Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Hắc Long Giang
[MINH HUỆ 09-09-2013] Khi cô Lưu Lệ Kiệt, học viên Pháp Luân Công thành phố Giai Mộc Tư, bước ra khỏi Trại lao động cưỡng bức tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 06 tháng 09 [năm 2013], trại lao động này chính thức bị đóng cửa.
Cô Lưu Lệ Kiệt (thứ hai từ trái sang) được thả vào ngày 06 tháng 09. Chồng, mẹ và em gái cô đã đến đón cô
Trong số năm học viên cuối cùng, các học viên được thả thành từng đôi trước khi các nhân viên trại lao động thả cô Lưu. Các nhân viên của trại lao động cũng đã chuẩn bị các tuyên bố được viết trước và yêu cầu các học viên ký xác nhận rằng họ hiểu rõ các quy định. Một nhân viên nói bằng một giọng chắc chắn: “Chúng tôi không bức hại các cô, phải vậy không?”
Khi một học viên là cô Thôi Tú Vân nhìn thấy cảnh tượng vô lý này ngay khi cô được thả, cô có những cảm xúc lẫn lộn. Trong khi máy ghi hình đang hướng vào cô Thôi, một nhân viên hỏi cô một lần nữa: “Chúng tôi không đánh cô, đúng không?” Cô Thôi đã cầm tờ giấy và xé nó. “Các ông đã đánh tôi!” cô nói.
Quá nhiều trường hợp ngược đãi đã xảy ra tại trại lao động này, và nhiều trường hợp đã được báo cáo trên Minh Huệ Net. Một ví dụ như vậy là trường hợp của cô Hạng Hiểu Ba, một học viên thành phố Giai Mộc Tư, cô đã bị rối loạn tâm thần sau khi bị tra tấn kéo dài tại Trại lao động Hắc Long Giang. Bố mẹ cô chỉ có thể hỏi một cách bất lực: “Các ông đã tiêm thuốc gì cho con gái chúng tôi?”
Cô Hạng Hiểu Ba bị rối loạn tâm thần sau khi bị tra tấn tại Trại lao động Hắc Long Giang
Gần đây nhất, các học viên được thả [là các trường hợp] phản đối bức hại bằng cách tuyệt thực. Mặt khác, họ cũng viết các lá thư cho các nhân viên của trại lao động, thúc giục họ ngừng làm điều xấu. Một nhân viên đã đọc thư và trả lời: “Các người cảm thấy khá hơn sau khi viết những lá thư này, còn chúng tôi rất buồn sau khi đọc chúng.” Nếu họ biết rõ ràng về những hậu quả của việc gây ra những hành động xấu như vậy từ trước, họ có thể đã không làm.
Hiện nay còn rất ít nhân viên tại Trại lao động Hắc Long Giang. Tình hình ở đó rất hỗn loạn do họ không biết sắp tới sẽ đi đâu
Thông tin cơ bản về trại lao động
Hệ thống lao động ở Trung Quốc cho phép các nhân viên giam giữ người dân trong thời gian dài mà không cần bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Mặc dù nhân viên của Liên Hợp Quốc đã kêu gọi [chính phủ Trung Quốc] chấm dứt hệ thống tai tiếng này trong nhiều năm, song hệ thống lao động đã đặc biệt được sử dụng trong 14 năm qua để ngược đãi các học viên nhằm ép buộc họ từ bỏ tín ngưỡng của mình vào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công.
Hệ thống trại lao động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được sử dụng lần đầu tiên vào ngay đầu những năm 1950 để ngược đãi những người trí thức có tư tưởng tự do vốn có quan điểm khác với ĐCSTQ. Hệ thống đàn áp này cũng được sử dụng nhiều lần sau các cuộc vận động chính trị do chế độ [Trung Cộng] phát động. Do đó, các học viên phản đối hệ thống này không chỉ nhằm thoát khỏi sự ngược đãi mà cá nhân họ phải chịu, mà còn vì một điều quan trọng, là bảo vệ quần chúng nhân dân.
Đôi khi đối với các học viên, việc bị bắt khi nói với người dân Trung Quốc về cuộc bức hại Pháp Luân Công có nghĩa là nói về việc bị giam giữ trong một trại lao động. Ngoài ra, các nhân viên của trại lao động không những tra tấn các học viên để bắt họ từ bỏ tín ngưỡng, mà họ còn thu về lợi ích khổng lồ khi tận dụng năng lực của các học viên dưới hình thức lao động nô lệ.
Do các học viên không ngừng giảng chân tướng và do sự chỉ trích từ công chúng tăng lên hàng ngày, hệ thống lao động lâu đời đang đi đến ngày tàn của nó – nhiều trại lao động đã hoàn toàn hoặc sớm bị đóng cửa. Tuy nhiên, một người cần hiểu rõ ràng rằng hệ thống lao động chỉ đơn giản là một trong nhiều phương thức mà chế độ cộng sản sử dụng để bức hại các học viên. Do vậy, chỉ cần chế độ này còn kiểm soát, các hệ thống khác (trung tâm tẩy não, nhà tù, v.v.) sẽ vẫn được sử dụng để ngược đãi các học viên và các tù nhân lương tâm khác.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/9/9/图片报道-黑龙江省劳教所解散-279296.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/17/142064.html
Đăng ngày 28-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.