Bài viết của một học viên tại Washington, D.C.
[MINH HUỆ 18-07-2013]
Một họa sĩ thiên bẩm
Học viên Pháp Luân Đại Pháp Địch Dương (biệt danh) lớn lên trong một gia đình nghệ sĩ. Cha anh là họa sĩ và giáo viên. Ở trung học, cậu bé Địch Dương đã đam mê hội họa. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, anh thi đỗ trường nghệ thuật hàng đầu trong nước. Tuy nhiên, các lớp học không đủ để thỏa mãn khát khao tìm tòi nghệ thuật của Địch Dương. Tuổi còn trẻ, anh đã bắt đầu dùng thời gian rảnh để đi khắp các con phố lớn nhỏ, bất chấp thời tiết nắng hay mưa, tìm những người rảnh rỗi trên phố và xin vẽ phác họa chân dung họ, hay phác họa nhanh nếu không có đủ thời gian. Việc luyện tập cơ bản một cách thường xuyên này đã giúp Địch Dương thêm tự tin và mở ra viễn cảnh về con đường sáng tạo nghê thuật tương lai của mình.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Địch Dương có một công việc ổn định trong lĩnh vực nghệ thuật. Anh còn có một xưởng vẽ riêng tại nơi làm và bắt đầu chăm chỉ vẽ tranh sơn dầu.
Bị cuốn theo dòng chảy
Do sự tẩy não vô thần của Trung Cộng và chính sách “cải cách mở cửa”, cả xã hội Trung Quốc dường như chỉ tập trung vào tiền. Tiêu chuẩn đạo đức đi xuống và chủ nghĩa vật chất đi lên. Nghệ thuật cũng do những kẻ cực kì biến chất, đạo đức nghệ thuật tha hóa thực hiện. Theo dòng chảy đó, Địch Dương dần dần từ bỏ lối tiếp cận nghệ thuật truyền thống và theo đuổi nghệ thuật mới lạ và trừu tượng. Anh bắt đầu vẽ những bức tranh mà cả anh lẫn người khác không thể hiểu được.
Địch Dương bắt đầu vẽ những bức tranh ngày càng to hơn, lấp đầy bản vẽ với những màu sắc thô kệch và gay gắt, và tô quét một cách tùy ý. Những bức tranh của anh trở nên u ám và kinh dị. Dần dần, tinh thần Địch Dương trở nên không ổn định. Anh nhớ lại khi đó anh cảm thấy như một con chuột mù khổng lồ, ở trong thế giới ngầm không ánh sáng. Khi anh đưa bút vẽ, anh cảm thấy như con chuột đang gặm nhấm mọi thứ nó gặp và xé nát mọi thứ nó đụng đến để thỏa mãn cơn khát máu. Các đồng nghiệp nữ tại nơi làm cũng sợ bước vào phòng vẽ của anh, họ nói rằng nó thật đáng sợ.
Nhưng Địch Dương cảm thấy mình rất thành công. Năm 1994, với sự khuyến khích của bạn bè nghệ sĩ, anh đã bắt đầu chuẩn bị tác phẩm đem đi triển lãm, bao gồm triển lãm tại châu Âu.
Con đường mới
Địch Dương rất may mắn đọc được quyển sách Chuyển Pháp Luân vào năm 1995. Những Pháp lý sâu sắc, rộng lớn đã khiến anh cảm động sâu sắc và anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đo lường hết thảy sự việc và con người. Qua việc học Pháp chuyên sâu, Địch Dương bắt đầu nghĩ lại về quan điểm nghệ thuật của mình. Anh nhận ra rằng cái gọi là “sáng tạo nghệ thuật” dưới quan niệm người thường biến dị không phù hợp với đặc tính và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, mà chỉ là một nơi trú ngụ của ma tính. Anh đã quyết định từ bỏ triển lãm châu Âu cùng tất cả cơ hội tiền tài và danh vọng ở đó. Anh bỏ đi tất cả những tác phẩm của mình, chất đầy một xe tải, trước con mắt ngỡ ngàng và khó hiểu của bạn bè.
Sau đó Địch Dương chỉ dùng bút để phác thảo hình học, và cũng xác lập phương hướng cho các tác phẩm nghệ thuật của mình, hội họa chính thống và tả thực. Bạn bè rất ngạc nhiên khi thấy những phác thảo đơn giản của anh ẩn chứa rất nhiều sức mạnh. Dường như các bức tranh tỏa ra hào quang, bố cục và sắp xếp tối sáng cũng rất đẹp. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Địch Dương từ bỏ những quan niệm suy đồi của mình. Với đạo đức thăng hoa và tư tưởng cảnh giới đề cao, sức khỏe của anh cũng được cải thiện rõ rệt. Anh trở nên cởi mở và khỏe mạnh hơn.
Địch Dương cũng trở thành một phụ đạo viên tình nguyện tại điểm luyện công gần nhà. Anh làm việc nhiệt tình giúp mọi người. Mỗi buổi sáng anh đều mang theo đài và thường đến điểm luyện công sớm nhất. Buổi tối, anh lại tổ chức cho các học viên học Pháp cùng nhau. Anh cũng kêu gọi mọi người kiên trì đả tọa ngoài trời vào mùa đông. Anh rất nghiêm khắc với bản thân, gắng sức sống theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và đối xử với đồng nghiệp, bạn bè và gia đình rất tốt. Nụ cười luôn hiện hữu trên khuôn mặt anh.
