[MINH HUỆ 06-07-2013] Bà Doãn Quế Chi đã qua đời vào ngày 30 tháng 05 năm 2013 ở tuổi 63. Bà đã bị tra tấn và ngược đãi đến mức nguy kịch ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia xấu xa, và [nhờ] được thả để điều trị y tế nên sức khỏe của bà mới được phục hồi từ những tra tấn ở trại lao động. Tuy nhiên, viên chức ở trại lao động vẫn tiếp tục sách nhiễu bà, khiến bà sớm qua đời trong hàm oan.
Lý do của can nhiễu này là gì? Đó là niềm tin của bà vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần hòa ái dựa trên các nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn”.
Một cuộc đàn áp phi lý
Sau khi cuộc điều tra dân số toàn quốc thực hiện vào năm 1998 ước tính rằng có gần 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc – vượt xa so với số lượng đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – chính quyền cộng sản đã thi hành kế hoạch nhổ rễ Pháp Luân Công, phát động cuộc đàn áp tàn khốc từ năm 1999 đến tận bây giờ.
Chính quyền không chỉ vi phạm Hiến pháp Trung Quốc, nó còn từ chối quyền tự do căn bản của người dân để tin và duy trì nhân phẩm. Các viên chức cộng sản đã phá hủy vô số sách về Pháp Luân Công và đẩy hàng triệu học viên vào tù, với những tra tấn không thể tưởng tượng được nhằm bắt họ từ bỏ Pháp Luân Công.
Với những người kiên định vào niềm tin của mình, họ phải đối diện với sự tàn nhẫn, và đôi khi là cái chết, ở trại lao động cưỡng bức, Trại tạm giam, nhà tù, hay trại tẩy não trên toàn quốc.
Bà Doãn tin vào Pháp Luân Công. Bà cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình. Và bà đã bị bức hại đến chết.
Một nông dân tốt bụng với niềm tin kiên định
Bà Doãn Quế Chi, một nông dân sống ở thôn Đại Hữu, tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc. Bà Doãn được bạn bè và hàng xóm nhận xét là một người phụ nữ đơn giản và thật thà. Bà nói bà đã tìm được ý nghĩa của cuộc sống từ Pháp Luân Công và bà muốn làm theo những lời dạy của Pháp Luân Công để trở thành một người tốt.
Bà Doãn bị bắt lần đầu vào tháng 03 năm 2006. Bà gần như đã chết sau khi bị đánh đập tàn bạo trong gần ba tuần tại trại tạm giam thành phố Cẩm Châu.
Lính canh ở trại lao động đã gây áp lực buộc bà Doãn từ bỏ niềm tin để đổi lấy tự do. Tuy nhiên, bà vẫn kiên định vào niềm tin của mình, và lên tiếng phản đối những bất công.
Bà lại bị bắt giữ vào tháng 06 năm 2009, cùng với 18 học viên khác, trong lúc họ đang chia sẻ những nhận thức khi tu luyện Pháp Luân Công tại nhà một học viên.
Lần này bà Doãn bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, một nơi khét tiếng về đối xử vô nhân đạo với các học viên.
Trại lao động đã vi phạm luật hành chính và hình sự khi tra tấn bà Doãn, thậm chí họ còn tiêm một số loại thuốc lạ để bắt bà từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công. Bà chỉ được bảo lãnh vào tháng 07 năm 2010 khi bà rơi vào tình trạng nguy kịch sau khi bị ngược đãi trong thời gian dài.
Ngay khi tình trạng của bà bắt đầu ổn định trở lại, bà bắt đầu nhận được những cuộc gọi sách nhiễu từ các viên chức trại lao động. Điều này đã gây nên những áp lực cho bà, khiến bà không thể chịu nổi và qua đời vào tháng 05 năm 2013.
Sự tàn ác không thể loại bỏ được niềm tin chân chính
Một người sẽ hỏi: Tại sao chính quyền cộng sản Trung Quốc lại lo sợ việc phổ biến rộng rãi Pháp Luân Công? Nó được lợi gì từ việc đàn áp Pháp Luân Công?
Một chính quyền đã vi phạm chính hiến pháp của mình, và ngăn chặn hòa bình, khiến dân chúng tuân thủ luật pháp trong sự sợ hãi. Với cơ sở đó làm nền tảng, nó không thể duy trì quyền lực trong thời gian dài.
Với những người có niềm tin như bà Doãn, sống mà không có tín ngưỡng tinh thần giống như một cuộc sống vô nghĩa. Tự do tín ngưỡng là quyền cơ bản của con người, nó không thể bị dập tắt bởi bạo lực của một chính quyền tham nhũng và tệ hại.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/6/曾遭马三家劳教所酷刑折磨-纯朴妇女含冤离世-276298.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/15/141062.html
Đăng ngày 11-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.