Bài viết của một học viên ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-07-2013] Vào một buổi tối tháng 10 năm 2010, tôi ở trước cửa tòa nhà chung cư của mình thì thấy con trai tôi không mặc áo chạy xuống cầu thang. Tôi mở cửa, và bị sốc khi thấy máu trên mặt và thân thể cháu. Cánh tay cháu bị băng bó. Cháu bảo tôi rằng cháu vướng vào một vụ cãi nhau về chỗ ngồi với một học sinh khác trên xe buýt của trường. Học sinh này đâm cháu bằng một con dao, sau đó giáo viên trên xe đã ngăn học sinh này lại.

Tôi lo lắng khi nghe điều này, bởi vì con trai tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp và không nên dính líu vào việc cãi nhau này. Mặc khác, thật buồn khi thấy sự suy thoái đạo đức trong giới trẻ. Con trai tôi nói rằng: “Giáo viên muốn mời mẹ lên trường vào ngày mai và nói với họ các yêu cầu của mình. Cô giáo cũng bảo con mang theo các hóa đơn y tế lên trường để được bồi thường.”

Tôi nói với cháu: “Chúng ta là những học viên Pháp Luân Đại Pháp. Con nghĩ là mẹ sẽ lên trường học của con ngày mai để đòi công bằng và bồi thường sao? Mẹ sẽ không đi vì những lý do như vậy, nhưng thay vào đó sẽ là xin lỗi họ.” Con trai tôi im lặng. Tôi nói tiếp: “Bản thân chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chiểu theo Chân – Thiện – Nhẫn. Chúng ta đã chiểu theo Pháp tốt chưa? Chúng ta nên làm gì đây? Con suy nghĩ xem.” Sáng hôm sau, con trai tôi nói: “Mẹ, những điều mẹ nói tối hôm qua là đúng. Con có thể nhìn ra chỗ thiếu sót của mình.”

Chúng tôi đến trường học của cháu, trong khi đang đợi hiệu trưởng, con trai tôi hỏi: “Mẹ, mẹ muốn nói gì với họ vậy? Đừng nói với họ là chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nhé.” Tôi hỏi: “Tại sao vậy?” Cháu trả lời: “Không có gì, chỉ đừng nói với họ.” “Con lo nhà trường sẽ biết chúng ta là những học viên Pháp Luân Đại Pháp hay sao?” Tôi nói: “Đừng lo lắng. Những gì chúng ta làm là chân chính nhất. Có gì mà phải lo lắng? Mẹ đến đây để chứng thực Đại Pháp.”

Hiệu trưởng trường mời chúng tôi vào văn phòng và bảo con trai tôi thuật lại chuyện đã xảy ra. Hiệu trưởng nói: “Nhà trường sẽ phạt học sinh này. Tôi muốn nghe nếu chị có bất kỳ yêu cầu cụ thể nào. Dĩ nhiên chị có thể mang hóa đơn y tế của con chị đến để bồi thường.” Tôi trả lời: “Hiệu trưởng Trần, lý do tôi và con trai tôi đến đây hôm nay không phải để đòi bồi thường. Chúng tôi là những học viên Pháp Luân Đại Pháp (ông ấy thoáng giật mình khi nghe điều này). Đầu tiên, tôi xin được xin lỗi vì hành vi của cậu con trai. Là cha mẹ, tôi nên phải dạy dỗ con mình tốt hơn.” Ông Trần nói: “Đừng xin lỗi, chúng tôi phải nên làm tốt hơn.”

Tôi quay sang con trai: “Con trai, con cũng nên xin lỗi. Đại Pháp dạy chúng ta ‘Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy?‘ (trích từ sách Chuyển Pháp Luân). Con đã không làm tốt lần này, nhưng mẹ tin là con sẽ học được bài học này và lần sau sẽ làm tốt hơn.” Con trai tôi nói: “Thưa hiệu trưởng Trần, em xin lỗi đã gây cho thầy nhiều phiền phức! Em chắc chắn sẽ làm tốt hơn lần sau.”

Vị hiệu trưởng nói: “Tôi đã làm ở đây bao nhiêu năm rồi. Đây là lần đầu tiên tôi gặp được một phụ huynh và học sinh cao thượng như vậy! Đây chắc chắn là kết quả từ sự tu luyện của chị. Cháu nên học hỏi mẹ cháu để tiếp tục tu luyện. Còn về học sinh kia, nhà trường sẽ phạt cháu theo nội quy của nhà trường.” Tôi hỏi ông Trần liệu tôi có thể gặp mặt học sinh kia được không. Ông ấy đã đồng ý và bắt tay với tôi khi chúng tôi rời đi.

Khi tôi và con trai đến cổng trường, người gác cổng bảo chúng tôi đợi, vì ông Trần yêu cầu học sinh kia và phụ huynh em đó đến gặp chúng tôi. Bảo vệ nói với chúng tôi rằng học sinh kia có thể bị đuổi học.

Tôi mỉm cười chào học sinh kia và cha mẹ của cháu. Cháu học sinh đó xin lỗi tôi: “Con rất biết lỗi, dì ạ! Con đã không tự chủ được mình ngày hôm qua!” Cháu nói với con trai tôi: “Mình xin lỗi bạn!” Tôi trả lời: “Đừng lo, dì không trách con. Dì là một học viên Pháp Luân Công. Con trai dì cũng đã không cư xử tốt. Cháu đã thấy hối lỗi rồi phải không? Cháu có nghe người ta nói rằng ma quỷ sẽ kiểm soát cháu khi cháu không thể kiểm soát mình chưa? Khi cháu làm việc không cân nhắc, có phải sẽ dễ làm điều xấu và mắc sai lầm không? Cháu trả lời: “Dạ phải.” Tôi nói: “Được rồi, cháu là một đứa trẻ ngoan nếu cháu biết đã làm gì sai và muốn sữa chữa.” Học sinh ấy bắt đầu khóc.

Giáo viên của học sinh này đến và thông báo với tôi rằng ông Trần bảo rằng nhà trường sẽ kỷ luật học sinh này. Tôi nói với giáo viên của cháu: “Cháu đã nhận lỗi của mình rồi. Thầy không cần phải bắt cháu phải bị kỷ luật nghiêm khắc đâu. Tôi không định yêu cầu điều gì hôm nay. Tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi đã thấy lỗi của mình khi những điều như vậy xảy ra. Mục đích của việc phạt là để ngăn ngừa chúng mắc sai lầm lần nữa. Bởi vì cháu đã hối hận về việc xảy ra, thì không cần thiết phải phạt cháu nữa đâu.”

Tôi cũng khuyến khích hai đứa trẻ học cách khoan dung và nghĩ cho người khác. Phụ huynh học sinh nọ lấy tiền ra để trả chi phí y tế cho con trai tôi và mua đồ bồi dưỡng cho cháu để hồi phục sức khỏe. Tôi đã không nhận tiền. Tôi nói với họ: “Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Chúng tôi nghĩ cho người khác trước, nghĩ cho bản thân sau. Tôi hy vọng con chúng ta sẽ học được bài học này và trở thành những người bạn của nhau.”

Người bảo vệ trường đã chứng kiến cuộc trò chuyện của chúng tôi cứ gật đầu và giơ tay tán thưởng. Hai đứa trẻ bắt tay nhau và lại trở thành những người bạn.

__________________________________________

Bản tiếng Hán:  https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/11/校主任-第一次遇到这样高境界的家长、孩子-276528.html
Bản tiếng Anh:  https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/26/141241.html
Đăng ngày 04-10-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share