Bài viết của một học viên từ tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 11-07-2013] Những thông tin dưới đây được thuật lại bởi một học viên Pháp Luân Công bị cầm tù, là người đã chứng kiến đủ loại hành động tà ác, tra tấn và ngược đãi tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công trong suốt năm qua tại Đội số 3 của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng.

1. Giả mạo giấy kiểm tra y tế

Khi một học viên không vượt qua cuộc kiểm tra y tế tại bệnh viện Mã Tam Gia và bị gạt ra bởi các nhân viên của Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, thì các lính canh sẽ hối lộ giám đốc bệnh viện có tên là Trạch và sau đó cưỡng bức đưa học viên đó tới trại lao động với giấy phép y tế đã bị làm giả mạo.

2. Tẩy não và cưỡng bức

Năm 2012, các học viên tại trại lao động này bị ép xem các đoạn phim vu khống suốt cả ngày. Các nhân viên cũng sử dụng đủ loại phương thức khác nhau nhằm ép buộc các học viên từ bỏ tu luyện. Các phương thức này gồm cưỡng bức, đe dọa và hơn thế nữa. Những người từ chối từ bỏ [tu luyện] sẽ bị tra tấn nghiêm trọng.

Học viên Từ Tú Hoa đã bị “chuyển hóa” vào ngày 25 tháng 06 do bị tra tấn. Ngay sau đó, cô bị huyết áp cao, đột quỵ và phải được đưa đi bệnh viện. Một tuần sau, do sợ phải chịu trách nhiệm, các nhân viên của trại lao động nhanh chóng thả cô theo cam kết y tế và đưa cô về nhà.

Còn những học viên kiên định, như Mạnh Việt, Vương Thản, Mã Lập Quang, Trần Hải Tân và nhiều học viên khác, bị giam cùng với một vài tù nhân hình sự. Cô Mạnh Việt bị ngược đãi và bị đau lưng, đã bị nằm liệt giường và không thể di chuyển. Cô được thả sau khi thời hạn của cô bị kéo dài nửa tháng.

Do cô Mã Lập Quang từ chối từ bỏ tu luyện nên các lính canh đã kéo cô quanh sàn nhà. Sau đó, cô có triệu chứng bệnh tim nguy hiểm và phải được đưa đi bệnh viện. Điều này xảy ra nhiều lần. Các nhân viên của trại lao động từ chối thả cô và hơn nữa, còn kéo dài thời hạn của cô thêm 15 ngày.

Cô Vương Thản bị các lính canh đánh đập nhiều lần và làm tổn thương nhiều vị trí trên cơ thể cô. Cô tiến hành tuyệt thực hơn một tháng, và các lính canh đã bức thực cô hàng ngày. Họ đưa cô vào phòng biệt giam, che hết cửa chính và cửa sổ bằng các màn chắn và đặt các khẩu hiệu vu khống khắp nơi trong phòng đó. Vào mùa đông, hàng ngày cô bị bắt ngồi trên những viên gạch đóng băng và không được phép ngủ cho tới 11 giờ đêm. Do bị tra trấn, cô đã trở nên gầy mòn.

Cô Vương Thục Lan bị đưa vào một phòng gọi là “Đông cảng” (phòng tra tấn), ở đó cô bị tra tấn, đánh đập và nguyền rủa. Do bị ngược đãi, các cánh tay của cô bị tổn thương và cô không thể nâng chúng lên. Hai hàm răng giả của cô bị rơi ra và cô không thể ăn uống một cách bình thường.

Cô Trương Lệ Na bị treo lên, cô Tôn Thục Thanh bị sốc điện bằng dùi cui điện. Cô Tôn Uẩn, Hác Thu Tinh bị đánh đập và tra tấn.

