Bài viết của Heyu và Nuona

[MINH HUỆ 17-8-2013]

Chúng tôi phỏng vấn Dan Skorbach vào một buổi sáng tháng Tám ấm áp và dễ chịu bên hồ Ontario.

Khi chúng tôi tìm được Dan, cậu đang ngồi đả tọa trên một tảng đá lớn. Mặt biển trong xanh bao la hòa quyện với những đám mây xa xa phía chân trời và những con sóng vỗ nhẹ vào bờ đá. Chúng tôi không thể cưỡng lại vẻ quyến rũ của khung cảnh đẹp và thanh bình đó.

Dan Skorbach

Là một nhà thiết kế đồ họa ở một công ty truyền thông toàn cầu và là cư dân của Toronto, Dan đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) năm năm. Chúng tôi tò mò muốn biết tại sao một thanh niên trẻ chỉ vừa tốt nghiệp đại học một năm đã bị lôi cuốn bởi môn tu luyện này và đâu là lợi ích cơ bản mà cậu ấy có được từ nó.

Dan nói với chúng tôi rằng Pháp Luân Đại Pháp giúp cậu hiểu được ý nghĩa đích thực của sinh mệnh và mang đến cho cậu niềm hạnh phúc và sự tĩnh lặng mà từ trước đến nay cậu chưa từng được trải nghiệm. Cậu không còn cảm thấy mê lạc trong thế giới vật chất đầy cám dỗ này và cảm kích rằng Pháp Luân Đại Pháp đã biến đổi mình từ một người nóng nảy thành điềm đạm. Trong khi nhiều người cùng chang lứa bị cuốn trôi theo những hối hả bận rộn của cuộc sống, Dan không gặp chút khó khăn nào để vẫn là chính mình và tập trung vào những ưu tiên của mình.

Thực tế, Dan cảm thấy rằng khi cậu có thể bảo trì tâm thái hòa ái cậu sẽ trở thành người tốt hơn, mạnh mẽ hơn, và thông minh hơn. Không những cậu có thể nhập tĩnh khi đả tọa, mà còn có thể giữ một tâm thuần tịnh trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà và cả trong công việc.

Pháp Luân Đại Pháp mang đến niềm vui và sự an hòa

Khi lần đầu biết đến Pháp Luân Đại Pháp trong Ngày Câu lạc bộ do hội sinh viên tổ chức, Dan vẫn là một sinh viên mới của Đại học Waterloo.

Cậu nhớ rằng trong ngày định mệnh đó, sảnh đợi ở tòa nhà của hiệp hội sinh viên tràn ngập các loại âm thanh nhạc pop và các hình ảnh chói mắt của các câu lạc bộ sinh viên khác nhau. Tuy nhiên, trong khung cảnh náo nhiệt ồn ào kẻ cười người nói ấy, một người đàn ông trong chiếc áo phông màu vàng ngồi đả tọa mà không hề bị can nhiễu, cứ như thể anh ta đang ở trong một thế giới khác.

Vì đang tìm kiếm cái gì đó có thể giúp mình bình tĩnh và điềm đạm, Dan lập tức bị thu hút bởi phong thái tĩnh lặng của người đàn ông đang ngồi đả tọa. Một học viên Pháp Luân Đại Pháp khác nhìn thấy vẻ quan tâm của cậu và đã đưa cho cậu một tờ thông tin về môn tu luyện. Học viên đó cũng nhấn mạnh rằng tất cả các tài liệu hướng dẫn có thể tải miễn phí từ internet.

Dan không thể đợi thêm một ngày nào, và đêm hôm đó cậu đã thử tập các bài công pháp theo các video ở trên mạng. Quá đỗi vui mừng, cậu chìm vào giấc ngủ ngay khi đặt lưng xuống giường. Cậu vẫn hay bị chứng mất ngủ.

Không lâu sau đó, Dan tham gia luyện công hàng ngày ở công viên với một nhóm học viên địa phương. Cậu vẫn nhớ lần đầu tiên khi mà cậu có thể ngồi đả tọa trong một giờ.

Cậu ấy đã kể với chúng tôi cậu đã chịu đựng như thế nào. Khi cảm thấy đau chân, cậu ấy nhắc mình rằng đó là để trả nghiệp và liên tục niệm,

“Khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng” (Chuyển Pháp Luân).

Sau khi một cơn đau như vậy biến mất, cậu ấy cảm thấy rất thoải mái và đã thấm thía hơn những lời giảng của Sư phụ: “Liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Chuyển Pháp Luân)

Khi một cơn đau khác tấn công, cậu ấy tự nhủ phải giữ yên cho đến khi kết thúc. Sự kiên trì của cậu đã được đền đáp. Khi nhạc luyện công kết thúc ở thời điểm sau một tiếng, chân của cậu vẫn bắt chéo. Cậu đã hào hứng đến nỗi nhảy lên cỏ. Cậu cảm thấy tự hào về thành quả của mình và biết rằng mọi thứ đều có thể miễn là mình không bao giờ bỏ cuộc.

Qua việc học các sách Pháp Luân Đại Pháp có hệ thống, Dan ngộ ra rằng mục đích của sinh mệnh là phản bổn quy chân thông qua việc liên tục đề cao tâm tính. Qua thời gian, đầu óc cậu càng thanh tịnh hơn và tâm cậu càng yên bình hơn. Ngoài ra, cậu cảm thấy trí huệ được khai mở quảng đại hơn..

