Tiếp theo Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4

[MINH HUỆ 11-08-2013] Vậy Tứ đại danh tác mang sứ mệnh đặc thù gì trong quá trình phát triển lịch sử của nhân loại?

Từ góc độ tu luyện mà xét, toàn bộ lịch sử của nhân loại và mọi sự thay đổi của vũ trụ đều tương hợp, đều có quy luật của nó. Lịch sử văn minh nhân loại thời kỳ này đã đi hết toàn bộ quá trình từ sản sinh, phát triển, hưng thịnh cho đến suy bại. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rằng, đến thời “mạt pháp”, Chuyển Luân Thánh Vương sẽ hạ thế Chính Pháp độ nhân. Từ điều này mà xét, toàn bộ văn hóa mà lịch sử kết tinh đều nhằm đặt định cơ sở khai truyền Chính Pháp. Những Pháp lý vũ trụ được tiết lộ trong Pháp Luân Đại Pháp do Ngài Lý Hồng Chí truyền thụ đến nay đang được thực tiễn tu luyện của các đệ tử Đại Pháp kiểm chứng.

Vậy chúng ta trở lại với chủ đề ban đầu. Con người đến từ đâu? Lại đi về đâu? Vì sao nói hiện tại chính là đã đến thời “mạt pháp?” Đây đều là nhận thức chung trong giới tu luyện, bất luận là Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, hay bất luận là chủng phương pháp tu luyện nào, bao gồm cả các truyền thuyết của từng dân tộc có liên quan đến nguồn gốc dân tộc mình, đều biểu đạt cùng chung một ý: Con người chính là đến từ thiên thượng; chính vì tội nghiệp của bản thân dẫn đến mình phải chịu khổ trong nhân gian. Cho nên mới có các chủng tôn giáo và rất rất nhiều phương pháp tu luyện. Vượt thoát khỏi sinh tử luân hồi của kiếp người và quay trở về thiên quốc, đây đã trở thành điều trọng yếu nhất của tất cả các tôn giáo và trở thành định hướng nhân sinh tối cao.

Câu chuyện “Tam Quốc” đã lưu truyền khoảng hơn 1.500 năm, cho tới khi La Quán Trung xuất hiện mới tập hợp thành sách. Trăm năm ngổn ngang mà sao việc “Nghĩa” lại có sinh mệnh thịnh vượng đến như vậy? Kỳ thực trong quá trình lưu truyền, chẳng phải là mang cái “Nghĩa” truyền khắp nhân gian hay sao? Người Trung Quốc lý giải và thực hành “Nghĩa” là điều mà người của bất kỳ quốc gia nào cũng không thể sánh được. Đương nhiên những câu chuyện lịch sử mang nội hàm đặc thù xảy ra tại mảnh đất “Thần Châu”, đều không thể coi là chuyện bình thường.

Xét từ góc độ khác, “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, “Thủy Hử”, “Tây Du Ký” đều được viết vào triều Minh, cũng đều có nguyên do. Có thể nói thời kỳ huy hoàng đỉnh cao của Trung Quốc là thời Đại Đường. Không phải chỉ lãnh thổ, mà chỉ văn hóa, phong tục dân gian và trật tự xã hội, cũng như tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Chúng ta lấy ví dụ như, mấy mươi năm triều Thanh, Dân Quốc hay Trung Cộng cầm quyền, sao trên mảnh đất Trung Hoa rộng lớn không còn những con người và câu chuyện liên quan đến “Nghĩa” được người đời ca tụng? Kỳ thực là dù có đi chăng nữa, con người cũng không còn lưu truyền lại như với câu chuyện “Tam Quốc”. Sự lạnh lùng của nhân tính cũng giống như toàn bộ xã hội này, từng chút từng chút, thoái hóa một cách không tự biết cho đến hôm nay. Ngày nay, các hãng truyền thông có thể đồng bộ phát sóng khắp các nơi trên toàn thế giới, nhưng trong lòng mọi người đã không còn chỗ cho anh hùng, cũng đang dần hạ thấp tiêu chuẩn của chữ “Nghĩa”. Kỳ thực, nói chính xác hơn là tiêu chuẩn đạo đức của con người đã hoàn toàn bị hạ thấp, sự ích kỷ của nhân tính cũng nhanh chóng hủy hoại tiết “Nghĩa” của con người. Đặc biệt là mấy mươi năm Trung Cộng cầm quyền, do mọi thứ của mỗi cá thể con người đều bị Trung Cộng lũng đoạn, ngoài tư tưởng sâu sắc của người Trung Quốc ra, giá trị truyền thống của “Nghĩa” cũng trở thành điều mà Trung Cộng không thể dung nạp được. Ngay cả “Nghĩa cử” của kẻ ăn mày Vũ Huấn, dựa vào ăn mày để mở lớp học cũng bị đả phá, còn có “Nghĩa” gì có thể nói được đây? “Nghĩa” càng ngày càng trở thành một cái chữ, mà mất đi nội hàm cần có của nó.

Nhưng dù sao “Nghĩa” cũng trở thành một đặc trưng văn hóa độc đáo của người Trung Quốc trong lịch sử. Với La Quán Trung, đồng thời với “diễn” “nghĩa”, còn biểu đạt được một cách toàn diện, thấu đáo chữ “Nghĩa”, lại vừa có thể nêu rõ được giá trị của “Nghĩa”. Cho nên ngày nay, dù cho lý giải về “Nghĩa” trong lòng chúng ta bị cưỡng chế cắt gọt đi, nhưng sâu trong tư tưởng chúng ta vẫn hiểu sâu sắc nội hàm chữ “Nghĩa”.

Đây mới chính là nguyên nhân vì sao người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.

Ngài Lý Hồng Chí dùng tiếng Hán hiện đại truyền Pháp Luân Đại Pháp, đã nói rõ được nội hàm văn hóa riêng có của người Trung Quốc. Cho nên dù đạo đức có băng hoại, chỉ cần mọi người được tiếp xúc với Phật Pháp chân chính, thì Phật tính bị chôn sâu trong tâm cũng sẽ thức tỉnh. Con người hiểu được sự hồng đại và tinh thâm của Đại Pháp. Ý thức khôi phục đạo đức bản thân của con người cũng ngày càng tăng lên. Cho nên khi Đại Pháp gặp phải bức hại, đệ tử Đại Pháp xuất phát từ sự tôn kính và kiên định với Đại Pháp, dù phải đối mặt với nguy cơ bất cứ lúc nào cũng có thể mất đi tất cả vẫn dám bước ra. “Nghĩa” cử này, trước nay chưa hề có trong lịch sử. Đương nhiên, ngay khi lịch sử lật sang trang mới, mọi người sẽ minh bạch rằng đệ tử Đại Pháp hôm nay quả thực đã làm những việc họ cần làm. Dùng “Nghĩa” để hình dung nghĩa cử cao đẹp của Đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, điều này lại trở nên quá mờ nhạt. Đó là niềm tin kiên định với Đại Pháp xuất phát từ nguồn cội của sinh mệnh tạo thành, đó chính là thể hiện bản tính một sinh mệnh, có thể không có bất kỳ lý do nào, không cần bất kỳ bất kỳ lý do nào, nhưng đều vì điều đó mà sẵn sàng xả bỏ tất cả.

Bởi vì “Đại Pháp” này là căn bản của tất cả các sinh mệnh! Là toàn bộ căn bản của một sinh mệnh!

(Còn nữa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/11/四大名著试解(五)-277731.html

Đăng ngày 25-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share