Tiếp theo Phần 1, Phần 2,  Phần 3 

[MINH HUỆ 10-08-2013] Nếu nói “Tây Du Ký” đích xác là câu chuyện về người tu luyện và nguyên lý tu luyện, vậy thì đằng sau “Hồng Lâu Mộng” của Tứ đại danh tác này mang hàm nghĩa gì?

Thành công của “Hồng Lâu Mộng” không chỉ biểu hiện ở việc khắc họa hình tượng nhân vật, việc sắp xếp bố cục câu chuyện, và triển hiện chân thực toàn bộ diện mạo xã hội, mà thành công lớn nhất của “Hồng Lâu Mộng” chính ở cách biểu đạt ngụ ý một cách thâm sâu và bí ẩn.

Nội dung của “Hồng Lâu Mộng” phong phú và rộng lớn đến nỗi đã xuất hiện “Hồng học” (Hồng Lâu Mộng học). Hàm ý chính của “Hồng Lâu Mộng” xưa nay cũng khiến mọi người tranh luận không ngừng. Vì sao “Hồng Lâu Mộng” lại có ảnh hưởng sâu sắc và lâu bền như vậy? Nếu không nắm chắc hàm ý chính của tác phẩm thì cũng chỉ là dạo một vòng quanh “Hồng Lâu Mộng” mà thôi, chứ chưa nhắc tới việc thoát ra khỏi “Hồng Lâu” (Lầu đỏ) mà xem “mộng”. Đặc biệt là con người hiện đại thường hay dùng cái gọi là “tính giới hạn của lịch sử” mà đàm luận phê phán, thậm chí còn dùng lý luận đó chỉ đạo sáng tác “phần tiếp theo”, quả thực là phí công vô ích.

Tầm cao của ý tứ chủ đạo trong một tác phẩm văn học cùng với cảnh giới tư tưởng của tác giả là đồng nhất. Nếu không đạt đến được cảnh giới cao như vậy thì cũng không thể lĩnh ngộ được tư tưởng mà tác giả muốn biểu đạt trong tác phẩm. Chủ đề của “Hồng Lâu Mộng” trong hồi thứ nhất đã nói khá rõ ràng, tại hồi thứ năm lại được vạch rõ thêm một bước nữa. Những thấu ngộ nhân sinh của Tào Tuyết Cần có liên hệ chặt chẽ với Phật gia và Đạo gia, cũng chính là nói Tào Tuyết Cần đứng trên lập trường tu luyện mà nhìn xét con người. Đương nhiên trong tác phẩm của ông sẽ không thể rời xa điểm trọng yếu này, đây chính là cơ sở và tiền đề để nhận thức “Hồng Lâu Mộng”. Ngay tại hồi đầu tác giả đã nói rõ mục đích của mình mà viết rằng: “Trong hồi này tất cả đều dùng chữ ‘mộng’, chữ ‘huyễn’”, chính là nhắc nhở người đọc để mắt đến điều này, cũng chính là chủ đề và tôn chỉ của cuốn sách này. “Hảo liễu ca” của Mang Mang đạo sĩ và lý giải kỳ diệu của Chân Sĩ Ẩn, đã nêu lên chính xác cách nhìn xét nhân sinh của người tu luyện. Người ngoài sao có thể hiểu được cuộc đối thoại có vẻ như khùng khùng điên điên này. Chỉ vài câu nói của vị đạo sĩ đã cứu độ được Chân Sĩ Ẩn, nhưng còn biết bao nhiêu người đang bò lết giành giật, si mê bất tỉnh tại chốn danh lợi?

Nói tới “Hồng Lâu Mộng”, trong hồi thứ năm, Tào Tuyết Cần đã khái quát và sắp xếp toàn bộ nhân vật và bố cục trong câu chuyện, có thể thấy rằng tác giả đã nằm lòng cuốn sách, nên việc hoàn thành cuốn sách này căn bản không thành vấn đề. Kỳ thực, ông đã hoàn thành tác phẩm này. Bản thân ông cũng từng nói rõ: “Lật xem mười năm, thêm bớt năm lần”. Nếu chưa hoàn thành tác phẩm mà đã có thể “thêm bớt” hiển nhiên là điều không thể. Phải chăng do thất lạc? Cũng chỉ là câu chuyện đùa. Nếu hoàn toàn đứng trên cảnh giới của tác giả mà xem xét dụng ý của ông chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt được ý nghĩa đó.

