[MINH HUỆ 14-08-2013] Tiếp theo Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6

Ban đầu “Hồng Lâu Mộng” lấy tên là “Thạch Đầu Ký” (Ghi chép về tảng đá). Dưới bút pháp vừa thực vừa hư của tác giả có lẽ độc giả không để ý rằng câu chuyện nhằm nói đến đến tảng đá dưới chân ngọn Thanh Ngạnh, vách Vô Kê trên núi Đại Hoang, đa phần đều cho rằng kể về Vô Kê.

Tại thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, tỉnh Quý Châu có một tảng đá cho tới năm 2002 mới được phát hiện, trên đó viết sáu chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”, được tạo thành một cách tự nhiên, có khảo sát thực địa của chuyên gia Viện Khoa học Trung Quốc làm bằng chứng. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng từng đưa tin về tảng đá kỳ lạ này, chỉ là cố ý bỏ sót chữ “vong” cuối cùng. Hòn đá “Thông Linh Bảo Ngọc” đó trong Hồng Lâu Mộng không ai cho rằng đó là sự thực, nhưng có “giả” (cũng là họ Giả) không, hòn đá dưới núi Thanh Ngạnh cũng là “Vô Kê” có thể kiểm chứng. Hơn nữa tảng đá này ngày nay lại hoàn toàn có thật.

Đây phải chăng là sự trùng hợp? Sự cảnh báo đến từ Trời xanh! Nhất thiết không được xem như không có chuyện gì.

Xét trên góc độ tu luyện, có thể nói chúng có mối liên hệ nội tại rất mật thiết, quyết không phải là cố ý thêm vào. Là Tào Tuyết Cần đã nhìn thấu thiên cơ, mượn “Bảo Ngọc” để “thông linh” (báo điều linh nghiệm). Chúng ta thiết nghĩ, nếu Tào Tuyết Cần không mượn tảng đá này để diễn giải các tình tiết, ông cũng vẫn có thể hoàn tất cuốn sách này. Tảng đá này trong cuốn sách chỉ đóng vai trò phụ trợ, không có nó, dường như chủ đề cần biểu đạt không ảnh hưởng gì. Điều quan trọng hơn là, với chiếc đồng hồ “đá”, không chỉ phản ánh sự khác biệt về nhận thức của tác giả so với người thường về vạn vật trên thế gian, mà còn có dụng ý nói đến sự xuất hiện của “Tàng tự thạch” kinh động thế gian ngày nay, đồng thời biểu đạt sự tinh thông mọi chuyện trên thế gian, và dùng thủ pháp nghệ thuật uyển chuyển thức tỉnh thế nhân thời “mạt pháp”. Nội dung ghi trên “Tàng tự thạch” là sáu chữ lớn “Trung Quốc Cộng sản Đảng vong”.

Tào Tuyết Cần là nhà văn, là cây văn đại thụ, viết về một hòn đá ông cũng có thể viết xuyên suốt quá khứ và tương lai. Từ khi Nữ Oa vá trời, tức là khởi nguyên của con người, viết đến “Tàng tự thạch” ngày nay, tức là đại kiếp nạn nhân loại phải đối mặt. Bút pháp hư hư thực thực: chuyện Nữ Oa vá trời còn thừa lại một tảng đá có văn tự ghi chép, là thực; tảng đá đó hôm nay sừng sững xuất hiện trong sách không thể cho là giả. Chỉ có những cây bút lớn có khả năng cô đọng, hàm súc cao độ chân dung hiện thực của cả một quá trình lịch sử vào một tác phẩm mới có được kiệt tác này, có thể nói không quá là một chữ “tận đắc phong lưu”. Sứ mệnh lịch sử mà “Hồng Lâu Mộng” truyền tải chỉ có sự tàn khuyết như vậy mới là hoàn chỉnh.

Loại sách mà Trung Cộng sợ nhất là các cuốn kinh sách của Pháp Luân Đại Pháp. Ngoài ra, “Cửu bình cộng sản đảng” là điều mà Trung Cộng không dám nhắc tới. Do đó, bùng phát cao trào “tam thoái”, quả thực có thể nói là gió mây cuồn cuộn, sóng lớn ngút ngàn, cuốn hút toàn cầu.

Điều đáng nhắc đến là, bốn tác gia của bốn tác phẩm lớn đều là những học sỹ học rộng, thông thiên văn, tường địa lý, nắm vững âm dương. Ngô Thừa Ân tham gia vào chuyện thiên hạ kim cổ, chỉ để lại một lời trong sách. Tào Tuyết Cần lại càng nhìn thấu hiện trạng “mạt pháp”, và dùng một cuốn sách “tàn cục” (kết thúc không có hậu) để thức tỉnh thế nhân, ông cố ý nhắm thẳng vào Trung Quốc ngày nay. “Hồng Lâu”, ám chỉ thế lực cộng sản tà ác ngày nay, “Mộng” – tất cả đều là hư vô. Hãy xem xem lịch sử và hiện trạng của Trung Cộng, sự trùng hợp kỳ lạ biết bao, đã nói lên thiên cơ trong sách. Những người mê trong “Hồng Lâu” (Lầu đỏ) không muốn “tỉnh” cũng chỉ có thể mất mạng theo căn lầu bị đổ sụp, “mê mờ, mất oan sinh mệnh”. Những người hiểu rõ chân tướng lầu đỏ, tự nhiên có thể rời xa lầu đỏ mà bảo toàn tính mệnh. Còn những người mang sứ mệnh có khả năng thức tỉnh những người trong mộng chỉ có thể là những người tu luyện. Xuyên suốt cuốn sách là tăng là đạo, không chỉ là yêu cầu về kết cấu, giúp tác giả tiện biểu đạt chủ đề, ông còn chỉ rõ phương thức cứu độ chúng sinh, chính là khiến con người vứt bỏ si mê vào lầu đỏ, trở lại với bản tính tự nhiên. Điều này, chỉ có những người tu luyện ngày nay, cũng chính là đệ tử Đại Pháp mới có thể đảm đương được trách nhiệm này.

