Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-06-2013] Để có thể kết án tù một cách phi pháp đối với các học viên Pháp Luân Công là cô Vương Kim Phượng, cô Vương Mãn Hồng và ông Tống Quốc Bân, Đội An ninh Quốc gia và Viện Kiểm sát Khu vực phía Nam thuộc thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã ba lần hợp tác với nhau để bịa đặt tội danh và chứng cứ. Viện Kiểm sát đã hai lần bác bỏ các cáo buộc. Tại phiên tòa xét xử, nhận thấy vẫn không có cách nào định tội, tòa án đã chỉ dẫn cho Viện Kiểm sát lại một lần nữa thay đổi tội danh và ngụy tạo chứng cứ.
Cô Vương Kim Phượng
Cô Vương Mãn Hồng
Cô Vương Kim Phượng, cô Vương Mãn Hồng và ông Tống Quốc Bân bị bắt vào tháng 10 năm 2011 và được thả vài ngày sau đó. Tuy vậy, sáu tháng sau, vào dịp Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cảnh sát thành phố Bảo Định lại bắt giữ họ lần nữa và giam giữ họ ở Trại tạm giam thành phố Bảo Định trong 13 tháng.
Sáng ngày 04 tháng 05, khi chuẩn bị rời khỏi nhà để đi bán vải, ông Tống đã bị cảnh sát thuộc Đội An ninh Quốc gia địa phương bắt giữ. Cùng ngày đó, cảnh sát thuộc đồn công an Hàn Trang, làng Đàm Trang, thành phố Bảo Định đã bắt bà Vương Mãn Hồng. Đồn phó Mã Văn Khuê và cảnh sát Tào thuộc đồn công an Hàn Bắc đã bắt cô Vương Kim Phượng tại nơi làm việc vào trưa ngày 07 tháng 05.
Vào tháng 08 năm 2012, Đội An ninh Quốc gia thành phố Bảo Định đã ngụy tạo chứng cứ để buộc tội cả ba học viên. Cơ sở pháp lý mà họ dùng là Điều 300 của Bộ luật Hình sự: “Lợi dụng tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật.” Do không đủ chứng cứ, Viện Kiểm sát Khu vực phía Nam đã trả lại hồ sơ. Nhưng Cục Công an thành phố Bảo Định và Đội An ninh Quốc gia sau đó đã thay đổi tội danh và khởi tố lần nữa. Ngày 01 tháng 11, bản án lại bị từ chối một lần nữa. Đội An ninh Quốc gia thành phố Bảo Định đã tạo thêm các chứng cứ khác để khởi tố vụ án lần thứ ba.
Toà án Khu vực phía Nam chỉ dẫn thay đổi tội danh
Sau khi Viện Kiểm sát nhận bản cáo trạng lần thứ ba, họ tiến hành phiên toà xét xử. Toà án Khu vực phía Nam nhận thấy lập luận buộc tội không đủ sức thuyết phục và yêu cầu Viện Kiểm sát Khu vực phía Nam tạm hoãn vì “không đủ chứng cứ”, và tách nhỏ hồ sơ vụ án. Họ được yêu cầu phải thay đổi bản cáo trạng để các học viên bị truy tố riêng biệt. Hiện tại hồ sơ vụ án do Viện Kiểm sát Khu vực phía Nam quản lý.
Luật sư bào chữa của cô Vương Kim Phượng: Bác bỏ lời buộc tội và thả thân chủ của tôi ngay lập tức
Gia đình cô Vương Kim Phượng đã thuê một luật sư từ Bắc Kinh, nhưng nhân viên Tương Xuân Tăng thuộc Đội An ninh Quốc gia thành phố Bảo Định đã ngăn cản vị luật sư này được gặp mặt thân chủ.
Vị luật sư này đã bị làm khó dễ khi ông cố gắng đọc bản cáo trạng tại phiên toà Khu vực phía Nam. Một nhân viên toà án nói với vị luật sư rằng ông cần có một văn bản của thành phố Bảo Định chứng minh ông không tu luyện Pháp Luân Công. Người luật sư hỏi đây có phải quy định của pháp luật hay không, vì nếu không phải quy định của pháp luật thì cảnh sát địa phương sẽ không biết phải xử lý như thế nào. Nhân viên toà án không biết trả lời như thế nào nên đã nói rằng thành phố Bảo Định không cho phép luật sư đến từ Bắc Kinh bào chữa vụ án về Pháp Luân Công. Vì nắm rõ luật pháp nên người luật sư đã nói: “Điều này là trái pháp luật. Nếu các ông làm vậy, chúng tôi có thể kiện các ông.”
