[MINH HUỆ 12-06-2013]
1. Bé Vương Hân hai tuổi hàng ngày đều khóc: “Cháu chỉ muốn về nhà!”
Bé Vương Hân có hai chị gái. Chị gái thứ hai của cháu đã chết do kinh sợ khi cảnh sát xông vào nhà các cháu, còn chị gái lớn bị ép buộc thôi học và ở trong trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Bé Vương Hân bị đưa tới cơ sở giam giữ, cậu bé đã rền rĩ và khóc hàng ngày, nói với người lớn: “Cháu chỉ muốn về nhà!”
Vương Hân là con trai độc nhất trong gia đình họ Vương. Bố mẹ cậu có một gian hàng nhỏ và cả hai đều tu luyện Pháp Luân Công. Một ngày, họ tìm thấy một túi xách đắt tiền, sang trọng có 20.000 nhân dân tệ, 10.000 chứng chỉ cổ phiếu và một chiếc điện thoại di động bên trong. Họ đã trả lại mọi thứ cho người chủ đích thực. Thật phẫn nộ là những người tử tế, trung thực, tốt bụng này lại đang bị bức hại bởi Đảng Cộng sản. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, bố mẹ bé Vương Hân bị bắt giữ phi pháp và gia đình mất đi nguồn thu nhập.
Ngày 19 tháng 07 năm 2000 là sinh nhật của Vương Hân. Trong khi gia đình đang tổ chức lễ sinh nhật, cảnh sát đến và bắt giữ mọi người. Cảnh sát dậm mạnh lên đầu của một số người trong gia đình, những người khác bị đè chân, và một số khác bị còng tay. Vương Hân quá sợ hãi đến nỗi không dám khóc.
Tại cơ sở giam giữ, bé Vương Hân kéo các thanh sắt của phòng giam mà cậu bé bị nhốt và liên tục khóc: “Cháu muốn về nhà! Xin hãy đưa cháu về!” Mũi bé bắt đầu chảy máu. Nếu không có những người nhà của bé đến sở cảnh sát và yêu cầu [thả] bé, có lẽ bé vẫn bị nhốt trong tù. Gia đình này đã bỏ trốn, nhưng họ không có nơi nào để đi cả.
2. Cô gái 16 tuổi bị ép buộc thôi học và cầm tù trong trại lao động cưỡng bức hai năm
Vương Tịnh, một trong hai người con gái của vợ chồng ông Vương, bị ép buộc thôi học và bị cấm nộp đơn vào trường cao đẳng bởi vì bố mẹ em tu luyện Pháp Luân Công.
Em bị bắt giữ khi đến Bắc Kinh vào khoảng tháng 03 năm 2001, và bị đưa đến cơ sở tạm giam trong một tháng, sau đó em bị đưa đến cơ sở giam giữ. Khi tròn 16 tuổi, em bị đưa đến trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Do em còn quá trẻ và chỉ được ngủ rất ít, nên em đã đâm kim vào ngón tay mình trong khi em bị ép khâu. Em bị cầm tù ở đó trong hai năm trước khi chính thức được về nhà.
3. Trẻ em chết do cuộc bức hại
Nhiều trẻ em đã chết sau khi bị bức hại bởi chế độ cộng sản bởi vì các em không từ bỏ tín ngưỡng của mình vào Pháp Luân Đại Pháp. Nhiều em thậm chí không được phép gặp bố mẹ mình khi chính các em hoặc bố mẹ các em đang hấp hối.
Bệnh bạch cầu được chữa khỏi trong 7 ngày – Một em bé chết do bị bức hại
Khi Lưu Sai chết, em mới chỉ học lớp ba. Em được chẩn đoán bị bệnh bạch cầu và các bác sĩ nói rằng không có hy vọng nào cho em. Gia đình thậm chí đã chuẩn bị quần áo tang lễ cho em. Không thể tưởng tượng rằng em đã được chữa khỏi cho tới khi mẹ em giới thiệu Pháp Luân Công cho em. Sau khi tập Pháp Luân Công được 7 ngày, bệnh của em đã biến mất.
Em rất vui sướng được đi học trở lại, nhưng khi giáo viên chủ nhiệm của em nói rằng em không thể đến [lớp học], em trở nên rất rối loạn. Cơ thể em bắt đầu yếu dần và vào khoảng ngày thứ năm, em đã qua đời. Em mới chỉ 12 tuổi.
