[MINH HUỆ 09-10-2013] Trong khi qua cửa hải quan tại Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh vào ngày 21 tháng 05 năm 2013, Lý Nguyệt, một sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ cùng với chồng sắp cưới của cô, đã bị Phòng An ninh Nội địa Bắc Kinh bắt giữ.

Cặp đôi này đã lên kế hoạch trở về nhà để kết hôn, nhưng thay vào đó, suốt một vài tuần đầu tiên của kỳ nghỉ, họ đã bị cảnh sát tra tấn tại những nơi riêng biệt. Do bị áp lực và đe dọa, Lý Nguyệt đã đồng ý làm đặc vụ theo dõi các đồng tu của mình và cung cấp thông tin tình báo về các hoạt động Pháp Luân Công sau khi trở về Mỹ.

Giờ đây khi mà Lý Nguyệt trở lại ở Mỹ, cô đã quyết định nói với cả thế giới những gì đã xảy ra trong và sau khi cô về Trung Quốc hồi tháng 05. Dưới đây là những gì mà Lý Nguyệt kể lại.

Chúng tôi đã bị bắt ngay tại Sân bay Quốc tế Bắc Kinh

Sau khi quét hộ chiếu của chúng tôi, nhân viên hải quan nói với tôi và người chồng hiện nay của tôi  rằng có một vài trục trặc với hành lý của chúng tôi và chúng tôi đã bị đưa đến hai phòng riêng biệt.

Trong phòng của tôi, tôi thấy 7 đến 8 nam nhân viên cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa Bắc Kinh, những người này xuất hiện hẳn là vì tôi. Một trong số họ đã tiến hành quay video tất cả những gì đang diễn ra.

Một nhân viên cảnh sát mặc một chiếc áo sơ mi ca rô phe phẩy một lệnh bắt giữ trước mặt tôi và cảnh cáo tôi phải hợp tác với họ. Ông này (cảnh sát “A”) cũng hỏi số hiệu hành lý của tôi.

Vào tối khuya đêm hôm đó, họ nhận lệnh từ ai đó ở cấp cao hơn và bắt tay hành động. Họ bịt mắt tôi và nhét một mặt nạ phẫu thuật vào miệng tôi. Tôi biết chồng tôi cũng đã bị đưa đi cùng một lúc, nhưng bị đưa đến nơi khác.

Tôi không thể nhìn thấy hoặc hỏi bất cứ điều gì bởi mắt và miệng của tôi đã bị che và bịt lại, nhưng quãng đường đi mất chừng khoảng 20-30 phút. Khi chúng tôi đến nơi, đã là nửa đêm. Sau đó, tôi phát hiện ra đó là một căn hộ trong một khu dân cư gần sân bay, bởi vì tôi thường xuyên nghe thấy tiếng máy bay bay qua.

Căn hộ nơi họ giam giữ tôi trong có một phòng khách, hai phòng ngủ và một phòng khác được sử dụng để thẩm vấn. Ngay khi chúng tôi đến đó, họ dẫn tôi đến phòng thẩm vấn và bảo tôi ngồi xuống một cái ghế sắt. Ghế ngồi không phẳng, mà được phủ bởi những thanh mỏng. Phần thân dưới của tôi vô cùng đau đớn sau một thời gian dài ngồi trên ghế sắt. Ghế này còn có một bảng khóa có thể lật qua lại. Nhân viên cảnh sát “B” muốn khóa bảng nhưng đã đổi ý sau khi tôi phản đối, nói rằng tôi không làm gì sai.

Thông thường họ ngược đãi nam giới khắc nghiệt hơn nhiều. Chồng tôi sau đó nói với tôi rằng cảnh sát “C” đã tát 10 cái vào mặt anh ấy khi được đưa tới nơi giam giữ riêng. Cảnh sát “A” thừa nhận ông chuyên môn thẩm vấn phạm nhân. Tôi cũng đọc rất nhiều báo cáo chi tiết về sự tra tấn các học viên nam hoặc nhà hoạt động dân chủ dưới tay công an Trung Quốc hay các lính canh.

