, mà muốn thiên hạ không loạn mới là không thể!
Đại đạo chí giản chí dị. Dùng đại đạo Thiên địa trị quốc, thiên hạ có thể nắm vững trong lòng bàn tay, đơn giản dễ làm như vậy! Vua Nghiêu quả không hổ là thánh vương anh minh, không chỉ hiểu biết sâu sắc về đại đạo trị quốc, đích thân lo liệu, mà còn có huệ nhãn quan sát tinh tường, tuyển chọn, bồi dưỡng cho Ngu Thuấn có thể tự mình giữ gìn và biểu dương đạo này, đem đại đạo thiên địa cụ thể hóa thành ngũ thường nhân luân “phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ kính, tử hiếu” phổ biến rộng rãi cùng vạn dân vạn hộ trong thiên hạ. Con người là thành viên của gia đình, gia đình là đơn vị cấu thành cơ bản của xã hội, gia hòa vạn sự hưng. Lấy đạo đức luân lý và phương thức tề gia phổ truyền rộng rãi, trở thành phép tắc trị quốc bình thiên hạ. Người người tu thân mà gia tự tề (Nhà tự lo liệu ổn thỏa), nhà nhà gia tề mà quốc tự trị, thiên hạ tự thái bình.
Ngoài ra, khi vua Nghiêu và các đại thần nghị luận đại sự thiên hạ, các đại thần đều thoải mái phát biểu điều muốn nói, hầu như đều là “không phải lo lắng” điều gì, thuận lời thì đáp, không phải che giấu suy nghĩ, không pha lẫn tư tâm. Quân thần trên dưới, không hề phải phòng bị cảnh giác, chí thành chí tín. Đối mặt với Hoàng đế hiển hách, các vị đại thần nói: “Chúng thần vô đức, không xứng tiếp quản vương vị.” Những người dễ xúc động quả thực muốn rơi nước mắt! Câu trả lời thuần phác biết bao, chân thành biết bao, có trách nhiệm biết bao! Chẳng trách “Nghiêu soái thiên hạ dĩ đạo nhi dân tòng chi” (Nghiêu dùng đạo thống lĩnh thiên hạ mà lòng dân theo), có những thần tử đại đức chí thành chí tín, vô tư vô tà, nhất tâm như vậy tại vị, sao phải lo vạn dân không theo mà thiên hạ không thể thái bình đây?
Xem xét toàn bộ quá trình vua Nghiêu tuyển quan và bồi dưỡng Ngu Thuấn mới thấy ông thận trọng nghiêm cẩn biết bao! Mới chính đại, quang minh, vô tư nhường nào! Chẳng trách Khổng Tử ca ngợi ông không ngớt: “Đại đạo chi hành dã, thiên hạ vi công” nhi “tâm hướng vãng chi.” (Hành đại đạo, công bình với thiên hạ mà lòng người hướng theo)
“Mạnh Tử” nói rằng: “Vi thiên hạ đắc nhân giả vị chi nhân.” (Được lòng thiên hạ gọi là nhân) Vua Nghiêu thật nhân từ làm sao! Nghiêu làm vương mới lớn lao làm sao!
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/2/5/文史漫谈-帝尧选官-268807.html
Đăng ngày 10-11-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.