Một nữ học sinh ưu tú 14 tuổi hàm oan mà qua đời
Trương Tranh sống tại thành phố Sào Hồ. Em bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1994 với cha mình. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cha của em đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Cảnh sát đã đột nhập vào nhà họ và lấy đi gần như mọi thứ. Trương Tranh luôn luôn bị sách nhiễu và không lâu sau em phát triển các triệu chứng bệnh bạch cầu. Tháng 02 năm ngoái, em qua đời trong đau buồn và thống khổ bởi vì em thậm chí không thể nhìn thấy cha mình lần cuối.
Em Trương Tranh qua đời khi mới 14 tuổi
Cô bé Vương Văn Lan qua đời trong thống khổ
Khi Vương Văn Lan mới lên 10, em đã bị cảnh sát sách nhiễu trong lớp học. Em bị bắt giữ cùng mẹ khi họ đến Bắc Kinh, bị cầm tù trong 7 ngày, sau đó được đưa về nhà. Gia đình em bị sách nhiễu và phạt 700 đô la. Em quá nhỏ và không thể kiểm soát được tất cả những căng thẳng và buồn phiền. Em qua đời vào ngày 12 tháng 09 năm 2003. Khi đó em mới chỉ là học sinh lớp 7.
Một học sinh ưu tú được cho là tự tử do bị sách nhiễu
Trần Anh sinh ngày 01 tháng 07 năm 1982. Em là lớp trưởng và một học sinh ưu tú.
Trần Anh bị bắt giữ vào khoảng tháng 07 hoặc tháng 08 khi em đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Em bị đưa về nhà vào ngày 16 tháng 08. Trên xe trở về nhà, cảnh sát liên tục uy hiếp, đánh đập và sách nhiễu em. Khi em cần sử dụng nhà vệ sinh, tay của em được tháo còng nhưng cửa nhà vệ sinh vẫn phải để mở. Em không thể chịu được thêm bất kỳ sự quấy rối nào nữa, vì vậy khi em đang ở trong nhà vệ sinh, em đã nhảy ra khỏi của sổ.
Em được đưa đến bệnh viên sau khi những người công nhân xây dựng nhìn thấy sự việc. Lãnh đạo Phòng 610 tại quê nhà của em nói: “Nếu nó không thể sống được nữa thì đừng cấp ôxy cho nó nữa!” Em đã chết vào đêm hôm đó, và thi thể của em lập tức bị hỏa thiêu.
Cha lưu vong, mẹ bị bức hại đến chết, con trai chết do ốm và đau buồn
Tôn Phong là học sinh lớp 6 và cha mẹ em đều tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, cha em, ông Tôn Hồng Xương, phải rời khỏi nhà vào năm 2000 để tránh bị bức hại. Mẹ em đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện một cách ôn hòa và bị bắt nhiều lần. Bà bị khoảng 20 cảnh sát từ phòng cảnh sát thành phố Phủ Thuận bắt lại vào sáng ngày 19 tháng 05 năm 2003. Mười sáu ngày sau, bà đã chết do bị tra tấn. Gia đình bà thậm chí không được phép nhìn thấy thi thể của bà do cảnh sát đã ngay lập tức đưa thi thể bà vào áo quan và hỏa thiêu bà.
Lúc đó Tôn Phong mới 12 tuổi và không thể chấp nhận sự thật rằng mẹ mình đã chết. Cậu bé không chỉ phải chịu đựng nỗi đau mất mẹ mà còn lo lắng về cha mình. Cậu đã sợ hãi mỗi ngày và tình trạng tinh thần của cậu suy giảm mạnh. Em sống với người nhà và hiếm khi nói chuyện. Sự thống khổ và sợ hãi khiến sức khỏe của em suy kiệt vào cuối năm 2004. Em thường xuyên chóng mặt và được đưa đi cấp cứu tại Đại học y Thẩm Dương. Thân thể em dường như ổn định chỉ sau khi em được truyền máu. Cô đơn và rất nhớ cha mẹ, em đã qua đời ngày 26 tháng 03 năm 2006. Lúc đó em mới 14 tuổi.
Hai năm sau cái chết của Tôn Phong, cha của em bị bắt lại một lần nữa và bị cảnh sát địa phương tra tấn. Họ thậm chí công khai thừa nhận: “Đúng, chúng tao đã giết vợ mày, nhưng chúng tao không quan tâm! Nếu mày chết, chúng tao sẽ chỉ cần dùng vài nghìn tệ để che đậy cái chết đó!” Ông Tôn bị kết án tù phi pháp trong 5 năm.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/12/中共对少年儿童的摧残(三)-275067.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/24/142375.html
Đăng ngày 03-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.