Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 19-07-2013] Mỹ Mãn từng có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi lập gia đình, cô đã không còn tụ tập với bạn bè vì bị trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm con dâu đè nặng lên vai. Một lần, khi gặp lại một người bạn, cô đã bật khóc. “Tôi muốn tự do! Tôi đã trở thành tù nhân trong cuộc hôn nhân này. Tôi sẽ li hôn ngay khi lũ trẻ lớn lên. Tôi sẽ không phụ thuộc vào ai về mặt kinh tế và lấy lại cuộc sống của mình!”

Hiện nay, Mỹ Mãn rất hạnh phúc và hài lòng. Điều gì đã thay đổi? Cô đã không li dị, cô đã trở thành một học viên Pháp Luân Công.

Mỹ Mãn và các con trước khi cô bắt đầu luyện tập Pháp Luân Công

Mỹ Mãn và chồng sau khi cô luyện tập Pháp Luân Công

Một cuộc hôn nhân ràng buộc bởi trách nhiệm và không có tình thương

Sinh ra trong một gia đình khá giả tại Vân Lâm, Đài Loan, Mỹ Mãn sống sung túc và nhận được nhiều tình thương từ cha mẹ và các anh chị em khác. Sau khi tốt nghiệp cấp hai, Mỹ Mãn học tại một trường trung cấp dạy nghề. Sau năm năm đi làm, cảm thấy không đủ khả năng, cô tiếp tục theo học bằng đại học ngắn hạn. Sau đó cô gặp chồng mình và lập gia đình.

Nhưng cuộc sống hôn nhân đã không giống như cô tưởng tượng.

Mỹ Mãn lớn lên và có nhiều kỉ niệm với gia đình. Họ cho cô nhiều tự do cá nhân và sự tôn trọng, chúng rất quan trọng đối với cô. Từ khi kết hôn, cô sống với bố mẹ chồng, bà nội và em trai chồng. Bố mẹ chồng sở hữu một salon làm đẹp và rất bận rộn với việc kinh doanh. Sau khi sinh con đầu lòng, Mỹ Mãn nghỉ việc và ở nhà nuôi con.

Cô chưa từng phải lo lắng chuyện tiền bạc khi ở với cha mẹ, nhưng sau khi kết hôn cô rất chi li về chi tiêu vì cả gia đình dựa vào thu nhập duy nhất của chồng cô.

Khi kết hôn cô chưa từng nấu ăn ngày nào trong đời, nhưng trách nhiệm hôn nhân buộc cô phải nấu ăn cho cả đại gia đình nhà chồng.

“Tôi nấu ăn hầu như suốt cả ngày. Bà nội đã hơn 80 tuổi và phải ăn món nấu riêng. Bà thường bất ngờ muốn ăn và tôi phải nấu bất cứ khi nào bà đói.”

Mỹ Mãn bị nhiễm trùng da ở tay khá nặng, nhưng cô vẫn phải làm mọi việc trong nhà.

Điều khiến cô buồn chính là cách đối xử xa cách và thiếu tôn trọng của gia đình nhà chồng. Theo truyền thống ở Đài Loan, gia đình nhà chồng cho rằng trách nhiệm của cô là nuôi con và làm tất cả việc nhà. Nói cách khác, người ta xem sự hi sinh và đóng góp của cô là đương nhiên. Cô thường bị lãng quên và không có tiếng nói. Họ đối xử với cô một cách khách sáo, và không bao giờ thể hiện tình thương hay sự an ủi. Mặc dù là con dâu trưởng, nhưng cô cảm thấy địa vị của mình hết sức thấp kém.

Theo Mỹ Mãn, điều làm cô đau khổ nhất là việc cô không thể nói chuyện và tâm sự với chồng. Quan niệm về cuộc sống của hai người rất khác biệt. Chồng cô thích ăn và xem TV sau khi đi làm về và không nói chuyện nhiều với cô. Lớn lên trong một gia đình dành nhiều thời gian cho nhau, Mỹ Mãn có ấn tượng rằng gia đình này không hề dành chút thời gian nào cho nhau. Cô bắt đầu bị chứng mất ngủ mà thuốc cũng không trị được.