Phật gia coi thế giới vật chất này là không chân thực nhất, tất cả đều coi là huyễn tượng, là mộng ảo. Nhân sinh là vô thường nhất. Con người không ai là không truy cầu hạnh phúc, nhưng theo Phật gia, phúc trong đời người không thể coi là phúc. Con người vốn dĩ đã là khổ, mà mục đích của tu luyện chính là giải thoát bản thân, thăng hoa tới thiên quốc. Thử hỏi trong đời người có chuyện viên mãn này hay không? Nhân sinh vốn dĩ là tàn khuyết, dù có được mọi thứ trên thế gian, cũng vẫn là tàn khuyết, bởi vì những truy cầu nhân tâm là vô giới hạn, nhưng nhiều nhất cũng chỉ có thể dừng lại ở một trạng thái nào đó, “hoàn chỉnh” chỉ là tạm thời, “tàn khuyết” mới là vĩnh hằng. Con người vẫn chỉ là con người, luôn luôn truy cầu sự “hoàn chỉnh” trong “tàn khuyết”. Cho nên việc gì cũng kể về một kết cục viên mãn, kỳ thực đều là tình cảm bản thân đang khởi tác dụng. “Người có tình cuối cùng đều thành thân gia quyến thuộc”, thực ra cũng chỉ là điều con người mong muốn mà thôi. Cho dù có thực sự giống như ý nguyện của con người, tác thành những nhân duyên mỹ mãn, đó cũng không phải là “mỹ mãn” trong mắt một người tu luyện.

Có ai là không muốn “Hồng Lâu Mộng” hoàn chỉnh? Sao lại viết 80 hồi rồi đột nhiên không còn nữa? Cho nên có người hay chuyện liền nghiền ngẫm tính cách nhân vật trong chuyện, thuận theo sự phát triển tình tiết toàn câu chuyện mà diễn giải thêm những phần “tiếp theo” khác nhau. Đứng ở góc độ của Tào Tuyết Cần, mọi sắp đặt trong câu chuyện đều triển hiện ra phù hợp với từng nhân vật, ông đương nhiên có thể làm được điều này, ông cũng đã hoàn tất toàn bộ cuốn sách. Vì sao ông lại giải quyết như vậy? Không phải là ông cố ý rời xa lẽ thường, cố tình làm chuyện kinh thiên động địa. Không thể có chuyện đó, cảnh giới tư tưởng của ông vượt xa so với một người thường. Dụng ý khi ông làm như vậy, chính là ông đã nhìn thấu mọi chuyện thế gian, thậm chí là những điều sâu xa hơn ông đều tỏ tường nên mới xử lý như vậy. Muốn thấy “toàn” (vẹn toàn) chính là nhân tâm, nếu viết ra cái kết viên mãn rồi thì sẽ đảo ngược lại, những gì biểu đạt sau này sẽ không còn giống như nội dung chủ yếu nhất nữa, điều đó bằng với tẩy sạch không còn nữa. Giống như nhân loại khi kiếp nạn đến cũng là như vậy, trong chớp mắt là dừng lại hết. Điều này càng có ích hơn cho việc biểu đạt ý tứ chính của tác phẩm.

Sự huyền bí thâm sâu của “Hồng Lâu Mộng” kể từ khi Tào Tuyết Cần lặng lẽ gạch đi phần cuối của cuốn sách, có thể thấy được phần nào. Việc sáng tác thêm phần sau, quả thực là trước sau không tương ứng, cho nên cần bỏ đi toàn bộ những sáng tác thêm đó.

Kỳ thực, cách sắp xếp của Tào Tuyết Cần còn có chỗ độc đáo của ông. Hãy để chúng ta dần dần làm rõ điều này.

(Còn nữa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/10/四大名著试解(四)-277730.html

Đăng ngày 24-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share