Tiếp theo Phần 2: https://vn.minghui.org/news/42659-thu-giai-tu-dai-danh-tac-2.html

[MINH HUỆ 09-08-2013] Nhân vô thập toàn, thiện-ác đồng tại. “Thủy Hử truyện” khắc họa hai mặt thiện-ác trong nhân tính con người thông qua hình tượng một nhóm “hảo hán”, khẳng định và nhấn mạnh mặt thiện, quy phạm lại mặt ác, tức là “đạo tặc cũng có Đạo”. Hơn nữa trong bối cảnh lớn của thời đại, đặc biệt là thời được gọi là “loạn thế”, thiện báo dành cho người hành thiện chưa hẳn đã bù đắp được những ác báo do hành ác gây nên. Con người dẫu làm gì cũng không thể thoát khỏi sự ước chế của thiên lý “thiện ác hữu báo”. Làm thế nào mới có thể hành thiện nhiều hơn, ước chế ma tính của bản thân? Chính là bước trên con đường tu luyện.

Tác phẩm lớn thứ ba là “Tây Du Ký” đã thuật lại một câu chuyện tu luyện hoàn chỉnh.

“Tây Du Ký” là một kiệt tác văn học được đông đảo độc giả, đủ cả già trẻ yêu thích. Thế nhân thích xem “Tây Du Ký”, nhưng đa phần không biết được nội hàm của nó, cũng chính là thực chất vấn đề mà tác giả muốn biểu đạt. Kể từ khi “Tây Du Ký” ra đời đến nay, có rất ít người đề cập tới chủ đề của nó, mà chỉ coi đây là một bộ tiểu thuyết thần thoại theo chủ nghĩa lãng mạn. Không phải là Ngô Thừa Ân cố tình muốn che giấu điều gì mà là cố ý viết một cách mơ hồ. Chủ đề mà “Tây Du Ký” muốn biểu đạt rất rõ ràng, chỉ là con người đều không lĩnh ngộ trên góc độ tu luyện, chỉ chú tâm vào những yêu ma quỷ quái trăm phần kỳ quái và những tình tiết câu chuyện biến đổi li kỳ, mà không đào sâu suy nghĩ thêm một bước: Dụng ý của tác giả thông qua việc biểu đạt này rốt cuộc là gì?

Câu chuyện xoay quanh quá trình Đường Tăng đi Tây Thiên lấy kinh, kỳ thực điều này đã nói cho thế nhân rằng đây là câu chuyện về tu luyện. Thân thế và trải nghiệm của Đường Tăng trước khi đi lấy kinh cũng liên quan đến tu luyện, đồng thời mọi mặt cũng đã được chuẩn bị một cách hoàn thiện để Đường Tăng đi “lấy kinh”. Tôn Ngộ Không triển hiện đủ loại phép thuật thần thông, với những người tu luyện mà nói, đây không phải là nói xằng bậy. Thiên cơ không thể tùy ý triển hiện cho con người, cho nên Ngô Thừa Ân đã dùng cách biểu đạt hàm súc nhất nhằm biểu đạt xuất lai điều đó. Tôn Ngộ Không mới đi theo Đường Tăng đã giết sáu tên đạo tặc tên là: Nhãn Khán Hỷ(Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn), Thân Bổn Ưu(Thân vốn lo). Phần đề mục của hồi này viết: “Tâm viên quy chính, lục tặc vô tung” (Lòng vượn theo đường chính, sáu giặc mất tăm hơi). Một cách sáng rõ hơn, lục tặc chính là “lục căn thanh tịnh” mà tăng nhân cần làm được. Sáu căn nào? Đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Mà muốn đạt được bước này, chỉ sau khi quy chính cái tâm mới có thể đạt được.

Con người tu luyện chính là tương đương với chịu khổ, nếu không giữ tâm chí như kim cương bất động thì không viên mãn được. Có biết bao nhiêu tăng nhân, cả ngày ngồi đó, đả tọa, niệm kinh, người khác cơ bản không thể cảm nhận được cảnh giới nội tâm của ông đang thăng hoa, nhưng quả thực ông là đang tu luyện. Quá trình ông đả tọa, niệm kinh, tu tâm tính, cũng chính là đang quy chính bản thân, chính là đang thanh lý “lục tặc”. Muốn biểu đạt xuất lai ra, trên bề mặt xem ra cũng là pháp lý rất giản đơn. Nhưng để làm đạt được bước này, lại phải không ngừng gia cường tín niệm tu luyện, không ngừng thanh trừ can nhiễu đến từ “nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý” của bản thân. Ngô Thừa Ân đã nói cho thế nhân bằng cách nào, chính là qua việc Tôn Ngộ Không đánh chết sáu tên cướp một cách cụ thể, đầy hình tượng. Đương nhiên, đả tọa, niệm kinh chỉ là một phần của tu luyện, người tu luyện còn phải trải qua các loại khảo nghiệm mới có thể chân chính đề cao tâm tính.