Trong vài ngày đầu tiên, lúc nào họ cũng đóng toàn bộ rèm cửa, do đó tôi chỉ có thể phân biệt ngày và đêm bằng cách xem đồng hồ treo tường. Tất cả các cửa sổ đều có kính mờ để mọi người không thể nhìn thấy bên trong một cách rõ ràng.

Ghế sắt: Một dụng cụ dùng để tra tấn các học viên

Không lâu sau khi tôi bị đưa đến căn hộ đó, họ mang hành lý của tôi vào trong. Khi tôi từ chối cung cấp cho các cảnh sát “A” và “B” mật khẩu mở hành lý, họ đã chọc cho nó mở ra.

Tôi có bốn quyển sách Chuyển Pháp Luân, một số thẻ kẹp sách và bùa hộ mệnh, máy đọc sách điện tử, máy tính xách tay, điện thoại di động, iPod  iPad, một số ổ đĩa flash, và một ổ cứng di động, tất cả đều bị tịch thu. Thật không may là các thiết bị điện tử của tôi có tất cả các loại thông tin về các hoạt động Đại Pháp mà tôi tham gia. Tôi thậm chí còn có vé mời tham dự Pháp hội gần đây nhất (Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của các học viên) và cảnh sát cũng lấy nó.

Ban ngày họ bắt tôi ngồi trên ghế sắt và chỉ cho tôi ngủ một vài tiếng vào ban đêm. Họ không cho phép tôi đóng cửa để ngủ và thường đánh thức tôi vào nửa đêm để tiếp tục thẩm vấn.

Họ muốn biết mọi thông tin chi tiết về các hoạt động Đại Pháp mà tôi từng tham dự ở Mỹ. Tôi cố gắng giữ im lặng trong ba ngày đầu tiên bị giam giữ, nhưng quyết tâm của tôi dần dần bị dao động, và tôi chỉ mong sao thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt.

Sang đến ngày thứ tư, tôi bắt đầu nói với họ tất cả những gì họ muốn biết.

Những gì tôi đã nói với họ khi phải chịu áp lực

Khi nhìn thấy vé mời tham dự Pháp hội của tôi, họ trở nên vô cùng quan tâm và hỏi tôi những câu hỏi sau: Tôi tham dự Pháp hội gần đây nhất ở đâu và khi nào; tôi đi dự Pháp hội với ai; tôi đứng ở vị trí nào trong lễ diễu hành Pháp Luân Đại Pháp; tôi đặt vé máy bay và khách sạn như thế nào; chuyến đi của tôi hết tổng cộng bao nhiêu tiền; tôi có nhận được tiền của ai cho chuyến đi không; và Sư phụ đã nói gì tại Pháp hội?

Tôi trả lời tất cả các câu hỏi họ muốn, trừ câu cuối cùng. Tôi nói họ hãy vào Minh Huệ Net để tìm xem Sư phụ của chúng tôi đã giảng gì tại Pháp hội bởi vì tôi không thể nhớ rõ được hết.

Họ muốn biết các thông tin chi tiết về các nhóm học Pháp địa phương của tôi ở Lawrence và Kansas. Tôi đã nói với họ thời gian và địa điểm mà chúng tôi thường tổ chức các nhóm học Pháp của mình và những ai thường đến tham gia. Tôi cũng tiết lộ các hình thức hoạt động Đại Pháp mà chúng tôi đã tham gia.

Khi họ lục túi đồ trang điểm của tôi, họ tìm thấy một mảnh giấy mà trên đó tôi ghi lại mật khẩu. Các học viên ở địa phương của chúng tôi có một trang web nội bộ và đó là mật khẩu quản lý. May mắn là mật khẩu tôi ghi ra đó là mật khẩu cũ, và tôi nói với họ rằng nó không còn giá trị nữa.

Tôi trả lời “không” khi họ hỏi tôi có bao giờ tham dự các cuộc họp với chỉ với 10 người tham dự hay chưa. Tôi cũng đáp lại tương tự khi họ hỏi tôi đã từng đến Chùa Long Tuyền hay chưa.