Luôn ghi nhớ trong tâm rằng “Chân – Thiện – Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Chuyển Pháp Luân), Dan thường tự nhắc mình giữ bình tĩnh bất cứ khi nào xúc động, lo lắng, hay cáu giận. Khi đề cao trong tu luyện, cậu rất vui khi nhận thấy rằng mình ngày càng mất ít thời gian hơn để lấy lại bình tĩnh khi gặp phải mâu thuẫn.

Dan từng là đứa con trai ngang bướng, nhưng sau khi trở thành học viên, cậu nỗ lực nhìn nhận mọi việc trên phương diện của cha mình. Dần dần, cậu và bố đã hòa hợp và bắt đầu có một mối quan hệ tốt. Cậu thực sự hòa thuận với các thành viên khác trong gia đình, bạn học và bạn bè.

Được Dan khích lệ, em gái cậu cũng trở thành một học viên và Dan không thể nào vui hơn.

Tâm thuần tịnh giúp tìm thấy niềm đam mê trong thiết kế đồ họa

Toán là một môn học Dan rất thích nhưng lại thấy rối bời khi cậu nhận ra mình không biết làm thế nào để tìm được công việc với kiến thức toán học. Cậu không chắc là mình có nên tiếp tục theo đuổi môn toán cho sự nghiệp của mình hay không.

Trong khi cậu đang ở ngã ba đường không biết chọn lối nào, một công ty truyền thông toàn cầu, có trụ sở tại New York đã nhận cậu vào thực tập trong thời gian một tháng, điều đó đã trở thành một bước ngoặt đối với cậu.

Khóa thực tập yêu cầu Dan thực hiện thiết kế đồ họa cho các quảng cáo và dự án marketing khác nhau. Thoạt nhìn, nó không có chút gì liên quan đến kiến thức toán học của cậu ấy, nhưng Dan không nản lòng, bởi vì cậu biết rằng là một học viên Đại Pháp, cậu nên nỗ lực hết sức trong mọi việc mình làm. Với tâm tĩnh lặng, cậu làm việc chăm chỉ để nâng cao các kỹ năng thiết kế đồ họa.

Từ các quảng cáo một trang đến các dự án quy mô lớn, Dan ngày càng thích thú với thiết kế đồ họa và tự hỏi liệu mình có nên đi theo con đường thiết kế đồ họa này hay không. Còn về tất cả kiến thức toán học mà cậu học được ở trường đại học thì sao?

Khi nghiên cứu nhiều thiết kế đồ họa và các loại hình nghệ thuật khác, cậu vui mừng phát hiện ra mối liên quan giữa toán học và nghệ thuật.

Dan khám phá ra rằng nhiều họa sỹ và các nghệ sỹ vĩ đại thời Phục hưng thực ra là những nhà toán học, đã vận dụng những khái niệm toán học vào sáng tác nghệ thuật. Chẳng hạn, họ dùng hình học để định vị bất kỳ vật nào mà họ muốn vẽ trên vải hay trên giấy. Vì vậy mà những bức phác họa hay tranh vẽ thường là có tỷ lệ hoàn hảo và bắt mắt.

Dan cũng nhận ra rằng thiên nhiên là nhà toán học giỏi tài ba nhất, vì mọi thứ trong tự nhiên, từ vỏ sò và cây cối cho đến những chòm sao, đều có tỷ lệ và bố cục hoàn hảo. Các nghệ sỹ thời cổ đại từ lâu đã kinh ngạc trước vẻ đẹp và sự hài hòa của tạo hóa, vì vậy họ cố gắng có được gợi ý từ tự nhiên khi sáng tạo những kiệt tác của mình. Thật không may, nghệ thuật hiện đại đã đi lệch khỏi truyền thống và mất đi bản chất thực của nó –  sự hài hòa với tự nhiên.

Ngộ ra điều này, Dan không còn lo lắng về môn toán học của mình và biết rằng vẫn có thể vận dụng kiến thức toán học, nhưng theo một cách khác. Sau khi tốt nghiệp, cậu trở thành nhà thiết kế đồ họa toàn thời gian tại công ty mà mình thực tập.

Đề cao tâm tính giúp Dan rèn rũa kỹ năng nghề nghiệp

Một ngày Dan bỗng cảm thấy chán nản với công việc của mình và muốn làm thứ gì đó thú vị hơn. Tuy nhiên, cậu nhanh chóng nhận ra rằng mình rất ích kỷ, và cậu nhắc nhở mình bằng đoạn sau trong bài giảng của Sư phụ:

 “Tôi còn muốn bảo với chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc chính giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (“Phật tính vô lậu” trong Tinh tấn yếu chỉ).

Cậu không còn than phiền về công việc và sau đó tĩnh tâm lại để tập trung vào nó.

Kinh nghiệm của Dan là khi cậu có thể giữ tâm thuần tịnh, cậu ngạc nhiên thấy rằng những sản phẩm mà mình làm ra rất tốt. Cậu nhận ra rằng một tâm thuần tịnh sẽ mang đến nguồn cảm hứng cho bất kỳ việc gì mà cậu định làm. Vì thế mà kỹ năng thiết kế đồ họa của Dan ngày càng tốt hơn.

Đối với Dan, tu luyện Đại Pháp là để đề cao tâm tính và trở về với bản nguyên sinh mệnh. Cậu biết rằng miễn là mình còn tu luyện, cậu luôn có thể đạt tới tầng thứ cao hơn. Rốt cuộc thì “Phật Pháp tinh thâm nhất….” (Chuyển Pháp Luân), và cậu vẫn tiếp tục con đường tu luyện của mình.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/17/喧嚣中的沉静(图)-278224.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/28/141725.html

Đăng ngày 18-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share