Do những hành vi sai phạm nghiêm trọng của cảnh sát và Viện kiểm sát Khu vực phía Nam thành phố Bảo Định nên ngày 15 tháng 05 năm 2013, luật sư của cô Vương đã trình đơn: “Yêu cầu cơ quan Tư pháp Khu vực phía Nam thành phố Bảo Định bác bỏ lời buộc tội và thả cô Vương Kim Phượng.”
Luật sư đã chỉ ra rằng các quan chức của cơ quan Tư pháp Khu vực phía Nam đều nhận thức rõ rằng cô Vương Kim Phượng vô tội. Vụ việc của cô đã hết thời hạn tạm giam nhưng cô vẫn bị giam giữ quá thời hạn pháp luật quy định. Luật sư đã nói với các nhân viên toà án rắng: “Hãy bác bỏ bản cáo trạng, trả tự do cho thân chủ của tôi, tuân thủ luật pháp, bảo vệ quyền con người và đừng bắt giữ người vô tội nữa. Đây là sự bất công mà do cơ quan tư pháp gây ra và điều này đã gây ra tổn thất rất lớn cho thân chủ của tôi và gia đình của họ.”
Thân nhân vô tội bị hãm hại
Cô Vương Kim Phượng, cô Vương Mãn Hồng, và ông Tống Quốc Bân đều là những trụ cột của gia đình họ. Việc họ bị bắt giữ phi pháp hai lần trong một năm đã gây ra thiệt hại to lớn cho cả ba gia đình. Con gái cô Vương vẫn còn nhỏ. Cả ba gia đình học viên đều có người lớn tuổi sống chung trong nhà. Gia đình của các học viên đi tìm thông tin về họ ở khắp mọi nơi, và rất muốn gặp họ, nhưng cảnh sát đã ngăn cản họ.
Gia đình của họ đã hỏi Đội An ninh Quốc gia rằng: “Người nhà của chúng tôi chiểu theo Chân Thiện Nhẫn để làm người tốt, nói lên sự thật, như vậy có tội gì? Vì sao cứ mỗi lần có Đại hội của ĐCSTQ thì những công dân bình thường không được sống một cuộc sống bình thường mà lại bị bắt vào tù? Họ đã làm gì? Họ đã vi phạm luật gì? Luật nào nói rằng họ phạm tội?” Cảnh sát đã không thể giải thích.
Cô Vương Mãn Hồng từng bị viêm phế quản mãn tính từ nhỏ. Mỗi khi mùa đông đến cô đều ho liên tục. Nhờ tu luyện Pháp Luân Công, phổi của cô đã được cải thiện và hồi phục lại sức khoẻ. Cô cũng trở nên nhân hậu, tốt bụng và cư xử tốt với tất cả mọi người. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy vui vẻ. Mỗi lần họ hàng nhắc đến cô, họ đều rơi nước mắt. “Mãn Hồng rất tốt với chúng tôi. Chúng tôi đều nhớ cô ấy.” Người mẹ lớn tuổi cũng nhớ cô rất nhiều. Cả gia đình ai cũng muốn cô mau chóng được trở về. Ba của cô bị bệnh ung thư và đang nằm ở bệnh viện số 7 thành phố Bảo Định. Ông rất nhớ con gái của mình và muốn được gặp lại cô.
Dưới đây là danh sách các cơ quan chịu trách nhiệm bắt giữ cả ba học viên
Cục Cảnh sát thành phố Bảo Định
Đội An ninh Quốc gia thành phố Bảo Định
Toà án Khu vực phía Nam thành phố Bảo Định
Viện Kiểm sát Khu vực phía Nam thành phố Bảo Định
trại tạm giam thành phố Bảo Định
Đồn công an Hàn Bắc
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/18/编造证据更改罪名-保定公检法陷害好人(图)-275508.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/2/140793.html
Đăng ngày 19-09-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.