Trong vài ngày tiếp theo, họ sao chép tất cả các số điện thoại được lưu trữ trong điện thoại di động của tôi và bắt tôi xác minh xem số nào là của các học viên.

Tôi cũng cung cấp cho họ mật khẩu của tôi cho các chương trình: Skype, QQ, tài khoản email và Renren Net (một mạng xã hội của Trung Quốc). Họ ghi lại tất cả danh sách liên lạc tôi có và một lần nữa hỏi tôi những ai là học viên. Một vấn đề đáng quan ngại là, tôi giữ liên lạc với các học viên cả trong và ngoài Trung Quốc và đến giờ thì các đặc vụ đã biết thông tin liên lạc của họ.

Họ cũng kiểm tra kỹ lưỡng các thiết bị điện tử khác của tôi, đặc biệt là ổ đĩa flash và ổ cứng di động, các công cụ mà tôi lưu trữ tất cả các thông tin liên quan đến Đại Pháp.

Họ phát hiện ra rằng chồng tôi và tôi đã dịch bài cho các trang web của báo Đại Kỷ Nguyên Thụy Điển và Phần Lan. Chúng tôi đã tham gia vào các hạng mục trong mùa hè năm 2012 thông qua một số học viên mới ở Trung Quốc. Những học viên này sau đó đã rời hạng mục sau khi Minh Huệ xuất bản bài “Ban biên tập: Đệ tử hải ngoại không nên can nhiễu đến đệ tử ở Trung Quốc Đại Lục”. Đầu năm nay, tôi biết có hai trong số các học viên này bị bắt giữ, và một trong số hộ đã bị tịch thu máy tính xách tay.

Lúc đó, mặc dù [hạng mục này] thất bại ở Trung Quốc, chồng tôi và tôi, cũng như một vài đồng tu ở Thụy Điển và điều phối viên của hạng mục, vẫn làm việc với nhau thông qua Skype.

Do tôi lưu trữ tất cả trên ổ cứng của mình, các đặc vụ đã biết được những ai vẫn tiếp tục tham gia hạng mục, những bút danh nào họ sử dụng, những ai làm việc với nhau theo cặp dịch – biên tập, và những nguồn cung cấp các mục tin tức của chúng tôi.

Tôi có thông tin vô cùng chi tiết về hạng mục phát sóng điện thoại lưu trong ổ cứng của tôi, và họ đã viết tất cả mọi thứ ra. Họ biết chúng tôi đã có nhiều platform khác nhau cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như platform quay số bằng tay, platform RTC, và platform giải cứu khẩn cấp. Họ đã thấy rằng các học viên sử dụng Skype để nhận phần việc phân công, thực hiện cuộc gọi điện thoại, cung cấp thông tin phản hồi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Họ cũng ghi chú các tài khoản Skype của một số các điều phối viên và những ai có trên “danh sách liên lạc” của tôi.

Khi nhìn thấy hình ảnh tôi đi quảng bá Thần Vận, họ hỏi các học viên ở Kansas quảng bá cho chương trình như thế nào. Ai là người tổ chức? Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp có tham gia hay không? Tôi nói với họ, chúng tôi chỉ làm phần việc phân phối các tờ rơi quảng cáo cho Thần Vận và họ không hài lòng. Tôi trả lời rằng có thể còn có nhiều hình thức quảng bá khác mà tôi không biết.

Họ băn khoăn tự hỏi chúng tôi sẽ thuê nhà hát nào cho biểu diễn Thần Vận năm nay và khách sạn nào các diễn viên sẽ ở lại. Họ cũng hỏi xem tôi đã làm gì trong ngày diễn ra chương trình nếu như có nhiều người đến xem biểu diễn.

Sau khi đào xới ra được hình ảnh của tôi chụp tại Pháp hội NewYork và Pháp Hội Washington DC năm 2012, họ yêu cầu tôi nhận diện những người có mặt trong bức ảnh với tôi.