Cô Vương Tuyết Mai bị tổn thương nghiêm trọng do bị tra tấn. Tuy nhiên, trong vòng ba tháng sau khi bị tra tấn, cô bị ép theo những người khác đi bộ lên xuống cầu thang của tòa nhà. Kết quả là, cô trở nên yếu ớt và một lần đã bị ngất trong nhà vệ sinh. Cú ngã này gây tổn thương cho lưng của cô, nhưng đội trưởng vẫn ép cô đi lên xuống cầu thang và nhặt giấy phế liệu trong sân. Sau đó, họ bức thực cô và cấm cô sử dụng nhà vệ sinh.

Cô Lưu Tố Ấp tuyệt thực hơn một tháng trong khi bị nhốt ở Trung tâm Giam giữ Đại Liên và sau đó bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Cô rất gầy và các bạn đồng tu đã cho cô ăn một chút. Lính canh Trương Lệ Lệ biết được điều này và cưỡng bức cô Lưu từ phòng này sang phòng khác và hỏi cô chỉ ra ai là người cho cô thức ăn. Điều này gây ra một áp lực đáng sợ cho tất cả các học viên.

Mọi chuyện chuyển từ xấu sang tồi tệ hơn vào ngày 25 tháng 09 năm 2012: “Chuyển hóa” cưỡng bức bắt đầu. Nhiều học viên bị đưa đến phòng tra tấn “Đông cảng”, ở đó phó giám đốc trại lao động, có tên là Vương, đã giám sát việc tra tấn từng người. Một số lính canh nam đã tham gia. Việc tra tấn kéo dài liên tục trong 24 giờ. Khi các học viên tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ đức tin của họ, họ bị tra tấn bằng nhiều phương thức khác nhau, như cấm ngủ, bắt ngồi xổm, đứng hoặc quỳ trong thời gian dài, bị treo lên bằng các còng tay, và nhiều phương thức tra tấn khác nữa.

Các học viên bị tra tấn gồm có các nữ học viên Thẩm Hương Linh, Tống Ái Liên, Trịnh Cử Hương, Tống Quảng Đệ, Tôn Quế Bình, Tôn Uẩn, Hác Thu Tinh, Tôn Trung Lệ, Vương Thản, Vương Tuyết Mai, Cao Tủng Yến, Vương Tuyết Kiện và các học viên khác. Dấu vết của còng tay có thể nhìn thấy trên cổ tay của cô Tiếu Xuân Linh trong hơn hai tháng. Cô Tôn Tú Hoa bị phạt phải quỳ trong cả ngày, sau đó cô tiếp tục bị các tra tấn khác. Các lính canh Trương Lệ Lệ và Trương Lỗi thường xuyên điên cuồng hét to, điều này khiến các học viên sống trong một môi trường khủng khiếp.

3. Ép buộc phải tiến hành kiểm tra y tế và trả 8.000 nhân dân tệ

Cô Trần Hải Tân, học viên từ thành phố Đại Liên có các triệu chứng ngất xỉu và đau tim do bị tra tấn. Giám đốc Trạch của bệnh viện Mã Tam Gia đã làm sai lệch hồ sơ y tế cả cô và khẳng định rằng cô không bị bệnh. Mặt khác, cô bị ép kiểm tra ở bệnh viện và phải uống thuốc thường xuyên. Trong vòng gần một năm, chi phí y tế của cô lên tới 8.000 nhân dân tệ. Cô ấy rất yếu đến đến nỗi đi bộ cũng thấy khó khăn. Lính canh Trương Lệ Lệ đã đe dọa cô: “Cô chỉ có hai lựa chọn: chết hoặc biết cách cư xử, biết nghe lời cho tới ngày cô có thể về nhà.” Cô ta cũng nói với cô Trần: “Thậm chí đừng có nghĩ rằng cô sẽ được thả theo cam kết y tế, đó là giấc mộng viển vông chừng nào tôi còn ở đây.”

4. Bị tra tấn bởi “phương thức kéo căng”, đánh đập và các hình thức ngược đãi khác

Vào tháng 07 năm 2012, cô Trịnh Cử Hương, học viên từ thành phố Đại Liên bị đưa đến Mã Tam Gia. Vào buổi chiều ngày thứ hai, trên đường cô đến nhà ăn, cô đã hô lớn hai lần “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Ngay lập tức, những tù nhân hình sự, vốn được bố trí như các bảo vệ ở cổng của nhà ăn, xông lên và bịt miệng cô lại. Một vài lính canh nhanh chóng kéo và mang cô lên tầng tư của tòa nhà, đến xà lim và đánh đập cô.