Cuối cùng, Mỹ Mãn đành cam chịu số phận và quyết định tập trung vào các con, nguồn vui và tình thương duy nhất của cô.

Khi Mỹ Mãn cảm thấy ngày càng cô đơn trong hôn nhân, sức khỏe cô cũng dần xấu đi. Cô bị mắc chứng viêm mũi dị ứng, viêm dạ dày, viêm da bàn tay và mất ngủ trầm trọng. Chứng mất ngủ làm cô mệt mỏi nhất, nó làm cô không còn hứng thú gì trong ngày nữa.

Mỹ Mãn kiệt sức vì phải chăm sóc cho hai đứa con, cả hai đứa đều cần chăm sóc y tế thường xuyên. Con gái cô dễ bị cảm lạnh còn con trai cô sinh ra đã yếu và chảy mồ hôi vào ban đêm. Cô thường phải thức dậy ban đêm để thay áo cho con. Với trách nhiệm chăm sóc cho con và chăm sóc người nhà chồng đè nặng trên vai, Mỹ Mãn đã kiệt sức.

“Tôi không có niềm vui trong cuộc sống,“ Mỹ Mãn hồi tưởng.

Cuối cùng, cô quyết định rằng cô đã chịu đựng gia đình nhà chồng đủ rồi. Với sự giúp đỡ của cha mẹ ruột, cô và chồng mua một căn nhà mới và chuyển ra ngoài sau khi bà nội nhà chồng qua đời. Cô tưởng rằng mình sẽ hạnh phúc khi có không gian riêng, nhưng tính khí cô lại bắt đầu dễ nổi cáu. Như thể sau nhiều năm chịu đựng trong im lặng, giờ cuối cùng cô cũng có tự do cá nhân để thổi bùng lên sự oán hận và tức giận. Cô đã cố không mất bình tĩnh, nhưng cô thường xuyên thấy mình nổi nóng. Không khí trong nhà rất căng thẳng.

Pháp Luân Công đã cứu cuộc hôn nhân của tôi

Chồng của Mỹ Mãn đã thấy tờ rơi Pháp Luân Công ở một cửa hàng và mang nó về nhà vào tháng 07 năm 2002. Mỹ Mãn đọc tờ rơi và tìm trang web Pháp Luân Công trên mạng. Cô rất thích điều mình đọc được về Pháp Luân Công, nên sáng hôm sau cô đã đến một điểm luyện công và xem các học viên luyện các bài công pháp. Chỉ nhìn họ thôi cô cũng cảm thấy yên bình. Cùng ngày, cô đã đến một tiệm sách và mua cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công. Cô rất ấn tượng sau khi đọc chỉ một vài trang.

“Cuốn sách đó thật sự rất phong phú,” Mỹ Mãn nói. “Nó còn thâm sâu hơn tất cả những cuốn sách về tôn giáo và phát triển cá nhân mà tôi đã đọc trong hơn 20 năm qua. Tôi bị thuyết phục hoàn toàn. Tôi đọc ngay sau khi nấu ăn xong vào buổi tối. Tôi chỉ mất ba ngày để đọc xong lần thứ nhất. Lòng tôi đầy niềm vui và hi vọng. Trong kì nghỉ hè tại nhà của cha mẹ ruột, tôi nghĩ về việc có nên bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công hay không. Ngay khi về Đài Bắc, tôi bắt đầu tu luyện và học những bài giảng khác của Pháp Luân Công. Tôi đã tham gia một nhóm luyện công buổi sáng để luyện tập thói quen dậy sớm, nhưng tôi được lợi hơn rất nhiều.”

Không đầy một tuần, chứng viêm da của Mỹ Mãn đã biến mất và chứng mất ngủ không còn. Cô ngủ ngon vào ban đêm và cảm thấy tràn đầy năng lượng suốt cả ngày. Thần sắc, dạ dày và bệnh viêm mũi dị ứng của cô cũng được cải thiện.

“Tôi rất kinh ngạc! Đúng là một phép màu!” Mỹ Mãn nói.