Kiên định trong cuộc đàn áp
Tháng 07 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cùng với nguyên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và các học viên Pháp Luân Công. Dù phải chịu bức hại khốc liệt và bị bắt và giam nhiều lần, Địch Dương luôn bước đi kiên định trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Trong giai đoạn bị giam cầm khốc liệt nhất, Địch Dương bị giam tại một nhà tù rất tà ác. Anh đã kiên định từ chối bị “chuyển hóa” hay lao động cưỡng bức. Cuối cùng, lính canh không biết phải làm gì với anh và đã để anh yên. Các tù nhân đều ngưỡng mộ anh và cho rằng anh có cốt khí và là người kiên cường.
Anh đã phải chịu nhiều áp lực trong cuộc bức hại, bao gồm việc những người thân phải lo lắng cho anh. Nhưng khi hồi tưởng lại kinh nghiệm đau khổ trong tù, anh chỉ kể với một nụ cười. Nhà tù một nửa nằm dưới lòng đất, và cửa sổ của phòng giam rất thấp. Để phản đối bị cầm tù phi pháp, Địch Dương đã từ chối lao động cưỡng bức. Thay vào đó, anh ngồi trên giường ngắm mây bay và ruộng rau ngoài cửa sổ thay đổi qua bốn mùa.
Một vài năm sau, khi anh sắp kết thúc hạn tù, hàng ngày lính canh đe dọa rằng họ sẽ nhốt anh trong trung tâm tẩy não sau khi anh ra tù. Họ nói họ sẽ không để anh về nhà vì anh đã từ chối bị “chuyển hóa”. Nhưng tâm của anh rất tĩnh lặng và yên bình.
Vào buổi sáng Địch Dương được thả, các lính canh lại đe dọa. Sáng hôm đó, anh ngồi tĩnh lặng và nhìn ra cửa sổ. Anh không biết sau đó anh sẽ phải đối mặt với điều gì. Anh bỗng nhớ rằng đôi khi có thỏ hoang chạy trên cánh đồng dưới ánh trăng. Anh nghĩ nhìn thấy thỏ hoang một lần nữa sẽ rất tuyệt. Một vài phút sau, một con thỏ hoang từ xa chạy đến cửa sổ phòng giam và leo lên cửa sổ để nhìn anh. Nó nhìn anh một vài phút rồi chạy mất. Lúc đó, nước mắt anh trào ra. Anh nói rằng mấy năm qua, anh chỉ nhìn thấy chúng vào ban đêm, ở cách đó rất xa. Anh chưa từng thấy thỏ vào ban ngày. Anh hiểu rằng Sư phụ đang nói với anh rằng Ngài luôn ở bên cạnh anh, và anh sẽ được an toàn.
Không lâu sau nhà tù thông báo rằng anh có thể đi. Anh bước ra nhà tù và thấy gia đình mình cùng cảnh sát địa phương đang đợi. Địch Dương đường đường chính chính hỏi cảnh sát rằng họ có đưa anh tới trung tâm tẩy não hay không. Viên cảnh sát bối rối và cúi đầu nói: “Không, chúng tôi không có kế hoạch như vậy.”
Cuộc sống của một nghệ sĩ truyền thống
Sau khi về nhà, anh thấy rằng mình đã mất việc làm, nên anh bắt đầu dạy vẽ để kiếm sống. Anh chỉ thu phí tối thiểu từ học sinh, nhưng dạy dỗ rất chu đáo. Anh dạy kĩ năng vẽ cổ truyền cơ bản, và cũng giảng thanh chân tướng về Pháp Luân Công cho học sinh và phụ huynh, và tặng họ tài liệu với thông tin về Pháp Luân Công. Học sinh và phụ huynh rất tin tưởng anh và biết anh là người tốt, tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn.
Vì tài chính hữu hạn, Địch Dương không thể thuê phòng tranh mà dùng căn phòng tồi tàn của mình và những dụng cụ vẽ đơn giản để bắt đầu sáng tạo nghệ thuật trở lại. Sau khi học bài giảng Pháp của Sư phụ: “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật”, anh trở nên quyết tâm hơn khi bước trên con đường hội họa chính thống và tả thực.
Anh đã vẽ một bức tranh ngợi ca sự vĩ đại của Pháp Luân Đại Pháp. Các La Hán và Thiên Vương của phương Đông, các Thần và Thiên Sứ của phương Tây đều được chiếu sáng dưới hào quang của Pháp Luân Đại Pháp. Các đệ tử Đại Pháp ngồi trên tòa sen lớn với đơn thủ lập chưởng để tiêu diệt tà ác và trợ Sư Chính Pháp và cứu độ chúng sinh. Pháp Luân thần thánh đang xoay chuyển tại bụng dưới của mỗi học viên. Ở góc phải bên dưới, Giang Trạch Dân mang diện mạo của một con cóc, bên cạnh là tà linh của ĐCSTQ, con ác long màu đỏ và biểu tượng tà ác của nó bị ánh chớp của Thần đả nhập địa ngục.
Bức tranh đã được một người giàu có ở Trung Quốc đã hiểu rõ chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp mua. Ông rất trân trọng bức tranh và đồng tình với việc miêu tả Giang Trạch Dân trong địa ngục. Ông nói: “Đây là lịch sử. Nó sẽ trở nên rất giá trị trong tương lai.” Ông treo bức tranh ở nhà và nói với Địch Dương rằng sau này ông muốn sưu tầm thêm các tác phẩm mới của anh.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/18/修大法道德升华-艺术创作走正路-272886.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/1/141324.html
Đăng ngày 02-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.