Trương Lỗi, một trong số các lính canh đó, đưa cô tới phòng tra tấn “Đông cảng” và sử dụng “phương thức kéo căng” đối với cô. Việc tra tấn kéo dài từ 11 giờ sáng tới 03 giờ chiều, trong suốt thời gian đó cô không được phép ăn thứ gì. Cô thường bị đau lưng và cánh tay trái, và cô không thể nằm ngửa hay ngủ nghiêng sang trái trong thời gian lâu. Cô ấy cần sự trợ giúp khi đi bộ và không thể tự chăm sóc bản thân. Cô thường cảm thấy khó thở ở ngực và bị co giật và bị yếu ở chân phải. Lính canh Trương Lệ Lệ thường đe dọa cô: “Nếu cô không biết nghe lời, chúng tôi sẽ sốc điện cô bằng 10 dùi cui điện và khiến cô phải xin chúng tôi giết cô! Dù thế nào đi nữa, trại lao động có một hạn mức giết người, tôi có thể tính cô là một trong số đó!”

Trong suốt khoảng thời gian kiểm soát nghiêm ngặt, các lính canh bắt cô ngồi trên một cái ghế nhỏ kéo dài cả ngày. Vào cuối tháng 09, trời đột nhiên rét ở Thẩm Dương, cô Trịnh Cử Hương bị rét và lên cơn sốt và các học viên khác bị lạnh. Vào ngày 29 tháng 11 năm 2012, cô Trịnh Cử Hương bị đưa đến phòng [tra tấn] “Đông cảng”, ở đó những lính canh đã cố gắng “chuyển hóa” cô ấy. Lính canh Trương Hoàn tra tấn cô bằng cách còng tay lại. Cô ướt đẫm mồ hôi và bị đau nghiêm trọng ở hai vai và các cánh tay, và không thể dịch chuyển.

5. Thức ăn chứa các chất đáng ngờ

Tất cả các học viên từ chối bị “chuyển hóa” phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ trong phòng tra tấn “Đông cảng”, nơi mà họ phải bị ngồi xổm, chịu những trận đòn, các lần sốc điện và “đại quải” (treo lớn), v.v.. Thức ăn được đưa cho các học viên là bánh ngô hấp. Nó rất bẩn, bên trong có đầy cát và phân chuột. Hơn nữa, không thể không nghi ngờ khi bất cứ ai ăn thức ăn đó cũng sẽ trở nên mơ hồ và không thể suy nghĩ rõ ràng.

6. Che đậy tra tấn

Vào mùa xuân năm 2013, một học viên sắp được thả và theo thông lệ thông thường, “các thanh tra kỷ luật” của trại lao động đã hỏi cô xem cô có bị tra tấn không. Cô trả lời: “Bị còng và đau đớn tột cùng có là một kiểu tra tấn không?” Các thanh tra hỏi: “Khi nào?” Cô nói: “Cuối năm ngoái, khi họ cưỡng chế chuyển hóa chúng tôi.” Các thanh tra tiếp tục hỏi: “Cô có bị chuyển hóa hay không?” Cô trả lời: “Có, tôi có.” Sau đó, các thanh tra nói: “Trong trường hợp đó, điều cô nói không thể tính là tra tấn.”

Thời hạn giam giữ của học viên Tôn Tú Hoa bị kéo dài bởi vì cô nói cô đã bị tra tấn khi “các thanh tra kỷ luật” này truy vấn.

Hiện nay, trại lao động đang cưỡng bức các học viên ký vào biểu mẫu dành cho những người nghiện ma túy để đánh lừa dư luận và tránh chịu trách nhiệm bức hại các học viên Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/11/沈阳马三家劳教所三大队一年来的迫害恶行-276443.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/7/141866.html

Đăng ngày 24-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share