Đường Tăng thỉnh kinh kinh qua 9 lần 9 là 81 nạn. Về biểu hiện bề mặt đều vô cùng đặc sắc li kỳ đa dạng, thiên biến vạn hóa. Thực ra, mỗi nạn đều là một khảo nghiệm, mỗi nạn đều là nhằm vào nhân tâm của người tu luyện. Không qua Nữ Nhi Quốc, sao có thể trừ bỏ tâm sắc dục? Không có Lục Nhĩ Mỹ Hầu (Khỉ sáu tai), làm sao phân biệt được “chân ngã giả ngã” (cái tôi thật cái tôi giả). Tất cả những gì gặp phải trên đường thỉnh kinh, dù là con người, hay là yêu ma, cũng không có sự kiện nào ngẫu nhiên cả, đều là Phật Như Lai cố ý an bài khéo léo. Nói cách khác, chỉ cần người tu luyện tâm ý kiên định, sẽ không thể không qua được Hỏa Diệm Sơn, nhất định sẽ hướng tới viên mãn.

Bước vào cánh cửa tu luyện của Phật giáo, trước sau đều phải giữ vững giới luật. Sao lại phải giữ giới luật? Một mặt là làm theo giáo huấn của đức Phật Thích Ca “Dĩ giới vi Sư”(Lấy giới làm thầy). Quan trọng nhất là ước thúc hành vi của người tu luyện, khiến cho hành vi đó không tách rời con đường tu luyện, cũng là yêu cầu cơ bản với một người tu luyện. Mọi thứ trong xã hội người thường đều can nhiễu người tu luyện, tâm tham lam dục vọng, tâm lười biếng, tâm danh lợi, tâm tật đố, các loại nhân tâm chấp trước, đều đang níu chân người tu luyện. Có lúc rất tinh tấn, lúc lại ăn no ngủ kỹ, cầu thân an nhàn, tự tại là thỏa nguyện. Trư Bát Giới cũng chính là một hình tượng hóa đại biểu cho phương diện này của người tu luyện.

Là một người tu luyện, tinh tấn hay không, điều này thường có thể đo lường tâm tính một con người là cao hay thấp. Nhưng đồng thời, đối với những hành vi thường nhật của một con người, thái độ tu luyện lại rất được xem trọng, ăn – mặc – ở – đi lại đều phải gọn gàng sạch sẽ, giống một người tu luyện. Cho nên biểu hiện của Sa Ngộ Tĩnh tình nguyện gánh vác trọng trách, siêng năng chăm chỉ, không nề hà vất vả, không hờn không oán chính là thể hiện phương diện này của người tu luyện.

Biểu hiện của Đường Tăng xem ra là người không hề có bất kỳ năng lực gì, chỉ có một tấm lòng kiên định như bàn thạch, nhưng ý thức kiên định, thanh tỉnh, không bị ác quỷ can nhiễu mới là hạt nhân quan trọng nhất. Với ý niệm “Thà chết vì bước nửa bước sang phía Tây, còn hơn chịu lùi một bước sang phía Đông”, thành tựu của tu luyện đạt được viên mãn sẽ là tất yếu.

Đương nhiên, câu chuyện cũng đã thể hiện được hình tượng bốn người tu luyện với bốn cá tính nổi bật. Bốn thầy trò, gồm cả Bạch Long Mã cũng đều thành tựu được quả vị của mình.

Có một chỗ mà người đọc rất dễ bỏ qua. Đó chính là Đường Tăng chính là Kim Thiền Tử, đệ tử thứ hai của Như Lai chuyển thế, do khinh mạn Phật Pháp mà bị đày xuống Đông Thổ, phải trải qua tu luyện gian khổ, cuối cùng mới thành chính quả. Điều này nói rõ một vấn đề rất lớn, chính là nguồn gốc của con người không hề đơn giản, cho nên con người nên trân quý bản thân. Cũng nói lên một đạo lý, sở dĩ chuyển sinh thành người, có thể là vì phạm “Thiên Pháp”, cũng có thể là tới vì mang theo sứ mệnh đặc biệt. Đã tới nhân gian thì phải thông qua tu luyện mới trở về được. Nếu tu luyện tốt, còn có thể giống Kim Thiền Tử “Được phong quả vị lớn hơn”, trở thành “Chiên Đàn Công Đức Phật”. Đồng thời cũng cảnh báo những người không muốn tu luyện, nhất quyết không được có ý khinh nhờn hay tùy tiện vũ nhục Phật Pháp, đó chính là đại tội “phỉ báng Phật Pháp”.

(Còn nữa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/9/四大名著试解(三)-277729.html

Đăng ngày 23-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share