Trong mười ngày đầu tiên tôi bị giam giữ, họ dần dần khai thác toàn bộ những mảng thông tin mà tôi biết. Sau khi chắc chắn là tôi đã nói với họ tất cả mọi thứ, họ bắt đầu ép buộc tôi xem DVD phỉ báng Đại Pháp.

Sau đó, họ đã bắt tôi viết một bản tóm tắt tán dương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cũng buộc tôi phải viết báo cáo tố cáo Đại Pháp và đảm bảo sẽ phối hợp với họ. Tôi đã làm tất cả điều này trái với ý muốn của mình.

Cuối cùng họ thả tôi ra vào ngày 07 tháng 06. Một lần nữa, họ bịt mắt tôi trước khi đưa tôi về nhà vào lúc nửa đêm để tránh cho không ai có thể nhìn thấy họ.

Những gì họ yêu cầu trước khi thả tôi

Họ trả lại cho tôi những đồ đạc đã bị tịch thu của mình (ngoại trừ các sách Đại Pháp). Họ hứa sẽ cho phép tôi trở lại cho Mỹ để tiếp tục việc học tập của mình, nhưng yêu cầu tôi phải làm đặc vụ cho họ.

Họ bảo tôi làm tất cả các hoạt động liên quan đến Đại Pháp như bình thường và tiếp tục tham gia nhóm học Pháp, dịch bài cho Đại Kỷ Nguyên, tham dự Pháp hội, và tham gia hạng mục phát sóng điện thoại.

Tuy nhiên, họ yêu cầu tôi báo cáo với họ một cách thường xuyên. Để tạo điều kiện cho việc liên lạc giữa tôi và họ, họ thiết lập cho tôi một tài khoản email “126” (“126” là một nhà cung cấp thư điện tử tại Trung Quốc) và đưa cho tôi một chiếc điện thoại di động mới để sử dụng.

Họ bảo tôi giữ nguyên mật khẩu hiện tại của tôi trên Skype, QQ, Renren Net, và tài khoản email để họ có thể đăng nhập thường xuyên khi cần thiết nhằm kiểm tra thông tin các đồng tu của tôi. Tôi phải thông báo với họ nếu tôi muốn thay đổi bất kỳ mật khẩu nào.

Họ cũng dạy tôi cách để trả lời các bạn đồng tu của tôi khi trở về Mỹ. Vụ bắt cóc của tôi đã được báo cáo trên trang web Minh Huệ, vì vậy cảnh sát lo lắng các bạn đồng tu có thể nghi ngờ những việc tôi đã làm trong khi bị giam giữ.

Họ hướng dẫn tôi không để cho bất cứ ai (kể cả chồng hay cha mẹ của tôi) biết về công việc đặc vụ tôi làm cho họ. Họ đe dọa sẽ sa thải cha mẹ tôi khỏi công việc họ đang làm nếu tôi tiết lộ cho họ những gì đã xảy ra với tôi.

Ban đầu họ đã từng nghĩ sẽ cho phép cho tôi liên lạc với các học viên ở Trung Quốc mà tôi biết, nhưng sau đó ý tưởng này đã bị dập tắt không rõ nguyên do.

Mặc dù họ đã thả cho tôi về nhà, họ không bao giờ nơi lỏng quản lý tôi. Nhân viên “A” và các nữ cảnh sát tôi nhìn thấy trong căn hộ đã đến nói chuyện với tôi mỗi thứ Hai hàng tuần trong một khách sạn gần nhà tôi. Họ đã làm điều này trong khoảng 5 đến 6 tuần, mỗi lần trong một khách sạn khác nhau. Ngay trước khi tôi trở về Mỹ, họ yêu cầu được gặp tôi hai ngày liên tiếp. Về cơ bản, họ muốn biết những gì tôi đã làm trong tuần trước đó và liệu tôi có liên lạc với chồng tôi hay không.

Nói về chồng tôi, anh ấy bị giam giữ ở Bắc Kinh trong ba ngày trước khi được đưa về nhà ở Lang Phường, tỉnh Hà Bắc. Anh bị giam giữ tại Trung tâm giam giữ Lang Phường trong một tuần và sau đó bị đưa đến một trung tâm tẩy não.