Quan trọng hơn, tính khí của Mỹ Mãn cũng được cải thiện đáng kể khi cô học các bài giảng của Pháp Luân Công nhiều hơn. Cô đã từng luôn phải lo về sức khỏe của các con, nhưng sức khỏe của chúng đã cải thiện ngay khi cô vứt bỏ các chấp trước.

Pháp Luân Công đã giúp tôi vượt qua cuộc khủng hoảng gia đình

Đôi khi con của Mỹ Mãn cũng đọc các sách của Pháp Luân Công cùng với cô. Cô tin rằng con mình là những đứa trẻ ngoan nhờ ảnh hưởng tích cực của các bài giảng Pháp Luân Công. Con gái cô không còn bị cảm lạnh như xưa nữa.

Khi Mỹ Mãn bắt đầu luyện tập, con trai cô chỉ mới lên bảy. Một ngày nọ cháu ngồi đả tọa cùng Mỹ Mãn. Sau khi ngồi được một chút, cháu bắt đầu nôn, nhưng từ đó trở đi không còn bị chảy mồ hôi ban đêm nữa. Giờ cháu đã vào trung học và rất khỏe mạnh.

Chồng của Mỹ Mãn bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột kết hai năm trước. Cô nói: “Thật may tôi là người tu luyện. Tôi rất bình tĩnh và có thể chu cấp cho gia đình vượt qua khó khăn.”

Chồng cô không tu luyện Pháp Luân Công nhưng anh đã vượt qua ba cuộc đại phẫu nhờ sự ủng hộ và chăm sóc của Mỹ Mãn.

“Nếu không tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã không biết phải làm gì. Chồng tôi kiếm tiền nuôi sống gia đình. Tôi có thể đã hoảng lên khi biết thu nhập không còn nữa khi chồng phải chữa chạy. Tôi có thể đã suy sụp và kéo theo cả gia đình. Nhưng tôi tu luyện Pháp Luân Công và làm theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Tôi biết cách xử lý cho đúng ngay cả khi gia đình bị khủng hoảng.”

Mỹ Mãn đã thay mặt chồng liên lạc với gia đình nhà chồng và trung thực kể cho họ nghe về kết quả chẩn đoán.

Sau đó cô liên lạc với nơi chồng làm. “Chúng tôi vẫn ổn nếu các ông muốn tìm ai đó để thay thế chồng tôi,” cô nói với lãnh đạo của chồng như thế.

Mỹ Mãn không thể nghĩ rằng lãnh đạo đã sắp xếp riêng cho chồng cô làm việc từ nhà và vẫn hưởng lương như cũ. Nhờ nhận được thêm tiền thưởng, trong khoảng thời gian điều trị và hồi phục, chồng cô đã có được thu nhập cao nhất từ trước tới giờ.

Mỹ Mãn kiên định như một tảng đá khi chồng cô chữa trị. Cô nói chồng thường xuyên niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” và “Chân – Thiện – Nhẫn hảo” như một cách để giữ bình tĩnh và thư giãn khi đối mặt với thử thách. Ngày xưa anh không hứng thú với Pháp Luân Công, nhưng anh đã bắt đầu tập luyện vào năm 2012 sau khi chứng kiến cách Mỹ Mãn đã hành xử trong thời gian anh phải chữa trị. Họ hạnh phúc hơn và gần gũi nhau hơn nhờ vào Pháp Luân Công.

Mỹ Mãn đã học được từ các bài giảng Pháp Luân Công rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân. Cô không còn nổi giận dù người khác đối xử với cô như thế nào.

“Tôi hướng nội tìm chấp trước. Đó là nền tảng của tu luyện. Tôi cố gắng trở thành người tốt và không bị vướng mắc vào cách hành xử của người khác. Tôi cảm thấy tự do. Tôi cảm thấy hạnh phúc. Tất cả là nhờ tôi đã từ bỏ chấp trước và trở nên nhẫn nại hơn.“

Nhờ có Pháp Luân Công, cuối cùng Mỹ Mãn có thể nói rằng gia đình cô tràn đầy hạnh phúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/7/19/走出云泥两重天(图)-276850.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/15/141562.html

Đăng ngày 13-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share