Tỉnh mộng còn phân biệt là khi nào hay sao? “Hồng Lâu Mộng” kết thúc giữa chừng, ngụ ý chính là tại đây!

Từ ý nghĩa này, “Hồng Lâu Mộng” chính là cuốn sách tiên tri. Chỉ là chưa đến lúc đặc biệt nên không hiển lộ diện mục chân thực mà thôi. Điều mà “Hồng Lâu Mộng” thức tỉnh chính là những người đang si mê tại “Hồng Lâu”. Chỉ có thuận theo biến hóa của thiên tượng, thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng, mới có thể bước khỏi đất chết.

Thiên cơ mà Tứ đại danh tác chứa đựng quả thực cũng đến lúc cần “tiết lộ”. Chỉ xét về tình hình hiện nay của Trung Cộng và nguy cơ sinh tồn của nhân dân, thì tòa nhà Trung Cộng đã nghiêng ngả rồi. Hơn nữa, những đòn “Trời phạt” cũng theo đó mà tới, với những người đang mê muội trong đó quả thực là đáng sợ.

Chúng ta xét trên toàn bộ tiến trình phát triển của văn minh nhân loại, thì sự ra đời của Tứ đại danh tác mang tính tất yếu. Nó không chỉ là phản ánh nghệ thuật lên cuộc sống xã hội, càng không phải là món ăn tinh thần có cũng được mà không có cũng được. Nó là bộ phận cấu thành độc đáo của văn hóa Trung Hoa, có tác dụng góp phần hình thành và làm phong phú thêm tính dân tộc của toàn dân tộc Trung Hoa; đối với quan niệm đạo đức, khuynh hướng giá trị, phẩm cách chí hướng và nhiều phương diện cuộc sống sinh hoạt cũng khởi tác dụng dẫn dắt và giáo hóa tích cực. Tóm lại, Tứ đại danh tác có những công dụng như vậy. Phân tích sâu thêm chút nữa, nó biểu hiện tại hai phương diện lớn, chính là “Nghĩa” và “tu luyện”. Về phương diện biểu đạt “Nghĩa”, “Tam Quốc” và “Thủy Hử” mỗi tác phẩm có điểm nhấn khác nhau, có những chỗ thú vị tương ứng. Biểu đạt về phương diện “tu luyện”, trên bề mặt lại càng cách xa nhau nghìn dặm, thực chất lại kỳ diệu ở chỗ biểu đạt khác nhau nhưng lại cùng có công dụng như nhau. “Tây Du Ký” dùng câu chuyện thần thoại để viết về “tu luyện”, tạo cảm giác giàu hình tượng, sinh động, cụ thể. “Hồng Lâu Mộng” cũng viết về “tu luyện”, nhưng lại cần con người phải có “ngộ” tính rất cao. Thứ mà người tu luyện khó tu bỏ đi nhất là “tình”: tình thân, tình yêu nam nữ, tình bạn, tình phụ mẫu, yêu và ghét, thích và vui, v.v. “Hồng Lâu Mộng” còn có tên gọi là “Tình Tăng Lục”, kể về vị đạo nhân Không Không ghi chép câu chuyện “Thạch Đầu Ký”. Nhờ ghi chép lại “Thạch Đầu Ký” mà “Nhân không kiến sắc, do sắc sinh tình, chuyển tình nhập sắc, tự sắc ngộ không” (Vì không mà thấy sắc, do sắc mà sinh tình, chuyển tình nhập vào sắc, từ sắc ngộ ra không). Xét từ góc độ này, chủ đề của “Hồng Lâu Mộng” còn có thể tổng kết ra như sau: đó chính là: Nhìn thấu “xuân” tình của nhân gian, tự nhiên nhập vào không môn.

Tứ đại danh tác chấn động cổ kim, trong quá trình nhân loại đi từ thịnh đến suy, tại quy phạm ở một mức độ nào đó, đã dẫn dắt chiều hướng của văn minh nhân loại, cống hiến cho Đại Pháp hồng truyền. “Nghĩa” trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đã thành tính độc đáo nội tại riêng có của con người, “hảo hán” trong “Thủy Hử Truyện” biểu đạt nội tâm và tình tiết theo mặt “phụ” diện, và cũng là đưa ra lời cảnh báo cần thiết cho con người, cách truyền đạt về tu luyện và “Chính Pháp” trong “Tây Du Ký” cũng có vai trò chỉ dẫn nhất định, “Hồng Lâu Mộng” lại dùng nghệ thuật tái hiện hiện thực xã hội nhân loại và xu hướng tất yếu của nó.

Tứ đại danh tác bước ra từ nơi sâu thẳm trong lịch sử, cũng giống như bốn tinh cầu chói lọi giao nhau phát sáng ánh hào quang trên bầu trời lịch sử, gợi mở một cách hình tượng về ngày mai huy hoàng mà con người thế gian đang bước tới.

 (Hết)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/14/四大名著试解(七)-277733.html

Đăng ngày 02-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share