Những nhiệm vụ họ giao cho tôi sau khi trở về Mỹ

Sau khi tôi trở lại Mỹ, nhân viên “A” và các nữ cảnh sát liên lạc với tôi trên Skype và đã giao cho tôi bảy nhiệm vụ:

  • Thứ nhất, nói cho họ biết địa chỉ nhà của điều phối viên Đại Pháp địa phương của chúng tôi.
  • Thứ hai, cố gắng thu thập thông tin về hạng mục liên quan đến điện thoại tại địa phương của chúng tôi (chúng tôi sử dụng một chương trình cụ thể để thực hiện hạng mục và chỉ có một số học viên nhất định được sự cho phép của các điều phối viên mới có quyền truy cập vào phần mềm; tôi đã nói với các nhân viên đó là tôi không có quyền truy cập.)
  • Thứ ba, xác minh thông tin của một học viên bên ngoài của Trung Quốc, người đã hoạt động tích cực trên mạng xã hội Renren Net.
  • Thứ tư, liên hệ với một học viên công tác tại Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) và hỏi xem liệu tôi có thể thực tập ở đó không. Các nhân viên này muốn tìm hiểu mọi thứ về NTDTV. Nhân viên “A” thừa nhận ưu tiên hàng đầu của họ là “bẻ khóa” NTDTV.
  • Thứ năm, đến nhóm học Pháp địa phương của chúng tôi và báo cáo với họ những gì đã xảy ra ở đó.
  • Thứ sáu, tham dự bất cứ Pháp hội nào tổ chức và cung cấp cho họ những gì tôi quan sát được ở đó.
  • Cuối cùng, cung cấp cho họ địa chỉ nhà mới của tôi và số điện thoại di động mới của tôi.

Họ cũng đã làm gì đó với máy tính xách tay của tôi trong khi tôi ở Bắc Kinh. Máy tính của tôi vốn có một lớp bảo vệ màn hình, và tôi nhận thấy nó đã được gỡ bỏ và gắn lại. Tôi gần như chắc chắn rằng họ đã cài đặt một số phần mềm gián điệp trên máy tính của mình. Trên thực tế, tôi không nghi ngờ gì về việc họ đã làm điều tương tự trên tất cả các thiết bị điện tử của tôi. Tôi cũng biết rằng, điện thoại của tôi, của bố mẹ tôi, của bố mẹ chồng tôi và của chồng tôi đều bị nghe trộm. Tôi cũng không ngạc nhiên nếu họ kiểm tra và giám sát tất cả những ai mà tôi biết.

Cảnh báo các học viên bên ngoài Trung Quốc

Tôi muốn nhắc nhở học viên bên ngoài Trung Quốc phải chú ý đến an toàn. Đừng nghĩ rằng bạn đang hoàn toàn an toàn bởi vì bạn không ở Trung Quốc Đại lục. Nhiều đặc vụ giả danh sinh viên hoặc những nhà kinh doanh và trà trộn vào các học viên. Họ đến tham gia các hoạt động Đại Pháp giống hệt như bạn. Một số người trong số họ thậm chí lẻn vào nhà học viên và đánh cắp các thông tin Đại Pháp quan trọng.

Do vậy đừng liều lĩnh quay trở lại Trung Quốc. Đừng nghĩ rằng sẽ không có vấn đề gì bởi bạn không gặp phiền toái gì trong lần cuối cùng về Trung Quốc Đại lục. Một khi họ nghĩ rằng đã đến thời điểm chín muồi, họ sẽ bắt bạn trong lần tiếp theo trở lại Trung Quốc. Ông Trần Dụng Lâm, vốn đã từng là nhà ngoại giao Trung Quốc tại Úc, có lần nói rằng chỉ riêng ở Úc đã có tới vài nghìn đặc vụ và tôi chắc chắn ở khu vực Bắc Mỹ còn có nhiều hơn. Nhiều hiệp hội sinh viên Trung Quốc trong các trường đại học nổi tiếng của Mỹ nhận được tài trợ của Đại sứ quán Trung Quốc.

