Tiếp theo Phần 1: https://vn.minghui.org/news/42430-thu-giai-tu-dai-danh-tac.html
[MINH HUỆ 08-08-2013] Nếu nói rằng “Tam Quốc Diễn Nghĩa” là một chữ “Nghĩa” xuyên suốt thiên cổ, dụng ý nhằm nói cho hậu thế biết nội hàm của “Nghĩa” là gì, đã thể hiện tầng sâu văn hóa, làm phong phú tư tưởng của con người, thì “Thủy Hử” lại khắc họa một cách sống động hình tượng một nhóm cường đạo, nói cho con người biết rằng “đạo diệc hữu đạo” (đạo tặc cũng có đạo).
Để có thể “lập bia lưu truyền” cho cường đạo, quả thực là một chuyện không hề dễ dàng. Điều tốt là với một nhóm cường đạo, nhân gian vẫn còn truyền tụng truyền kỳ về họ suốt mấy trăm năm và được lòng dân đón nhận. Tại sao lại phải “lập bia lưu truyền” cho cường đạo? Nguồn gốc lịch sử sâu xa trong đó là gì? Lẽ nào để hậu thế đi theo con đường của những kẻ cường đạo này? Chúng ta không thể giải đáp một cách chung chung như vậy được.
Giờ hãy đổi một góc nhìn khác. Trong mỗi người thiện-ác cùng tồn tại, đây là lý tương sinh-tương khắc phản ánh ở mỗi người với tư cách là một cá thể độc lập. Tương sinh-tương khắc ước chế tất cả, hơn nữa tất cả đều thể hiện lý tương sinh-tương khắc. Xét từ góc độ tu luyện, con người có cả Phật tính và ma tính, cũng đều là biểu hiện thiện-ác, tốt-xấu ở nhân gian mà thôi. Chỉ là đạo đức và luân lý xã hội yêu cầu mỗi người tự mình phải khắc chế cái ác, khuyến khích cái thiện, tất cả đều tốt. Ngược lại, sự bại hoại của nhân loại ắt sẽ mang tai họa tới cho mỗi cá nhân, tội ác của nhân loại sẽ khiến cho con người sớm tự đào thải mình. Trung Quốc cổ đại có vũ trụ quan “Thiên nhân hợp nhất” có nội hàm sâu sắc lại khá huyền diệu, kỳ thực cũng có quan hệ mật thiết không thể tách rời với nhân sinh quan.
Tuy nhiên, bản thân con người cũng còn có phần “ác”. Mọi thứ trong xã hội con người đều có liên hệ với thiện-ác. “Ước chế ác” là tất yếu, là yêu cầu từ tầng bề mặt của đạo đức. Chỉ nói riêng về “ác”, cũng có nội hàm lấy ác ước chế ác. Vậy thì, biểu hiện của “ác” sẽ trở thành tất yếu. Với những người có lý tính, khi biểu hiện “ác” cũng nên có trật tự. “Thánh, dũng, nghĩa, trí, nhân” cũng chính là “Đạo”, là con đường mà cường bạo thời chiến quốc đại biểu cho giới đạo tặc lưu lại cho đời sau. Rời xa “Đạo” của đạo tặc, con người phát xuất ra cái “ác”, không còn tuân theo “Đạo” nữa. Xét từ ý nghĩa này, câu chuyện về nhóm đạo tặc trong Thủy Hử truyện được lưu truyền, từ sâu trong nội tâm của nhân dân bách tính đã thừa nhận và tiếp nhận “đạo tặc”. Cho nên cường đạo trượng nghĩa đã tìm được không gian sinh tồn trong nơi sâu thẳm tâm hồn con người.
Con người là có lý tính, cũng rất phức tạp, đôi khi khác biệt trong tiếp nhận về tâm lý đối với các sự vật và hiện thực cuộc sống lại vô cùng lớn. Con người tiếp nhận sự ngây thơ, thẳng thắn và chí hiếu của Lý Quỳ, nhưng khi Lý Quỳ giết người, cướp bóc và ăn thịt người, đã không còn ai so đo rằng nhân tính của Lý Quỳ sao lại không được xã hội dung nạp. Nghĩa cử của Trương Thanh và Tôn Nhị Nương tại “dốc Thập Tự” cũng che lấp mất sự xấu xa độc ác về phương diện thể xác trong tâm lý mọi người. Nụy cước hổ Vương Anh háo sắc, sớm bước chân vào con đường trộm cướp, nhưng sự hiệp nghĩa can đảm của người này trong giới “hảo hán” lại trở thành một đề tài hay được nhắc đến. Từ một góc độ khác mà lý giải thì vô cùng dễ hiểu là sao lại “lập bia lưu truyền” cho những con người này? Bởi đây là điều cần thiết cho nhân loại sinh tồn, phát triển, cái ác của con người có thể hiện ra cũng phải xứng với một con người.
Trong một xã hội lớn, sẽ không có nhiều cường đạo như vậy. Câu “Quan ép dân phản” cũng rất hợp đạo lý. Con người phát triển chính là như thế, khi thăng khi trầm, lúc thịnh lúc suy. Những điều xấu mà cường đạo gây ra ắt sẽ loạn thế, triều cương hỗn loạn mới là cái ổ nuôi dưỡng trộm cắp. Sự căm ghét bọn tham quan vô lại đã phần nào phản ánh lòng dân đang sục sôi phản kháng, hơn nữa cách biểu đạt ý tứ này, cũng chính là hy vọng những “hảo hán” trong tâm trong mắt họ sẽ vì dân trừ kẻ cường bạo, cứu giúp dân lành.
Cách hành hiệp trượng nghĩa của giới “hảo hán” chỉ có thể là “lấy ác trừ ác”. Định nghĩa “cường đạo” trong lòng người cũng tự nhiên diễn dịch thành “hảo hán”. Dụng ý của Thi Nại Am khi khắc họa nhóm cường đạo này là dùng phương pháp miêu tả trực diện nhằm quy phạm “ác” trong lòng mọi người, đồng thời cũng là lời cảnh cáo với chính quyền đương thời, cũng khiến con người có một khái niệm hoàn chỉnh, đầy đủ mà rõ ràng về cường đạo.
(Còn nữa)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/8/四大名著试解(二)-277736.html
Đăng ngày 20-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.