Cảnh báo các học viên tại Trung Quốc Đại lục

Tôi cũng muốn cảnh báo các học viên tại Trung Quốc, đặc biệt là giới trẻ, không nên tiết lộ những thông tin cá nhân thật của các bạn trên mạng xã hội Renren Net. Đừng bao giờ đăng hình ảnh cá nhân của bạn, địa chỉ trường học, địa chỉ nhà riêng, hoặc thông tin về quê quán lên mạng Renren Net.

Họ đã thu thập được khá nhiều thông tin về những học viên hoạt động trên mạng Renren Net. Vì vậy, tôi tha thiết khuyên các bạn tránh tiết lộ danh tính thực sự của bất kỳ ai trên Renren Net. Trong lúc tôi đang bị giam giữ tại Bắc Kinh, họ hỏi làm thế nào để tìm xem ai là học viên trong số danh sách “bạn bè” của tôi. Tôi nói với họ rằng, chỉ cần tìm kiếm các tin nhắn được đăng lên, tôi có thể biết ai là học viên ai không phải là học viên.

Ý tôi là, đặc vụ có thể vờ làm học viên để kết bạn với bạn rồi có hành động phá hoại trong tương lai.

Tôi biết một số bạn không ý thức đầy đủ về an toàn bảo mật và đôi khi sử dụng điện thoại di động, QQ hay Skype để liên lạc với nhau. Các chương trình này, tất cả đều không an toàn chút nào. QQ được thiết kế đặc biệt để giám sát hoạt động Internet hàng ngày ở Trung Quốc, vì vậy nó là vô cùng không an toàn cho các học viên. Tôi đề nghị tất cả mọi người hủy bỏ tài khoản QQ và không bao giờ sử dụng nó một lần nào nữa.

Thẻ ID của bạn có chip điện tử, và nó sẽ tiết lộ nơi ở của bạn khi bạn mang nó theo. Điện thoại di động của bạn cũng là một thiết bị định vị GPS mà cảnh sát có thể sử dụng để theo dõi bạn.

Ngay cả khi bạn sử dụng máy tính của bạn ở nhà, hãy chắc chắn là bạn rút dây mạng ra trước khi chuyển đổi các tập tin từ ổ cứng flash hoặc ổ cứng di động vào máy tính của mình. Với các máy tính kết nối Internet, cảnh sát có thể tìm ra tất cả mọi thứ thông qua phần mềm gián điệp của họ. Nhưng nếu bạn thực hiện điều đó trên máy tính mà không kết nối Internet, mối nguy hại sẽ được giảm thiểu.

Nếu máy tính của bạn đã từng bị cảnh sát tịch thu, bạn nên bỏ nó đi, bởi cảnh sát hẳn sẽ cài đặt phần mềm gián điệp vào đó.

Đối với Skype, tốt nhất là sử dụng một tài khoản mới trong một thời gian ngắn và không sử dụng cùng một tài khoản trong thời gian dài.

Danh sách các nhân viên Phòng An ninh Nội địa Bắc Kinh tham gia vào vụ bắt giữ tôi

Nam cảnh sát “A”: Cao khoảng  hơn 1,7 mét, đậm người, mặt tròn và tóc ngắn. Ông này tự xưng có họ Lý, nhưng tôi không tin ông ta chút nào. Toàn bộ tên mà những nhân viên này sử dụng đều là giả mạo. Tất cả bọn họ đều có nhiều hộ chiếu với nhiều tên gọi khác nhau. Ông này và các nữ cảnh sát mà đề cập trước đó đã tham gia vào vụ giam giữ tôi từ đầu đến cuối.

Nam cảnh sát “B”: Tôi chỉ thấy ông ta hai ngày đầu tiên. Ông ta cũng cao khoảng chừng gần 1,7 mét, thân hình trung bình và không đeo kính.

Nam cảnh sát “C”: Ông này rất cao, phải hơn 1,7 mét, lực lưỡng, tóc rất ngắn và đeo kính. Ông ta vô cùng tàn nhẫn và luôn khóa tôi vào chiếc ghế sắt khi đến lượt ông ta thẩm vấn tôi. Ông ta cũng chính là người đã tát vào mặt chồng tôi. Người đàn ông này cũng rất đạo đức giả. Sau khi tôi trả lời tất cả các câu hỏi, ông đã trở nên tử tế hơn nhiều với tôi và thậm chí nhắc nhở tôi phải tự chăm sóc mình bởi trời đã bắt đầu lạnh hơn.

Nam cảnh sát “D”: Cao khoảng 1,7 mét, da sẫm màu. Cảnh sát “A” gọi ông ông ta là chuyên gia “Chùa Long Tuyền”.

Nam cảnh sát “E”:  Cao gần 1,7 mét, thân người đậm, da nhợt nhạt.

Nam cảnh sát “F”: Khoảng chừng 40-50 tuổi, da đen, đậm người, ông này dường như tử tế hơn so với các nhân viên khác.

Nam cảnh sát “G”: Cũng cao khoảng gần 1,7 mét, tầm 40 tuổi, ông ta nói với tôi rằng con ông ta đang học đại học, nhìn qua thì ông ta có vẻ tốt nhưng có thể thấy rằng ông ta cố gắng để moi thông tin của tôi.

Nam cảnh sát “H”: Cao khoảng gần 1,7 mét, ông ta dường như là sếp của 7 đến 8 nhân viên tại sân bay. Tôi chỉ nhìn thấy người này trong ngày tôi bị bắt giữ. Giọng điệu ông ta vô cùng hà khắc và đã bảo nhân viên “A” không được nói chuyện phiếm với tôi và chỉ cần đối phó với tôi như thường lệ.

Nhân viên nữ cảnh sát: Khá cao, khoảng hơn 1,7 mét, thân hình khỏe mạnh và da nhợt nhạt. Cô ta luôn hỏi tôi nghĩ gì về điều này hay điều khác.

Có hai người phụ nữ khác, những người ăn mặc như nhân viên cảnh sát nhưng không thực sự giống như cảnh sát. Vào những ngày cuối cùng tôi bị giam giữ, họ thay phiên nhau quan sát tôi, đưa cho tôi đồ ăn và uống. Họ không ngừng để mắt đến tôi khi tôi ngủ. Nhưng thực tế có ít nhất một nam và một nữ cảnh sát theo dõi tôi ngủ mỗi đêm trong thời gian bị giam giữ.

Danh sách các nhân viên của Phòng An ninh Nội địa Lang Phường tham gia bắt giữ chồng tôi

Chồng tôi đã kể với tôi toàn bộ điều này.

Có một người đàn ông tự xưng họ Vũ có vẻ như là một cảnh sát trưởng. Một người khác có tên là Cảnh Quân (nhưng đây cũng lại có thể là một tên giả) là một trưởng phòng. Ngoài ra còn có một nhân viên nữ họ Hứa cũng là một trưởng phòng.

Một cựu học viên họ Vương, người đã bị tà ngộ, đã được yêu cầu làm việc với chồng tôi. Bà ta là người Hình Đài, tỉnh Hà Bắc, và khoảng 50 tuổi. Bà ta cư xử hoàn toàn bình thường khi chỉ nói đến những vấn đề của người thường, nhưng khi đề cập đến Đại Pháp, bà ta lại thay đổi thành một người hoàn toàn khác. Bà ta sẽ thêm những điều của bản thân vào trong những lời giảng của Sư phụ.

Hai ngày trước khi chúng tôi trở về Mỹ, bà ta vẫn tẩy não chồng tôi từ 08 giờ sáng đến 10 giờ đêm. Vào ngày chúng tôi khởi hành, bà ta đã nói chuyện với chồng tôi suốt cả buổi sáng.

Bà ta khoe đã “làm việc” với tổng cộng 1.000 học viên, 300 trong số đó bà đã nói chuyện với từng người từng người một. Bà ta nói rằng bà muốn làm việc với tôi trong lần tới khi tôi trở về Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/9/北京国安绑架回国探亲的法轮功学员-胁迫其做特务-280941.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/16/142771.html

Đăng ngày 18-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share